Tại sao hay mệt mỏi và buồn ngủ

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo điều kiện sinh hoạt và môi trường làm việc thay đổi, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi cho con người. Tuy biểu hiện không nghiêm trọng nhưng đừng quá chủ quan bởi đây có thể là khởi đầu của một số bệnh lý nào đó. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, trong bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ bật mí nguyên nhân gây ra tình trạng này.

1. Như thế nào là chứng mệt mỏi

mệt mỏi là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, khiến cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, không có tinh thần học tập và làm việc.

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác mỏi mệt, nó có thể xuất hiện khi bạn mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn uống kém, làm việc quá sức, hoặc do mắc cảm cúm.

Tuy nhiên, cảm giác mỏi mệt kéo dài liên tục khiến cơ thể mất năng lượng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Mỏi mệt kéo dài có thể là do thói quen sinh hoạt, do tâm lý, hoặc nghiêm trọng hơn là triệu chứng của bệnh lý mà bạn không ngờ tới.

Mỏi mệt kéo dài có thể là do thói quen sinh hoạt, tâm lý hoặc bệnh lý

2. Nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phải chống lại bệnh tật sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Đó là lý do vì sao các triệu chứng nhẹ như cảm cúm cho đến nguy hiểm như ung thư đều khiến cho người bệnh có cảm giác mỏi mệt.

Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác mỏi mệt của cơ thể, cho rằng nó sẽ khỏi khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc áp chế cảm giác này bằng cách sử dụng cà phê hay trà. Song, kết quả là cảm giác này vẫn kéo dài. Để điều trị tình trạng này thì nắm rõ nguyên nhân rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mỏi mệt.

Mỏi mệt là triệu chứng của nhiều bệnh lý

Do thiếu máu

Khi bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy tới các tế bào bị suy giảm, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, kiệt sức và thiếu năng lượng làm việc, học tập. Ngoài ra, bệnh thiếu máu có thể khiến bạn có cảm giác ngủ không yên giấc, ăn không ngon, đau bụng, ù tai, rụng tóc, tay chân lạnh, nhịp tim bất thường.

Bạn cần bổ sung thực phẩm dinh dưỡng có chứa sắt, chế độ ăn uống cân bằng để giảm nguy cơ thiếu máu.

Do mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose trong máu cao. Tiểu đường khiến cho người bệnh mỏi mệt, khát nước nhiều, tiểu tiện thường xuyên, đói, sụt cân, hay cáu gắt và suy giảm thị lực. Trong đó mỏi mệt là triệu chứng đầu tiên và kéo dài nhất.

Do mắc bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất các hormone gọi là thyroxine, giúp điều chỉnh mức năng lượng và kiểm soát trao đổi chất. Khi các hormon tuyến giáp hoạt động không hiệu quả làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi.

Do suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là bệnh lý ít xảy ra hơn so với tuyến giáp, nhưng nó cũng gây cho người bệnh cảm giác mỏi mệt. Đây là tình trạng khi tuyến thượng thận hoạt động không tốt. Ngoài triệu chứng mỏi mệt, suy tuyến thượng thận còn có thể khiến người bệnh giảm cân, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy và tăng sắc tố da.

Do mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm trạng, gây cảm giác buồn bực, mỏi mệt, mất hứng thú kéo dài, làm thay đổi thói quen sinh hoạt và khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết.

Tình trạng mỏi mệt ở người bệnh trầm cảm sẽ kéo dài liên tục, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh rất nguy hiểm, có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Đúng như tên gọi, hội chứng mệt mỏi là một dạng bệnh lý gây mệt mỏi kéo dài ở nhiều mức độ khác nhau, người bệnh thường có cảm giác uể oải. Tình trạng này không hề được cải thiện dù người bệnh đã có một khoảng nghỉ ngơi.

Mỏi mệt khiến người uể oải, khó chịu

Do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ, quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch. Các yếu tố dẫn tới thiếu vitamin B12 có thể là do thuốc tiểu đường, tuổi già, tiêu hóa và chế độ ăn nhiều thực vật.

Thiếu vitamin B12 khiến các cơ quan của cơ thể hoạt động không hiệu quả, làm cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, ủ rũ. Nếu bạn thấy cơ thể mỏi mệt kéo dài, kèm theo các biểu hiện khác như ngứa bàn tay, bàn chân, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực thì có thể bạn đang thiếu vitamin B12 và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Do mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một loại rối loạn của giấc ngủ, khiến người bệnh có giấc ngủ không sâu, chập chờn. Khi tỉnh dậy, có thể sẽ có cảm giác mệt mỏi do não bị đánh thức để thực hiện quá trình hô hấp. Ngưng thở khi ngủ được biểu hiện qua ngáy và có thể dẫn tới cao huyết áp, bệnh tim và nặng hơn là đột quỵ.

