So sánh tràng và chí phèo năm 2024

                                          

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua... (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)

                      
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
                      
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
                      
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
                      
– Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. – Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
                      
2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo – Ý nghĩa nội dung

  • "Cái lò gạch cũ" vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.
  • Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
                          

– Ý nghĩa nghệ thuật

  • Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn.
  • Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.
                          

3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt – Ý nghĩa nội dung

  • Hình ảnh "đám người đói và lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
  • Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
                          

– Ý nghĩa nghệ thuật

  • Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
  • Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.
                          

4. Về sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện

                      
– Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi. – Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
                              
So sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, bạn đọc mới cảm nhận rõ hết nỗi thống khổ của người nông dân trước Cách mạng trong xã hội thối nát bấy giờ. Để cảm nhận sâu sắc hơn những điều này, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu và so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Chí Phèo (Nam Cao)

Khi tiếp xúc với tác phẩm, có thể nói, bạn đọc chưa kịp day dứt khi thấy Tràng phải lay lắt từng ngày trong cái đói khát và tủi nhục để rồi dẫn đến bờ vực của cái chết trong Vợ nhặt của Kim Lân, thì lại một lần nữa đớn đau khi chứng kiến cảnh Chí Phèo chết ngay trên đường trở về với cuộc đời lương thiện trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Kim Lân là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và đặc biệt là về đề tài nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Chính vì thế, văn phong của ông chân thật, gần gũi khiến người đọc dễ dàng đồng cảm trước nỗi đau của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm Vợ nhặt, được trích trong truyện ngắn Xóm ngụ cư ra đời cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Vợ nhặt không chỉ miêu tả rõ nét nạn đói những năm 1945 mà qua đó khám phá ra vẻ đẹp của khát vọng sống trong mỗi con người ” Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”

Khi so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, tuy cùng miêu tả số phận và nỗi đau của người nông dân trước Cách mạng nhưng hai nhà văn lại hướng ngòi bút vào những khía cạnh khác nhau. Nếu như Kim Lân phác họa lên bức tranh đói khát, nỗi lo cơm áo gạo tiền thì Nam Cao lại tập trung bút lực để xoáy sâu vào bên trong con người, mà cụ thể là sự thèm thuồng lương thiện của Chí Phèo.

Sự mới mẻ trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đã khiến ông trở thành nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc trong giai đoạn 1939-1945. Điều này dễ thấy khi tác phẩm Chí Phèo ra đời đã tạo nên tiếng vang lớn, không chỉ đưa tên tuổi của ông đi lên mà còn góp vào nền văn học Việt Nam một thiên truyện đặc sắc.

So sánh tràng và chí phèo năm 2024

So sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo qua việc phác họa bi kịch cuộc đời nhân vật

Khái quát cuộc sống khốn khổ gắn liền với số phận người nông dân trước cách mạng

Văn học bao giờ cũng là câu chuyện của cuộc đời, bởi nhiệm vụ đầu tiên của nhà văn là vạch ra những khổ đau, những bất công của nhân loại để mà bảo vệ và phản ánh. Chính vì thế mà cả Kim Lân hay Nam Cao đều hướng ngòi bút nhân đạo của mình đến những nỗi đau của con người, mà đặc biệt là người nông dân trước cách mạng.

Cả hai nhà văn đã vạch nên một xã hội với đầy những bất công ngang trái, nơi người nông dân phải chịu một lúc nhiều chồng áp bức khiến con người mất đi những nét đẹp vốn có. Khi so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, ta thấy rằng họ phải cùng nhau chịu nỗi đau về mặt vật chất.

Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sáng ngời những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của những con người Việt Nam. Dù bị đẩy đến đường cùng vẫn chứng tỏ mình là một con người lương thiện, dù bị cái đói đeo bám nhưng thì vẫn thể hiện đầy đủ nét đẹp của người Việt Nam khi phải đối diện với cái đói và cái chết.

