Tác giả đã lựa chọn và chia sẻ với học sinh những nội dung gì qua bài phát biểu

Ngày nay, Ngữ văn không chỉ là môn học kiểm tra kiến thức mà còn để đánh giá lối tư duy, nhìn nhận về cuộc sống của học sinh. Vì vậy mà ngày càng nhiều những đề văn được lấy cảm hứng từ những nhân vật, sự kiện nổi tiếng ngoài đời sống. Đặc biệt, còn có những bài phát biểu của những nhân vật trẻ nổi tiếng khiến học sinh thêm phần thích thú.

Mới đây, trong đề thi giữa học kỳ II, môn Ngữ văn lớp 12 của trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội có trích dẫn từ một bài phát biểu của nhóm nhạc nổi tiếng BTS.

Bài phát biểu của BTS được đưa vào đề thi Ngữ văn 12 [Nguồn: Lạc Sâu Bích]

Bài phát biểu trong phần đọc hiểu 3/10 điểm như sau:

Đôi khi thế giới dường như dừng lại ngay cả khi chúng ta đã sẵn sàng bước đi. Đôi khi có cảm giác như chúng ta đã lạc đường. Đã có lúc chúng tôi cảm thấy như vậy.

Chúng tôi nghe rằng những người ở độ tuổi thiếu niên và độ tuổi đôi mươi ngày nay được gọi là "Thế hệ mất mát vì Covid-19", hàm ý rằng vào thời điểm họ cần nhiều cơ hội và thách thức nhất, họ lại đánh mất lối đi. Nhưng chúng tôi cho rằng người lớn không nhìn thấy con đường của họ không có nghĩa là họ lạc đường.

...Trong không gian trực tuyến, họ tiếp tục gặp gỡ bạn bè theo cách mới, bắt đầu học những điều mới và cố gắng sống lành mạnh hơn. Nhưng họ trông không giống như đang lạc lối, thay vào đó họ đã tìm thấy lòng can đảm mới và đang đương đầu với những thử thách mới.

Chính vì vậy chúng tôi nghĩ rằng thay vì gọi họ là "Thế hệ mất mát" [Lost Generation], cái tên "Thế hệ đón chào" [Welcome Generation] sẽ thích hợp hơn. Bởi lẽ lo sợ sự thay đổi, thế hệ này lại nói Welcome [Lời chào đón] khi họ tiến bước đến tương lai.

Vâng đúng là như vậy. Nếu chúng ta tin tưởng vào các khả năng và hi vọng thì ngay cả khi xảy ra những tình huống nằm ngoài dự đoán, chúng ta vẫn sẽ không lạc lối mà sẵn sàng khám phá một hướng đi mới.

Chúng ta không phải lúc nào cũng đưa ra được những lựa chọn hoàn hảo, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì được. Đó chính là điều mà chúng tôi suy nghĩ.

[Trích bài phát biểu của nhóm BTS "Đừng nhìn nhận là Thế hệ mất mát, hãy gọi đây là thế hệ đón chào" tại kỳ họp thứ 76 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, 20/9/2019. Nguồn: Snowie, 21/9/2021].

BTS tại kỳ họp thứ 76 Đại Hội đồng Liên hợp quốc

Đề bài đưa ra 4 yêu cầu với học sinh, đó là: Xác định phương thức biểu đạt chính; Theo tác giả, cách gọi những người ở độ tuổi thiếu niên và độ tuổi đôi mươi ngày nay là "Thế hệ mất mát vì Covid-19" chứa hàm ý gì?; Vì sao nhóm BTS lại muốn thay đổi cách gọi "Thế hệ mất mát" thành "Thế hệ đón chào"?; Và chia sẻ điều học sinh học hỏi được từ thời gian "đương đầu" với Đại dịch Covid-19 trong khoảng 7 dòng.

Nhìn vào đoạn trích, có thể thấy đây là một dạng đề mở, vừa để kiểm tra kiến thức đã học, vừa khai thác khả năng tư duy, nhìn nhận thời cuộc của học sinh. Bên cạnh đó, từ đề bài học sinh cần liên hệ với thực tế cuộc sống và đưa ra những nhận định chính xác và khách quan nhất.

Bài phát biểu vô cùng phù hợp với thời buổi dịch bệnh hiện nay, vừa để động viên, vừa góp phần tạo động lực cho thế hệ trẻ. Chính vì thế, khi đề văn được chia sẻ đã nhận được vô số lời khen từ cư dân mạng:

- Với một người mê Văn học và nghị luận như mình ngay từ giây phút nhóm phát biểu bài diễn thuyết thay đổi cách gọi "Thế hệ mất mát" thành "Thế hệ đón chào" thì trong đầu đã mong được ngồi xuống ghế mà phân tích mổ xẻ cái ý đó ra rồi. Thật sự nó mang nhiều tầng ý nghĩa cực kì bao gồm cả việc cổ vũ lẫn dạy giới trẻ cách tự tin đương đầu, biến mọi khó khăn thành cơ hội. Thật sự tự hào vô cùng.