Mỏi mệt có thể là do mắc chứng ngưng ngủ

Do mắc bệnh về đường hô hấp

Các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,… cũng sẽ khiến cho cơ thể người bệnh cảm thấy mỏi mệt. Ai cũng có khả năng mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ cao vì hệ miễn dịch kém.

Khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi thường xuyên, đừng nên chủ quan, đó là lúc nên kiểm tra sức khỏe. Các nguyên nhân dẫn đến mỏi mệt có thể do lối sống chưa điều độ, do tâm lý hoặc bệnh lý như trong bài viết đã trình bày. Hãy thay đổi lối sống, tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ngoài ra cảm giác mỏi mệt, kèm theo các triệu chứng ho, khó thở, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh liên quan tới hô hấp, cần được kiểm tra để được điều trị sớm.

Việc trì hoãn kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán tình trạng cơ thể có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình chữa trị. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hô hấp với trình độ cao và sự tận tâm, sẽ đưa ra những kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh lý đường hô hấp gây mệt mỏi. Tìm ra đúng nguyên nhân, sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp.

Đừng chủ quan khi cơ thể mỏi mệt, cần kiểm tra sức khỏe làm rõ nguyên nhân

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về tình trạng này, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900.56.56.56 để được tư vấn miễn phí.

  • Tìm hiểu về các loại thực phẩm chức năng cho phổi

Mêt mỏi là triệu chứng khiến bạn luôn cảm thấy thiếu năng lượng kèm theo đó là tình tình trạng kiệt sức, rã rời hoặc thiếu sinh khí, cơ thể uể oải, thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Mệt mỏi trong người

Một số triệu chứng khác liên quan đến mệt mỏi:

  • Đau tức ngực, khó thở
  • Sụt cân
  • Đau cơ
  • Lo lắng, trầm cảm
  • Nôn, buồn nôn, tiêu chảy

2. Nguyên nhân gây uể oải, buồn ngủ và mệt mỏi, chóng mặt

Nguyên nhân gây nên các triệu chứng uể oải, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt được chia làm 2 nhóm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý.

2.1. Bệnh lý

Hen suyễn:

  • Hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính, bệnh khiến đường hô hấp luôn trong tình trạng viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng làm cản trở lưu thông khí đến phổi. Các triệu chứng hen phế quản như khó thở, lồng ngực căng tức thở gắng sức, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải do không được cung cấp đủ oxy. 
  • Có rất nhiều nguyên nhân hen suyễn trong đó cơ địa chiếm vai trò chính kết hợp với một số yếu tố nguy cơ như: thay đổi thời tiết, người lớn tuổi mắc một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, vi rus, di ứng với một số thực phẩm hoặc dị ứng thuốc,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

  • Hay còn gọi là COPD là bệnh hô hấp gây khó thở do đường thở bị chít hẹp .
  • Bệnh gây viêm, sưng đỏ đường hô hấp, khiến đường hô hấp tang tiết chất nhầy hoặc gây  tổn hại đến các phế nang trong phổi dẫn đến quá trình thải Co2 à hấp thu O2 trở nên khó khăn hơn. Khi đó, triệu chứng của COPD như khó thở, thở khò khè, ho đờm tiến triển ngày càng nặng hơn khiến người bệnh rơi vào trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh,ngực thường xuyên đau tức. 
  • Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường đến từ việc hút và tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên, ô nhiễm môi trường sống hoặc người bệnh mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp từ nhỏ.

Suy tim:

  • Là tình trạng tim không đáp ứng đủ được khối lượng công việc của nó và không bơm đủ máu đi nuôi dưỡng và cung cấp ô xy cho các mô, khiến cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, da xanh xao,…
  • Suy tim thường là do nguyên nhân từ động mạch hoặc từ vấn đề lưu thông máu, ví dụ như bệnh cơ tim do nhiễm trùng, do rượu hoặc do nghiện ma túy. tình trạng tim bị quá tải:
  • Các tình trạng như cao huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận, tiểu đường, dị tật tim bẩm sinh đều có thể gây suy tim.