So sánh tràng và chí phèo năm 2024

Bi kịch nỗi lo cơm áo gạo tiền của thanh niên Tràng

Nhân vật Tràng là một con người với hai phương diện tính cách đối lập như thế khi được sống trong những hoàn cảnh khác nhau “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng”. Hoàn cảnh nạn đói ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và tính cách của anh.

Tràng làm nghề đẩy xe thóc thuê cho Liên đoàn Nhật. Một nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổn định. Tràng sống cùng người mẹ già trong một ngôi nhà “rúm ró” nằm trong một mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, xiêu vẹo, tối tăm, sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già. Khi so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, chúng ta sẽ thấy thương cảm với cái đói cái nghèo cứ mãi đeo bám Tràng.

Trong cái nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, thiếu ăn đến độ phải ăn rễ cây mà sống, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn. Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”.

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của gã lưu manh Chí Phèo

Khi so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, người đọc mới một lần nữa chứng kiến nỗi đau tột cùng của chí. Nam Cao không thể hiện nỗi đau về vật chất mà đi sâu vào bi kịch tinh thần và nhân vật phải chịu đựng. Ngay từ sự ra đời của hắn đã là một nỗi bất hạnh rồi. Chẳng ai biết cha mẹ hắn là ai, nhà văn chỉ để cho ta biết hắn xuất hiện ở một cái lò gạch cũ và lớn lên trong sự cưu mang của dân làng.

Chí bị đẩy vào tù dưới sự nhào nặn của nhà tù thực dân , hắn đã trở thành một con quỷ. Để rồi khi hắn ra tù chẳng ai nhận ra hắn, về hôm trước hôm sau đã thấy hắn ngồi uống rượu với thịt chó không chỉ nhân hình mà nhân tính hắn cũng đã thay đổi. Với khuôn mặt đầy vết sẹo chằng chịt cùng với tiếng chửi bước đi khật khưỡng bản tính tốt đẹp của anh chí ngày xưa đã mất đi thay vào đó là một linh hồn của quỷ. Hắn đã trở thành con người quỷ dữ của cả làng Vũ Đại khiến ai nhìn cũng phải khiếp sợ.

So sánh tràng và chí phèo năm 2024

Khám phá vẻ đẹp tâm hồn của Tràng và Chí Phèo

Tràng khi gặp được người vợ nhặt

Tràng là dân ngụ cư, cuộc sống chịu thiệt thòi. Vì mưu sinh, họ phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Thế nhưng, chỉ với hai lần gặp gỡ người đàn bà xa lạ trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh, Tràng đã sẵn sàng đãi người đàn bà ấy bốn bát bánh đúc, cho không, biếu không Thị mấy cái thúng con,…

Thế thì có nông nổi không? Trong tình cảnh “đến cái thân mình còn lo chưa xong” mà Tràng lại dẫn Thị về nhà, thêm một miệng ăn là thêm một “cơ hội” chết đói.

Một người đàn bà vốn vô tư, hồn nhiên đã thay đổi trở thành một con người chua ngoa liều lĩnh vì cái đói. Đặc biệt cái đói khiến thị nhắm mắt đưa chân theo không một người đàn ông xấu xí, thô kệch. Đi theo không chàng một cách vô điều kiện, không cần treo hỏi cưới xin cũng chẳng cần sính lễ và chỉ từ mấy câu hò bốn bát bánh đúc.

Họ đã trở thành vợ chồng thật đơn giản mà nực cười, nhưng đó là cái cười ra nước mắt. Chàng, thị, bà cụ cho dù bị cái đói đeo bám, cái chết treo lơ lửng trên đầu nhưng họ đã dùng tình thương, tình yêu để sưởi ấm cho nhau.

Họ luôn tin rằng tương lai sẽ tươi sáng, điều đó được thể hiện rõ trong bữa cơm đón nàng dâu mới mặc dù chỉ có cháo loãng và cháo cám chát xít. Nhưng họ vẫn ăn rất vui vẻ họ nói về chuyện nuôi gà về chuyện đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

Kim Lân đã nêu bật lên tình cảnh cùng đường của con người Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Thế nhưng ông không hề có ý định mỉa mai những cái bất thành nhân của con người mà ngược lại ông muốn đề cao phẩm chất cao quý của con người, khát vọng vươn lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của họ.

Thông qua đó tác giả đã lớn tiếng lên án phê phán chế độ thực dân phong kiến và phát xít lúc bấy giờ, bởi vì đã đẩy con người vào con đường cùng.

So sánh tràng và chí phèo năm 2024

Chí Phèo được đánh thức bằng hơi ấm của bát cháo hành từ Thị Nở

Từ khi gặp Thị Nở, lần đầu tiên Chí cảm nhận được hơi thở cuộc sống, nghe thấy tiếng chim hót và tiếng nói cười để biết rằng mặt trời đã lên cao. Rồi có một cảm giác nôn nao buồn khi nghĩ đến ước mơ của cuộc đời mình “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”.

Một lần nữa, lần đầu tiên Chí biết đến trạng thái tự ý thức, chính bát cháo hành của Thị Nở đã giúp hắn làm được điều đó. Bát cháo là đại diện của tình người – điều mà tưởng chừng như cả cuộc đời này hắn không bao giờ có được. Sự chăm sóc từ đôi bàn tay người phụ nữ, nó thật ấm áp và mới mẻ so với hắn.

Bát cháo hành và cả tình thương của Thị Nở đã đánh thức phần nhân tính trong thân xác một con quỷ dữ như Chí. Có lẽ vì thế mà “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt” Nam Cao gọi nước mắt là hạt châu của con người, nó cứu lấy, nó gột rửa mọi tội lỗi và giữ con người ở lại phần trong sáng của lương tri.

Đỉnh điểm của sự nhận thức trong chí là sự thèm lương thiện. Tại sao một thứ luôn tồn tại sẵn bên trong mỗi con người nhưng khiến Chí phải thèm. Bởi mọi người không công nhận hắn, gạt bỏ sự tồn tại của hắn. Giọng văn Nam Cao còn khiến người đọc tức tưởi hơn khi chứng kiến cảnh Chí chết giữa đường tìm về với sự lương thiện bởi cái nhìn đay nghiến của con người bấy giờ đại diện qua nhân vật bà cô.

So sánh tràng và chí phèo năm 2024

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua hai tác phẩm

Khi so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, người đọc mới cảm nhận hết nỗi đau số phận của người nông dân trong thời đại bấy giờ. Nếu không là một cuộc sống đói khát đến chết trong Vợ nhặt thì kinh khủng hơn đó là những định kiến của xã hội khô khốc và lạnh lùng ấy đã làm biến dạng một nhân cách con người trong Chí Phèo.

So sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, sở dĩ có sự khác biệt về cách nhìn và cách thể hiện khi viết về những người nông dân trong “Chí Phèo” và “Vợ Nhặt” vì tác phẩm “Chí Phèo” viết trước cách mạng, khi đó nhà văn chưa nhìn thấy được ánh sáng của Đảng, sự bế tắc của tác phẩm cũng chính là sự bế tắc chung của nhiều tác phẩm khác như “tắt đèn”, “bước đường cùng” còn đến với “vợ nhặt” tác phẩm được viết sau cách mạng nhà văn đã nhìn thấy ánh sáng của Đảng nên ông đã mở đường cho nhân vật của mình. Bởi ông hiểu rằng muốn có cuộc sống hạnh phúc tự do, con người phải đến với ngày hội quần chúng phải cứu mình trước khi trời cứu.

Qua bài viết so sánh nhân vật Tràng và Chí phèo, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nỗi đau số phận của người nông dân trong xã hội bấy giờ. Để từ đó bạn đọc được đồng cảm và khám phá vẻ đẹp tiềm tàng trong họ. Nếu có đóng góp hoặc thắc mắc về bài viết so sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình cùng nhau thảo luận nhé!