Tại sao lông tay mọc nhiều

Chào bạn,

Lông tay chân dày và dài thường do một số vấn đề về dinh dưỡng, nội tiết, chuyển hóa... có thể sinh lý hoặc bệnh lý. Hầu hết các trường hợp lông tay và chân nhiều ở mức vừa phải thường do đặc điểm di truyền, hoặc do những rối loạn về nội tiết, liên quan đến sự sản sinh quá nhiều hormon nam ở người nữ.

Điều này thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ , chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ. Sử dụng quá nhiều steroid có thể gây rậm lông và chưa có bằng chứng cho thấy có liên quan tới sữa đậu nành. Một số sản phẩm dầu thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và sáng da đồng thời cũng kích thích kích thích lông cơ thể mọc lên nhanh chóng.

Trong trường hợp rậm lông mà có lông ở cơ quan sinh dục mọc lên cả vùng dưới rốn, kèm theo các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, giọng nói khàn và những đặc trưng nam tính khác thì cần phải đi khám chuyên khoa nội tiết và phụ khoa xem có bị mắc bệnh về nội tiết, buồng trứng đa nang, u buồng trứng, u hoặc phì tuyến thượng thận hay không để điều trị kịp thời bạn nhé!

Lông là một phần rất quan trọng trên cơ thể của chúng ta, tùy theo vị trí mọc mà chúng sẽ có một nhiệm vụ nhất định nào đó. Thế nhưng việc mọc lông nhiều hơn so với mức bình thường, đặc biệt tình trạng này còn xuất hiện ở các chị em phụ nữ thì quả thật là một bất hạnh. Vậy tại sao con gái mọc nhiều lông ở tay, chân và cả ria mép ?

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao con gái mọc nhiều lông?

Tại sao lông chân mọc nhiều ở nữ

Có thể với nhiều người thì việc con gái mọc nhiều lông tay, chân và ria mép là một điều gì đó khá bình thường. Thế nhưng chỉ có những ai đã và đang gặp phải vấn đề này mới biết được có những nổi khổ không thể nói nên lời. Tuy không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe, nhưng việc cơ thể xuất hiện những mảng lông dày và rậm rạp sẽ gây mất thẩm mỹ. Và như các bạn đã biết, với các chị em phụ nữ thì ngoại hình là một điều cực kỳ quan trọng.

Các nguyên nhân chính làm lông mọc nhiều

Lông phát triển được là do hormone Progestogen bên trong cơ thể của chúng ta. Thường thì loại hormone này có trong cơ thể nam giới tương đối nhiều, chính vì vậy mà nam giới có râu, lông mày, lông tay và lông chân rất rậm rạp. Thậm có không ít người còn mọc cả lông ngực, một vị trí rất hiếm khi có sự xuất hiện của lông. Ở phụ nữ thì khác, lượng Estrogen thì khá dồi dào, còn lượng hormone progentogen lại rất ít nên họ thường có hàng lông mày thanh mảnh, ngoài nách và bộ phận sinh dục ra thì gần như phụ nữ không hề có lông.

Nếu phụ nữ mọc nhiều lông tay, chân hay ria mép có nghĩa là nội tiết tố trong cơ thể họ đang bị rối loạn, lượng hormone progestogen tiết ra nhiều hơn mức bình thường nên mới xuất hiện tình trạng này.

Bên cạnh đó, còn có không ít nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lông rậm rạp như: Lượng prolactin trong máu tăng cao, sử dụng thuốc nội tiết tố trong một thời gian dài để trị liệu một số vấn đề như Progestogen, steroid, thuốc tránh thai,…

Ngoài những nguyên nhân trên, các nhà khoa học còn cho rằng, khi các công năng nội tiết của một số bộ phận như tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và cả tuyến yên bị tổn thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trung khu thần kinh [ Nơi điều khiển nội tiết tố] gây mất cân bằng nên tình trạng lông mọc nhiều cũng xuất hiện. Không những thế, tình trạng lông mọc nhiều ở phụ nữ còn có thể là do yếu tố di truyền gây ra hay các mao lông quá mẫn cẩm làm cho những sợi lông bị thô cứng.

