Tác hại của rượu bia với phụ nữ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.

Phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo không nên sử dụng các loại chất kích thích, đặc biệt là rượu bia vì nó có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi. Vậy rượu bia có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình mang thai. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để bảo vệ thai nhi luôn được khỏe mạnh.

Trong thời gian mang thai, không có bất kỳ số lượng sử dụng rượu hay bia nào được cho là an toàn thậm chí là uống vừa phải (một ly mỗi ngày) cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Mặc dù việc sử dụng lượng rượu bia vừa phải không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như việc sử dụng quá nhiều (nghiện rượu), nhưng một số ảnh hưởng đến thai nhi có thể thấy đó là những em bé có mẹ uống rượu khi mang thai có khả năng gặp vấn đề với việc học tập như chứng khó đọc, khó diễn đạt, gặp khó khăn trong giao tiếp, khả năng tập trung, giải quyết thông tin kém, hoặc khó khăn trong việc xác định hậu quả của các lựa chọn.

Uống nhiều rượu bia là tình trạng sử dụng nhiều hơn 3 ly mỗi lần uống hoặc uống thường xuyên từ 7 lần trở lên trên một tuần. Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc uống nhiều rượu bia trong khi mang thai là gây ra nguy cơ mắc hội chứng suy thai do rượu ở thai nhi, hay còn gọi tắt là FAS. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho em bé của bạn, bao gồm:

  • Các vấn đề về phát triển trí não
  • Chiều cao và cân nặng thấp hơn trung bình
  • Kích thước đầu nhỏ hơn bình thường
  • Đặc điểm khuôn mặt bất thường

Một số lưu ý nếu đang sử dụng rượu bia khi mang thai

Nói chung, các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu bia đều không an toàn cho người đang mang thai. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn, và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.

Trong trường hợp bạn không biết mình đã mang thai mà vẫn sử dụng rượu bia thì tốt nhất thai phụ nên ngừng uống rượu để tránh những tác hại nghiệm trọng đến thai nhi.

Tác hại của rượu bia với phụ nữ

Bạn nên ngừng uống rượu để tránh những tác hại nghiệm trọng đến thai nhi

Dị tật bẩm sinh liên quan đến rượu là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Điều tiên quyết đó là mẹ bầu khi mang thai cần ngưng uống rượu bia. Dừng uống rượu càng sớm thì càng tốt cho thai nhi.

Nếu là người khó cai rượu bia, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc những chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để được tư vấn và giúp đỡ. Trong lần khám thai đầu tiên hoặc bất cứ lúc nào trong suốt thai kỳ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp có thể cung cấp lời khuyên về việc tránh rượu trong khi mang thai.

Tại Vinmec, đối với các thai phụ tham gia chương trình chăm sóc thai sản trọn gói đều sẽ được thăm khám dưới sự theo dõi của các bác sĩ trong suốt quá trình mang thai. Các tác nhân gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi đặc biệt là từ bia rượu cũng sẽ được bác sĩ cảnh báo và đưa ra lời khuyên giúp thai phụ nhận ra nguy cơ ảnh hưởng và biết cách phòng tránh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Uống cafe nhiều có tác hại gì đến khả năng sinh sản không?

Sự thụ tinh diễn ra như thế nào?

XEM THÊM:

Kẻ cướp đi nhan sắc, sức khỏe của phụ nữ

Rượu bia là một chất gây nghiện, nếu uống nhiều lần, uống lâu dài rất dễ bị nghiện. Có hai cơ chế gây nghiện ở rượu, đó là: nghiện về thể chất - tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, hoạt động khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run rẩy tay chân.

Cơ chế nghiện rượu thứ hai là cơ chế nghiện tâm lý. Người sử dụng rượu bia quen với cảnh chiều nào cũng ngồi với bạn bè trong trạng thái lâng lâng, được xả stress và những lo âu, buồn bực sẽ mất hết chỉ còn lại niềm vui. 