- Không chỉ có bài phát biểu này mà những câu nói của các thành viên BTS cũng cực kỳ truyền cảm hứng và được đưa vào đề thi rất nhiều. Các anh mãi đỉnh!

- Mình rất thích những đề thi như này, vừa cho mình được bày tỏ ý kiến, vừa rèn luyện khả năng thích nghi của mình. Mà cũng phải công nhận bài phát biểu này đỉnh thực sự.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên các câu nói, bài phát biểu của nhóm nhạc BTS được đưa vào đề văn. Trước đó, nhóm nhạc cũng tạo nguồn cảm hứng trong rất nhiều đề thi không chỉ ở Việt Nam mà còn các quốc gia quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Singapore...

Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh của tỉnh Bình Thuận

Đề thi học kì I của trường THPT Chuyên Sơn La

Nguồn: Tổng hợp

//kenh24.vn/bts-xuat-hien-trong-de-thi-ngu-van-lop-12-bai-phat-bieu-khien-netizen-vo-tay-rao-rao-qua-sau-sac-20220305150845868.chn

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

          “Các em học sinh yêu mến,

          Trong cuộc sống của chúng ta có một thứ gọi là tài năng ... Tài năng không phải bẩm sinh đã có. Bẩm sinh chỉ là năng khiếu, là khả năng, là tiềm năng. Năng khiếu và tiềm năng phải qua tôi rèn nghiệt ngã, lâu dài, bền bỉ mới có thể thành tài năng. Ai đó được xem là tài năng là một may mắn, một hạnh đắc, nhưng cũng là một thử thách lớn...Cần nhấn mạnh là tài năngchỉ qua tôi rèn hun đúc đặc biệt mới có...

          Về phía các em, những gì các em có thể làm đầu tiên chưa phải là tiếp thu nhiều kiến thức, nghĩ những điều siêu khó, giải được những bài toán hay, những bài tập mà người khác không giải được, mà cần bồi đắp tình yêu thương. Tình yêu thương với con người nói chung, với cha mẹ, thầy cô và bạn bè, với người xung quanh mình. Tình yêu thương mới là năng lượng vĩnh cửu và trong lành nuôi cho tài năng phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Nó là thứ có thể cho tài năng tỏa rạng chân chính và bền vững, nó tránh cho tài năng khỏi xa vào bi kịch, hay trở thành kẻ ác. Và các em trước hết phải tự ý thức và ứng xử với mình rằng mình là người bình thường. Khiêm nhường, bình dị là chỉ số nhận biết người thực tài...

          Và điều đặc biệt các em cần làm là xác lập tầm nhìn cho mình, cần biết lập chí...Có người lập chí cho việc làm giàu, người lập chí để làm quản lí, hay lãnh đạo, có người lập chí bình dị ở cuộc sống đi làm thuê bình thường để có lương tháng ... Có người lập chí lớn ở chỗ sắp đặt giang sơn đất nước, làm việc lớn lao cho đất nước, cho con người. Người chí hướng nhỏ hẹp sẽ dễ thỏa mãn, người chí lớn sẽ đi xa. Với người có năng lực vừa phải, chí lớn có thể khiến họ tự vượt lên chính mình. Người giỏi, chí lớn sẽ phát huy được năng lực, vươn tới thành tựu lớn và người có tài năng thì chí lớn sẽ thành nghiệp lớn dời non lấp bể ...Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng...

          Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội , nơi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 800 năm, có hai lối đi nhỏ, một mang tên Thành đức, một mang tên Đạt tài. Người xưa đặt vậy là vì mong người học tài đức vẹn toàn. Mong các em vừa thành đạt với ý nghĩa ấy, sống hạnh phúc và bình yên.

          Yêu thương và kì vọng ở các em.”

                    [Trích Bài phát biểu của PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội trong lễ khai giảng tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ngày 5/9/2018]

Câu 1: Tác giả đã lựa chọn và chia sẻ với học sinh những nội dung gì qua bài phát biểu?

Câu 2: Theo anh/chị, “năng  khiếu” và “tài năng” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Chí lớn nhất là đặt ở non sông đất nước rộng lớn, ở cộng đồng”?

Câu 4: Hai lối nhỏ mà người xưa xây dựng ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội có mang tên “Thành đức” và “Đạt tài”, em sẽ chọn “lối đi nào” để vào đời? Vì sao

Video liên quan

Chủ Đề