Một số nguyên nhân khác khiến lông mọc nhiều

Chế độ ăn thuốc nghèo dinh dưỡng, dùng thuốc quá nhiều và một số căn bệnh nhất định cũng có thể khiến lông mọc nhiều bất thường.

Ăn nhiều bánh ngọtCơ thể hấp thu quá nhiều đường và Carbohydrate tinh luyện có trong các loại bánh ngọt có khả năng kích thích nang lông phát triển. Theo các nhà khoa học thì những thực phẩm như bánh quy hay bánh ngọt có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa chúng sẽ giải phóng ra một nguồn năng lượng nhanh hơn bình thường và gây ra hiện tượng kháng Insulin. Trong đó thì tình trạng tăng cân cũng là nguyên nhân chính kháng Insulin phổ biến nhất.

Tình trạng kháng Insulin sẽ làm cơ thể mất dần khả năng tự hạ đường huyết, lúc này cơ thể chúng ta bắt buộc phải sản sinh ra lượng Insulin nhiều hơn để giúp cân bằng lượng đường huyết. Và vấn đề ở đây là lượng Isulin tăng sẽ kích thích những yếu tố tăng trưởng, nó khiến buồng trứng sản sinh lượng Hormone Testosterone [ Hormone nam tính] dư thừa và gây ra tình trạng mọc lông nhiều hơn.

Bệnh đau nang buồng trứng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lông mọc nhiều ở phụ nữ. Những người mắc phải căn bệnh này thường sẽ có chu kỳ rụng trứng không đồng đều, thậm chí có không ít trường hợp không hề rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường hoặc mất kinh nguyệt, từ đó làm giảm khả năng sinh sản và cơ thể xuất hiện mụn trứng cá.

Căn bệnh đa u năng buồng trứng có thể làm xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó hiện tượng hormone nam androgen tăng cao là phổ biến nhất. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ thì cơ thể của họ lại sản ra lượng hormone androgen bình thường, thế nhưng các nang lông lại nhạy cảm với hormone androgen nên cũng làm cho lông mọc nhiều hơn.

Lông mọc nhiều do ảnh hưởng của hormone Steroid: Thuốc Corticosteroid được dùng khá nhiều để điều trị các triệu chứng viêm bên trong cơ thể, đồng thời nó cũng giúp điều trị bệnh hen suyễn hay viêm khớp dạng thấp. Bên trong Cortidcosteriod có chứa một lượng Steriod nhất định, nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì lượng Steriod sẽ tích tụ bên trong cơ thể và dẫn đến hội chứng Cushing. Biểu hiện thường thấy của hội chứng Cushing này là tăng cân, mặt đỏ, sung húp và cả việc lông mọc nhiều ở khắp nơi trên cơ thể.

Nguy cơ mà người sử dụng thuốc Steriod dạng viên nén mắc phải hội chứng Cushing sẽ cao hơn, thậm chí như việc sử dụng Steriod liều cao hay Steroid dạng thoa để điều trị bệnh vảy nến, eczema cũng làm tăng nguy cơ mắc phải triệu chứng Cushing.

Chứng biếng ăn: Theo các nhà nghiên cứu cho biết, những người thường xuyên nhịn ăn hay mắc phải triệu chứng biếng ăn thường sẽ có lượng lông tơ trên cơ thể nhiều hơn mức bình thường. Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa thực sự có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được điều này bởi lông tơ mọc nhiều hơn không hề do tác động của bất kỳ loại hormone nào. Và có một điều quan trọng là lông tơ không hề gây ảnh hưởng quá nhiều về mặt thẩm mỹ nên không đáng để lo ngại.

Lông mọc nhiều vào thời kỳ mãn kinh: Khi ở độ tuổi mãn kinh, lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ có xu hướng giảm dần, do vậy mà lượng hormone testosterone dần trở nên chiếm ưu thế hơn. Chính vì vậy mà cơ thể phụ nữ độ tuổi mãn kinh thường mọc lông nhiều hơn so với thời kỳ tiền mãn kinh. Theo ước tính, có đến hơn 25% phụ nữ trung niên thường xuyên có thói quen tẩy lông trên mặt, ria mép, má, bụng, lưng hay một số khu vực nhạy cảm khác.