Với phái đẹp, nhan sắc là thứ tài sản vô giá khiến họ phải giữ gìn bằng mọi cách. Tuy nhiên, nhiều người đang bị rượu bia dần dần bào mòn nhan sắc mà không hay biết. Rượu là một dạng đồ uống có chất độc, ít giá trị dinh dưỡng và làm cho chức năng gan kém hơn, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, tổn thương tế bào và gây lão hóa làn da. Rượu cũng khiến cơ thể sẽ bị mất nước khá nhanh, da cũng bị mất nước theo và xỉn màu.

Một lượng đường trong rượu phản ứng với insulin, tác động tiêu cực đến tuyến giáp và hormone giới tính, gây mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề về da.

Những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ ngày càng có dấu hiệu gia tăng, độ tuổi người mắc ung thư vú được trẻ hóa. Nếu như trước kia, người mắc ung thư vú thường ở độ tuổi trung niên thì hiện nay, đã có những bệnh nhân mắc ung thư vú ở tuổi 20, 21.

Lối sống hiện đại cùng tác dụng của bia rượu được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống một chai rượu mỗi tuần làm tăng khả năng mắc ung thư vú lên 10%. Sau khi uống vào cơ thể, rượu được chuyển đổi thành acetaldehyd, một hóa chất độc hại có thể gây ung thư bằng cách làm hỏng DNA và ngăn chặn sự tái cấu trúc DNA. Chất cồn cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và nồng độ hormone trong cơ thể  phụ nữ, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú.  

Không chỉ gây các bệnh ung thư, uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Một nghiên cứu tại Đan Mạch cho thấy ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Hơn nữa, một số phụ nữ thấy rằng họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi rượu trong khi rụng trứng hoặc khi họ đang có kinh nguyệt. Điều này là do khi uống rượu, cơ thể mất nhiều thời gian để chuyển hóa rượu, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao hơn. Rượu đã được tìm thấy ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến vô kinh (không có kinh nguyệt) và anovulation (một chu kỳ kinh nguyệt mà không rụng trứng).  

Cũng có bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hấp thụ và chuyển hóa rượu chậm hơn và đều hơn so với những người không sử dụng chúng. 

Uống nhiều rượu trong khi mang thai, dù ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc một loạt các khuyết tật được gọi là rối loạn phổ rượu của thai nhi, trong đó Hội chứng rượu bào thai (FAS) là nghiêm trọng nhất. 

Bằng cách vượt qua hàng rào nhau thai, rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi bằng cách kìm hãm sự phát triển hoặc cân nặng của bào thai, tạo ra sự biến dạng trên khuôn mặt, hoặc làm hỏng cấu trúc của hệ thần kinh trung ương trong quá trình phát triển. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thực thể như đầu nhỏ bất thường, khiếm khuyết phát triển các mô giữa mặt, bất thường tai ngoài nhỏ, mắt nhỏ bất thường, và khuyết tật tim và bộ phận sinh dục. Những người bị rối loạn phổ rượu ở thai nhi cũng đã được phát hiện có tỷ lệ cao các vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nguy cơ cao gặp vấn đề về giấc ngủ.  

Làm gì để hạn chế tác hại của bia rượu?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để giữ gìn sức khỏe, nữ giới không nên dùng quá hai đơn vị rượu bia và nữ không quá một đơn vị mỗi ngày (mỗi đơn vị tương đương một cốc bia hơi, 2/3 chai hay lon bia, 100ml vang hoặc 30ml rượu mạnh 40 độ). 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, bắt buộc phải uống rượu bia, chị em cần lưu ý những vấn đề dinh dưỡng để giảm thiểu tác động của bia rượu đến cơ thể.

Trước khi uống bia rượu, mọi người có thể dùng trước một số món ăn nhẹ như mì, cháo, súp… để làm lớp nền cho đường ruột. Khi rượu vào cơ thể sẽ giảm sự hấp thu cồn trực tiếp, từ đó làm giảm tác hại của rượu bia. Đặc biệt tránh uống rượu cùng với nước ngọt, bởi nó sẽ làm hấp thu lượng cồn vào cơ thể nhanh hơn, uống rượu bia như vậy rất có hại cho cơ thể.