Thiếu máu:

  • Đây là bệnh lý diễn ra rất âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Hồng cầu trong máu chiếm vai trò chủ đạo trong vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể.
  • Vì vậy, thiếu máu khiến các mô trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng oxy. Dẫn đến tình trạng da xanh xao, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.

Uể oải, mệt mỏi trong người và buồn ngủ, chóng mặt cảnh báo nguy cơ thiếu máu

2.2. Không do bệnh lý

Mang thai:

  • Khi mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi về hormone khiến mẹ gặp phải các triệu chứng liên nhưn nôn, buồn nôn, đau lưng mệt mỏi.
  • Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai.
  • Tất cả các yếu tố trên tạo thêm cho mẹ cảm giác mệt mỏi.

Thiếu ngủ:

  • Ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu của cơ thể . Trong lúc ngủ não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi đồng thời giúp cơ thể tích lũy năng lượng và bài tiết những hormon quan trọng cho hoạt động sống hằng ngày.
  • Chính vì vậy, khi thiếu ngủ cơ thể sẽ luôn bị rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Làm việc căng thẳng kéo dài:

  • Theo các nghiên cứu khoa học, não là bộ phận tiêu tốn năng lượng nhất trong cơ thể. Khi bạn hoạt động căng thẳng kéo dài, các xung thần kinh dẫn truyền đến não liên tục khiến cơ thể hao hụt năng lượng nhanh, đồng thời cơ thể không bù đắp chất dinh dưỡng cũng như chuyển hóa năng lượng kịp thời dẫn đến cơ thể chìm đắm trong tình trạng mệt mỏi, buồn bực thậm chí là mất ngủ, trầm cảm,…
  • Vì vậy, hãy tự giải phóng cơ thể, cho phép mình được nghỉ ngơi một chút sau những ngày dài làm việc.

3. Làm gì khi mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ?

Khi gặp triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải thường xuyên, bạn cần:

3.1. Tìm hiểu nguyên nhân 

Trước hết để giải quyết vấn đề mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ chúng ta cần xác minh chính xác được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đi khám tại các cơ sở uy tín là một trong những công việc đầu tiên các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên làm.

3.2. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng mệt mỏi, uể oải

Như đã đề cập trên, tình trạng mệt mỏi, uể oải bên cạnh việc đến từ các nguyên nhân bệnh lý thì còn đến từ các nguyên nhân như làm việc căng thẳng quá độ, ngủ không đủ giấc,… Vì vậy việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt là rất cần thiết.

- Người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất:

  • Việc không cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể là một trong những lý do khiễn cơ thể mệt mỏi.
  • Vì vậy, trước tiên muốn cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo trong một ngày dài làm việc, các bạn nên tự kiểm soát, tính toán lượng calo mình cần trong ngày để có chế độ ăn hợp lý.
  • Tiếp đó, có thể ăn một số đồ ăn giúp cơ thể được thư giản, giảm stress như: các loại đậu, trà xanh, ngũ cốc nguyên cám,…

Cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi, uể oải

- Tạo thói quen làm việc điều độ:

  • Không nên làm việc quá sức, nên có những khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi để não bộ cũng như cơ thể được thư giãn.
  • Bạn có thể tự tập cho mình có những giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút vào mỗi buổi trưa, sau khi thức dậy cơ thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng dồi dào năng lượng, giảm bớt mệt mỏi, uể oải.

- Tập thể dục điều độ:

  • Theo Reader's Digest, dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi đây chính là lúc bạn cần vận động nhiều hơn.
  • Một nghiên cứu từ Đại học Georgia, Mỹ, cho thấy bạn chỉ cần 20 phút tập thể dục và duy trì 3 lần/tuần, mức năng lượng sẽ tăng lên 20%. Đồng thời, nghiên cứu còn phát hiện tập thể dục tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi tới 65%. 
  • Vì vậy, dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga,…

Cuộc sống ngày càng hối hả, tấp nập, con người thường quay cuồng trong những vòng xoáy của công việc, tiền bạc,… Cho đến khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống không muốn làm gì mới bắt đầu lo lắng tìm nguyên nhân tại sao mình bị như vây? Đôi khi chỉ là yếu tố sinh lý bình thường nhưng nhiều khi cũng đến từ những bệnh lý rất nguy hiểm. Hãy biết tự cân bằng, điều chỉnh lối sống của mình trước khi quá muộn nhé.

Ds. Đỗ Hương

Video liên quan

Chủ Đề