Bệnh eczema và bệnh vảy nến: Hai căn bệnh này là nguyên nhân gây ra chứng viêm, chúng không chỉ làm cho lượng máu đến da tăng cao mà còn làm tăng tốc độ tuần hoàn của các tế bào da. Thường thì các tế bào da mới của những người mắc phải bệnh eczema [bệnh chàm] hay vảy nến sẽ được sản sinh sau khoảng 2-6 ngày, thay vì 21-28 ngày như người bình thường. Điều này vô tình làm cho lông mọc nhanh và nhiều hơn.

Các từ khóa liên quan:

  • tại sao con gái mọc nhiều lông
  • tại sao con gái mọc ria mép
  • tại sao con gái mọc râu
  • tại sao con gái lại có nhiều lông chân
  • tại sao lông chân mọc nhiều ở nữ
  • vì sao con gái mọc râu

Tại Sao Con Gái Mọc Nhiều Lông Tay, Chân Và Ria Mép

[Trần Thụy P. - Long An]

Cơ thể mọc nhiều lông, còn gọi là chứng rậm lông, bệnh chiếm khoảng 10%  ở tuổi sinh sản. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, cơ thể mọc nhiều lông là  bệnh do tình trạng cường nội tiết tố sinh dục nam có tên khoa học là Androgen.

Về nguyên nhân, bệnh có thể do tăng tiết androgen tuyến sinh dục, gặp nhiều trong hội chứng buồng trứng đa nang; tăng tiết androgen buồng trứng chức năng; chẹn sinh steroid buồng trứng; các hội chứng đề kháng insulin trong bệnh đái tháo đường; u tân sinh buồng trứng; tăng tiết androgen tuyến thượng thận như tăng năng tuyến thượng thận sớm; tăng tiết androgen thượng thận chức năng; tăng sản thượng thận bẩm sinh; chuyển hóa cortisol bất thường; tân sinh tuyến thượng thận. Ngoài ra, còn gặp trong Hội chứng Cushing; tăng prolactin huyết; bệnh béo phì; do thuốc nội tiết gây rậm lông androgen, do dùng thuốc tránh thai chứa progestin sinh androgen; thuốc gây rậm lông không có androgen như phenytoin, minoxidil, diazoxid; cyclosporin...

Có nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này. Phương pháp cơ học là phương pháp đơn giản nhất: nhổ lông, cạo lông. Phương pháp này hiệu quả tức thời, nhưng sau đó lông sẽ mọc trở lại và mọc ngày càng nhiều hơn. Phương pháp dùng hóa chất: hiệu quả khi rậm lông ở dạng nhẹ, chỉ ở vùng giới hạn, nhưng có thể gây kích thích da. Phương pháp dùng tẩm sáp lấy lông đi. Phương pháp dùng laser cho kết quả rất tốt, làm chậm tăng trưởng lông và có thể có kết quả vĩnh viễn ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này hiện tại giá thành còn cao. Phương pháp dùng thuốc: thuốc có tác dụng lên do tình trạng quá nhiều androgen, làm gián đoạn một hay nhiều bước trong quá trình biểu hiện rậm lông như: ức chế sản xuất androgen thượng thận, buồng trứng; tăng khả năng liên kết androgen của protein liên kết huyết tương; làm suy yếu quá trình chuyển đổi ngoại vi của tiền chất androgen thành androgen hoạt tính; ức chế tác động của androgen ở mức độ mô đích, kết quả làm chậm tăng trưởng lông. Ngày nay thuốc ngừa thai uống là cách điều trị nội tiết ưu tiên cho rậm lông, thuốc có tên thương mại là Dian 35, có hiệu quả 9 - 12 chu kỳ sử dụng, vì là thuốc có dạng nội tiết nên khi sử dụng nhất thiết phải dược chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Video liên quan

Chủ Đề