Sau khi uống rượu bia, có thể bổ sung thêm nước để nhanh đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, như uống nước cam, chanh…. giúp bổ sung vitamin C, có tác dụng bất hoạt các gốc tự do gây tổn thương tế bào, đồng thời thay đổi môi trường PH giúp tăng đào thải chất độc khỏi cơ thể.

Ngoài ra, nếu thường xuyên bia rượu, chúng ta cũng nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Tuy nhiên, nên chú ý chọn những sản phẩm từ công ty dược uy tín, có thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo chất lượng.

Uống rượu, bia trong khi mang thai có thể gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã có những quy định quan trọng để bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi tác hại của rượu bia.

        Uống rượu, bia trong khi mang thai có thể gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã có những quy định quan trọng để bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi tác hại của rượu bia. 
 

        Rượu, bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu, việc uống rượu, bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ uống rượu, bia tại bất cứ thời điểm nào lúc mang thai cũng có thể gây hại cho thai nhi. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang cố gắng mang thai thì không nên uống rượu, bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác.

Khi một phụ nữ mang thai uống rượu, bia, một phần rượu sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi. “Bà bầu” uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ “say rượu” vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu, bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
 

        Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders - FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
 

         Ngoài ra, dù không uống nhiều, nhưng phụ nữ mang thai uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ. Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai, nhiều bà mẹ đã tự hại chính đứa con của mình. Khoa học đã chứng minh việc uống rượu, bia trong khi mang thai sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi con phải sống và phát triển trong môi trường có chất cồn, cơ thể non yếu của trẻ sẽ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế đã có rất nhiều trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bia, rượu gây ra.

        Không có một giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong thời gian mang thai của bạn. Đây là nhận định của David Garry, Phó giáo tại Đại học Y khoa Albert Einstein. Ông cũng cho biết uống rượu, bia với bất kỳ liều lượng nào và ở bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai cũng đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
 

        Đó là chưa kể đến việc, bà mẹ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về  thể chất, tinh thần và mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, nếu uống thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động trí não, gây mất tập trung, buồn ngủ, không tỉnh táo… Hệ tiêu hóa cũng gặp rắc rối, gây các bệnh về đường ruột, dạ dày…
 

       Nhiều chị em không biết mình mang thai nên lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu. Câu hỏi đặt ra là như vậy có tác hại gì không? Trong thực tế không có ngưỡng nào là an toàn bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu, bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu thì các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy dừng lại ngay vì bất cứ lý do gì. Còn nếu không biết có thai nên lỡ uống quá nhiều rượu thì các bà mẹ tốt nhất nên gặp bác sỹ để được tư vấn, kiểm tra sàng lọc. Đặc biệt, theo dõi thường xuyên để phát hiện dị tật (nếu có) và xử trí kịp thời. Dị tật bẩm sinh liên quan đến rượu là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng quan trọng nhất, đó là chị em khi mang thai cần dừng ngay việc uống rượu, bia, càng sớm càng tốt cho thai nhi.
 

        Không chỉ phụ nữ sử dụng rượu bia mới bị ảnh hưởng cả mẹ và con, nếu người chồng uống rượu khi vợ mang thai cũng gây những ảnh hưởng nhất định về tâm lý của vợ. Người vợ có thể cảm thấy không thoải mái (bởi mùi rượu, hoặc những hành động khó chịu của chồng khi say rượu…)./.
 

Các triệu chứng của hội chứng nhiễm độc rượu bào thai (FASD)

Tác hại của rượu bia với phụ nữ

 

Do hội chứng này gây ra rất nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần nên các triệu chứng cũng rất đa dạng, từ nhẹ cho tới nặng, bao gồm:

• Đầu nhỏ

• Môi trên mỏng đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ và các bất thường khác trên khuôn mặt

• Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình

• Tăng động, thiếu tập trung; Kém phối hợp vận động

• Chậm phát triển trí tuệ và gặp phải những vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội

• Khả năng đánh giá yếu kém 

• Gặp phải các vấn đề về thị giác, thính giác

• Khuyết tật khả năng học tập và trí tuệ

• Các bệnh tim mạch

• Dị tật tiết niệu

• Dị tật chi và ngón tay, ngón chân

• Dễ thay đổi tâm trạng

Ban quản lý trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng

Admin