Tại sao ăn mặn ở người gia lại gây cao huyết áp

Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt Nam đang tiêu thụ trung bình 9,4g muối/ngày. Chế độ ăn thừa muốicó nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như cácbệnh tim mạch.

Cơ chế gây tăng huyết áp của Natri trong muối như sau:

Thành phần chính của muối ăn là Natri, bình thường nồng độ Natri trong cơ thể luôn ổn định là 9, nên khi ăn nhiều muốilàm tăng áp lực thẩm thấu trong máu,cơ thể sẽ phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Vì thế, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, điều này đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng huyết áp;

Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền về tăng huyết áp, nếuăn nhiều muốisẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gâytích nướctrong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tớităng huyết áp;

Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố gây sang chấn tinh thần [stress] sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin angiotensin, dẫn đến tăng khả năng tái hấp thu Natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tớităng huyết áp;

Ăn nhiều muối trong khi đã bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây tăng huyết áp;

Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với Adrenaline một chất gây tăng huyết áp.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Ăn nhiều muối sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Một số biện pháp hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể:

Giảm dần gia vị khi nấu ăn: dùng gia vị khác như chua, cay hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến để làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm độ mặn;

Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, bơ mặn, xúc xích, thịt nguội,... vì chúng đã sử dụng muối trong quá trình chế biến;

Hạn chế dùng gia vị có muối để chấm trong bữa ăn như nước mắm, tương cà chua, nước sốt pha sẵn,... vì chúng đều chứa muối. Vì vậy, người dùng cần nếm trước hoặc xem lượng muối trên nhãn mác thực phẩm khi sử dụng;

Khi ăn ở các nhà hàng, quán ăn cần kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể;

Thói quen ăn thừa muối gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe. Giảm ăn muối chính là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp,bệnh tim mạchcũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác./.

Lệ Giang [TH]

Video liên quan

Chủ Đề