So sánh tương quan kinh tế việt nam và indonesia năm 2024

So sánh tương quan kinh tế việt nam và indonesia năm 2024

Theo Nikkei, GDP của Indonesia đã tăng trưởng 5,31% vào năm 2022, khi chính phủ nới lỏng các hạn chế về Covid-19 và các doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Dữ liệu của Chính phủ nước này cho thấy, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hiện đã quay trở lại con đường tăng trưởng kinh tế trước đại dịch.

Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 ghi nhận cao nhất trong 9 năm qua, năm 2021, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,69%. Tổng thống Indonesia Joko Widodo trước đó, đã dự báo mức tăng trưởng năm 2022 khoảng 5,2% đến 5,3%.

Mức tiêu dùng hàng năm của hộ gia đình đã tăng 4,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tiêu dùng này chiếm hơn một nửa GDP của Indonesia. Sau khi xác nhận các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày đã giảm, Chính phủ quốc gia này đã dỡ bỏ các hạn chế, điều này thúc đẩy tiêu dùng của các hộ gia đình.

Ông Margo Yuwono, người đứng đầu Cục Thống kê Indonesia chia sẻ: “Tăng trưởng GDP được thúc đẩy nhờ tiêu dùng của hộ gia đình”. Ông nói thêm: “Thu nhập cải thiện đã thúc đẩy tiêu dùng trong các lĩnh vực như vận tải, thông tin liên lạc và nhà hàng, khách sạn”.

Ngân hàng Trung ương Indonesia, cũng đã đưa ra mức dự báo mức tăng trưởng năm 2023 từ 4,5% đến 5,3%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tháng 1 cũng dự báo rằng nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 4,8% vào năm 2023.

Trước đó, GDP của Philippines cũng ghi nhận tăng trưởng 7,6% trong năm 2022 . Mức tăng trưởng này vượt qua mục tiêu của Chính phủ nhờ tiêu dùng trong nước vẫn ổn định mặc dù lạm phát tăng cao.

Bộ trưởng Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia, ông Arsenio Balisacan nói: "Sự tăng trưởng nhu cầu trong nước được thúc đẩy nhờ sự mở rộng trong các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, ngoài ra, sản xuất ở hầu hết các tiểu ngành đã trở lại mức trước đại dịch".

Dịch vụ lưu trú và ăn uống ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất với 31,8%, sau khi Chính phủ mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế và dỡ bỏ các hạn chế trong thời kỳ đại dịch.

Về lạm phát, ông Balisacan cho biết: “Lạm phát cao hiện nay sẽ tác động đến quý 1 và quý 2/2023; đó là lý do tại sao chúng tôi đã giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2023 xuống còn 6% đến 7%".

Lạm phát của Philippines trong tháng 12 đã nhanh chóng đạt mức cao nhất trong 14 năm là 8,1%, đưa mức trung bình cả năm ở mức 5,8%.

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, nhờ dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch COVID-19, GDP của Singapore đã tăng trưởng 3,8% trong năm 2022.

Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2022 của Singapore thấp hơn so với con số tăng trưởng 7,6% của năm 2021. Lý do bởi Singapore đã chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc trở nên suy yếu.

Năm ngoái, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch COVID-19 gây ra, mang lại lợi ích cho các lĩnh vực liên quan đến hàng không và du lịch. Tuy nhiên, giá năng lượng và lương thực tăng nhanh đã khiến Ngân hàng trung ương Singapore phải thực hiện một loạt các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Với những cơn gió ngược đang hình thành như nhu cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu, đặc biệt là đối với hàng điện tử và những lo ngại về khả năng suy thoái ở các nền kinh tế tiên tiến, các chuyên gia dự đoán tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ chậm lại trong năm 2023, ở mức từ 0,5% - 2,5%.

Cuối năm 2022, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2022 và cả năm 2022 của Tổng cục Thống kê chỉ ra rằng, GDP năm 2022 của Việt Nam ước tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Tính riêng quý IV/2022, GDP của Việt Nam ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1955 đến nay, quan hệ Việt Nam-Indonesia vẫn luôn phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.

Indonesia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực; trong đó, hợp tác kinh tế đang có những bước tiến lớn. Hơn nữa, hai nước đều là những thành viên tích cực trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), luôn hợp tác để đóng góp cho sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta từ 4-7/9 hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác, sớm đưa thương mại song phương vượt 15 tỷ USD và theo hướng cân bằng.

So sánh tương quan kinh tế việt nam và indonesia năm 2024
Việt Nam là nhà cung cấp uy tín, chất lượng cao nhiều mặt hàng cho thị trường Indonesia như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dệt may

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Indonesia thời gian qua ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ. Việt Nam và Indonesia đều là hai nền kinh tế có nhiều tiềm lực, đang trỗi dậy, đang phát triển nhanh chóng.

Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ nhất trong ASEAN và cũng là thị trường lớn nhất ASEAN với hơn 270 triệu người tiêu dùng; trong đó, tầng lớp trung lưu có quy mô ngày càng tăng.

Hơn nữa, đây cũng là thị trường còn nhiều dư địa cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang là thị trường có nhiều tiềm năng để Indonesia thúc đẩy hợp tác cả về thương mại và đầu tư.

Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, kim ngạch thương mại giữa hai nước cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Nếu như năm 2013, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 4,8 tỷ USD nhưng sau 10 năm, kim ngạch đã tăng gần 3 lần, đạt 14,1 tỷ USD vào năm 2022.

Tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 4,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022.

Dự kiến, năm 2023 kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia có thể đạt hoặc vượt mức 15 tỷ USD.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia tại Đông Nam Á.

Đáng lưu ý, Việt Nam là nhà cung cấp có uy tín, chất lượng nhiều sản phẩm cho thị trường Indonesia như gạo, càphê, cao su, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, vật liệu xậy dựng, sản phẩm nhựa...

Mặt khác, nhiều mặt hàng thế mạnh của Indonesia như than đá, linh kiện phụ tùng ô tô, dầu cọ, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất, kim loại thường… cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhập khẩu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh hợp tác song phương, hai nước cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ông Phạm Thế Cường-Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết chỉ trong 4 tháng năm 2023 xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia thu về 149 triệu USD, tăng đột biến 2.514% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh việc nhập khẩu gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác.

Với 275 triệu người, Indonesia có dân số đông thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.

Thực phẩm và đồ uống nhập khẩu của Indonesia tập trung vào nhóm sản phẩm từ sữa, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, đồ uống có đường 120 triệu USD, bánh kẹo 75 triệu USD, ngũ cốc 541 triệu USD, nhóm rau củ quả chế biến đạt 222 triệu USD.

Theo ông Phạm Thế Cường, nhóm hàng hiện đang xuất khẩu, một số nhóm hàng Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang Indonesia như phở, bún, mỳ ăn liền, sủi cảo, há cảo đông lạnh nhân thuỷ sản, thịt bò.

Về hoa quả đóng hộp có vải, nhãn, Indonesia không có lợi thế so sánh nhóm hàng này trong khi chưa mở cửa với quả vải và nhãn tươi của Việt Nam. Ngoài ra, còn có sữa và sản phẩm từ sữa, mật ong, cà phê uống liền, nước chanh leo.

Để thuận lợi trong xúc tiến quảng bá sản phẩm, ông Phạm Thế Cường cho hay với đa số dân số theo đạo Hồi, Indonesia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ Halal lớn nhất thế giới. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia.

Nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia sẽ tổ chức gian hàng tại một số hội chợ lớn tổ chức ở nước sở tại; thường xuyên tổ chức toạ đàm kết nối giao thương online đến nhà nhập khẩu lớn của Indonesia.

Trong danh mục 21 nhóm hàng dự kiến đưa vào nhóm hàng cấm xuất khẩu có một số nhóm hàng liên quan ảnh hưởng đến Việt Nam trên thị trường như than, tôm, thuỷ sản, cua, rong biển, gỗ xẻ…

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM 55), Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan chia sẻ Indonesia luôn nhìn nhận Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của Indonsia trong khu vực Đông Nam Á.

Để quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển, Bộ trưởng Hassan đề nghị Việt Nam xem xét, sớm nối lại hoạt động trao đổi đoàn, nhất là cơ chế hợp tác, diễn đàn thường niên giữa Bộ Thương mại Indonesia và Bộ Công Thương Việt Nam đã bị tạm ngừng từ nhiều năm nay.

Hơn nữa, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm về nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu thủy sản, hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp và Indonesia mong muốn học hỏi kinh nghiệm.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất ôtô lớn của nước ngoài gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đã và đang đầu tư và sản xuất xe điện tại Indonesia. Tuy nhiên, Indonesia được biết đã có một số doanh nghiệp Việt Nam mở nhà máy sản xuất ô tô tại Hoa Kỳ.

Do đó, Indonesia mong muốn và kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Indonesia phát triển ngành công nghiệp ôtô điện.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh đề xuất của Bộ trưởng Hassan về việc sớm nối lại cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin, diễn đàn thường niên giữa hai Bộ, vốn đã bị gián đoạn trong 2 năm gần đây do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây là hoạt động cần thiết để hai bên có thể kịp thời chia sẻ, cập nhật tình hình hợp tác và tháo gỡ vướng mắc phát sinh, tồn đọng trong quan hệ hợp tác thương mại.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ trưởng Hasan trao đổi, vận động doanh nghiệp thủy sản của Indonesia tham dự hoạt động hội chợ, xúc tiến thương mại, diễn đàn doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam để kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Để quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất Indonesia tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu ổn định than và dầu cọ thô để đảm bảo an ninh năng lượng và sự ổn định cho ngành sản xuất trong nước; xem xét ngừng ban hành, áp dụng biện pháp bảo hộ, rào cản thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam luôn đối xử công bằng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Indonesia kinh doanh tại Việt Nam.

Việt Nam vs Indonesia ai giàu hơn?

Quy mô GDP Việt Nam sẽ là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD, đứng sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD, Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD).

Kinh tế Indonesia đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Danh sách GDP 2023.

Khi nào kinh tế Việt Nam vượt Indonesia?

Điều này sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua Đài Loan vào năm 2035 về quy mô và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia. Việt Nam đã sẵn sàng để đạt được vị thế thu nhập trung bình cao hơn vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người đạt 11 nghìn USD vào năm 2035.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Theo sau lần lượt là Đức (4,43 nghìn tỷ USD); Nhật Bản (4,23 nghìn tỷ USD) và Ấn Độ (3,73 nghìn tỷ USD). Với quy mô GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, Việt Nam hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới.