Tại sao ngáp nhiều mà không ngủ được

Ngáp là một trong những trạng thái bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ngáp nhiều, ngáp liên tục thì bạn cũng cần chú ý đấy nhé bởi rất có thể tình trạng này là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy ngáp nhiều là bệnh gì? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được câu trả lời.

Tại sao bạn lại ngáp? Ngáp nhiều là bệnh gì?

Thông thường, phản xạ ngáp có thể xuất hiện do sự thay đổi sinh lý của cơ thể, ví dụ như:

Thay đổi trạng thái

Ngáp thường được xem là dấu hiệu của buồn ngủ hoặc buồn chán, tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều này lại không đúng. Điển hình như khi bạn ngáp, nhịp tim có thể sẽ tăng lên nhanh chóng, thế nhưng nhịp tim tăng trong trường hợp này lại là dấu hiệu của một cơ thể tỉnh táo hơn là uể oải hay buồn ngủ.

Nhìn chung, ngáp có thể chỉ đơn giản là cách mà cơ thể thay đổi trạng thái nhận thức bao gồm:

  • Khi buồn chán: Nếu bạn ngáp trong khi đang phải thực hiện một công việc nhàm chán thì có thể là dấu hiệu của bộ não chuyển từ mức độ tỉnh táo cao sang mức thấp hơn.
  • Sau khi tập thể dục: Ngáp sau khi thực hiện hoạt động thể thao cường độ cao có thể là dấu hiệu của việc chuyển từ năng lượng cao sang năng lượng thấp trong não.
  • Trước khi đi ngủ: Ngáp cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể của bạn đang chuẩn bị vào giấc ngủ.

Thay đổi vị trí địa lý

Đôi khi việc thay đổi vị trí địa lý cũng khiến cho bạn ngáp nhiều, ví dụ như bạn di chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Áp lực này có thể tích tụ ở trong màng nhĩ và khiến bạn ngáp để nhằm giải phóng nó.

Làm mát não

Trạng thái ngáp có thể làm mát não bằng cách tăng lưu lượng máu ở vùng cổ và mặt. Khi bạn hít lượng không khí lớn và nhịp tim nhanh cũng khiến máu và dịch cơ thể chuyển động nhanh hơn. Toàn bộ quá trình này có thể là cách để hạ nhiệt độ khi bộ não của bạn đang quá nóng.

Nhu cầu hô hấp

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi, từ đó cung cấp oxy vào máu.

Bị "lây" từ người khác

Trong não của con người có các tế bào thần kinh gương [hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu], có thể khiến bạn gây ra các cơn ngáp khi bắt gặp những hình ảnh này từ người khác. Cụ thể là khi bạn thấy một người nào đó ngáp, tế bào thần kinh gương này sẽ bắt chước và tạo hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.

Rối loạn giấc ngủ

Đôi khi, hành động ngáp quá mức của bạn có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc dẫn đến mệt mỏi, từ đó gây nên những cơn ngáp liên tục.

Có thể thấy rằng, ngáp là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra liên tục, đặc biệt là khi xuất hiện kèm một số triệu chứng khác như khó thở, nhịp tim tăng, đau đầu... thì lại là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sau đây:

  • Động kinh
  • Suy gan
  • Khối u trong não
  • Những cơn đau tim
  • Đa xơ cứng
  • Hoặc cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ

Lúc này, bạn cần tới cơ sở y tế hoặc trao đổi trực tiếp với bác sĩ để xác định liệu hiện tượng ngáp nhiều của mình có tiềm ẩn vấn đề nào đối với sức khỏe hay không nhé.

Các cách đối phó với hiện tượng ngáp nhiều

Thở bằng mũi

Kết quả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Evolutionary Psychology cho thấy thở bằng mũi là một trong những cách giúp dập tắt cơn ngáp nhanh nhất và cũng ít có khả năng bị ngáp kiểu dây chuyền nhất. Nếu bạn có những cái ngáp dài, liên tục thì hãy thử cách này để kiểm chứng nhé.

Hít thở sâu

Thiếu oxy có thể là một lý do chủ đạo gây nên hiện tượng ngáp. Trong tình huống này, bạn cần cung cấp cho cơ thể một lượng oxy mới bằng cách hít thở sâu để giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Tránh nhìn vào người đang ngáp

Ngáp có thể bị "lây", vì vậy nếu không muốn bị những cơn ngáp ập tới thì tốt nhất bạn nên tránh nhìn vào những người đang ngáp nhé.

Uống nước

Thiếu nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân dẫn tới những cái ngáp dài. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy thử uống một cốc nước lọc để bù nước xem sao nhé.

Thư giãn

Nếu hành động ngáp là do chán nản, mệt mỏi hay quá nhàm chán với công việc thì cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn hãy rời chỗ làm việc và tham gia vào các hoạt động giúp cải thiện tâm trạng nhé.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được ngáp nhiều là bệnh gì cũng như cách đối phó với tình trạng này. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp bổ não, cải thiện giấc ngủ, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ tới số điện thoại dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Xem thêm:

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Gửi bình luận

Xem thêm: ngáp nhiều là bệnh gì, ngáp, ngáp nhiều

Triệu chứng buồn ngủ mà không ngủ được là một rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến. Mất ngủ kéo dài sẽ cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải và tinh thần bị hao mòn, thể chất suy kiệt nhanh chóng. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và sớm áp dụng phương pháp khắc phục.

Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được có thể là triệu chứng mất ngủ cấp hoặc mất ngủ mãn tính. Đối với triệu chứng mất ngủ cấp tình thì người bệnh bị mất ngủ thời gian ngắn. Ngược lại mất ngủ ngủ mạn tính sẽ xảy ra nếu người bệnh bị nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm… Mất ngủ cấp tính có thể là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách vì nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn tới mất ngủ mãn tính.

Các chuyên gia trong lĩnh vực đã chứng minh hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng là một dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Người bệnh thường ngủ rất ít vào ban đêm và mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày hoặc thậm chí không thể ngủ vào ban ngày. Tình trạng chung của những người suy nhược là xu hướng buồn ngủ khi ngồi làm việc và học tập nhưng khi nằm xuống lại không ngủ được. Việc sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần cũng không đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh.

Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được xảy ra ở mọi đối tượng

Trung bình có đến 10% người trưởng thành mất ngủ mãn tính và hơn 15 % trường hợp bị mất ngủ cấp tính. Mất ngủ mạn tính được liệt vào các bệnh về thần kinh và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nằm trong độ tuổi nào. Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được có những biểu hiện cơ bản sau:

  • Thường xuyên trằn trọc khi đến giờ. 
  • Dễ tỉnh giấc nhưng khó ngủ lại.
  • Ngủ dậy quá sớm và ngủ không yên giấc.
  • Cảm thấy uể oải và mệt mỏi khi thức dậy
  • Không có cảm giác thoả mãn sau khi ngủ
  • Tinh thần lờ đờ, mệt mỏi và kém tỉnh táo vào ban ngày
  • Có cảm giác khó chịu hoặc lo âu không rõ lý do.
  • Không thể chú ý, tập trung hoặc ghi nhớ.
  • Hay bị căng thẳng và đau đầu.

Cảm giác buồn ngủ mà không ngủ được chủ yếu xuất phát từ tâm lý người bệnh, có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ là:

Bao gồm tất cả những rối loạn về tinh thần khiến người bệnh mất ngủ, trong đó những rối loạn chính ảnh hưởng đến giấc ngủ thường gặp:

  • Buồn ngủ mà không ngủ được do hệ thần kinh căng thẳng và làm việc quá mức vào ban ngày.
  • Người bệnh bị trầm cảm thường ngủ muộn và tự động thức dậy vào sáng sớm.
  • Người mắc hội chứng rối loạn lo âu gặp khó khăn trong giai đoạn ru giấc ngủ
  • Mất ngủ hoàn toàn do hệ thần kinh hưng cảm, người bệnh bị hoang tưởng hoặc rơi vào trạng thái lú lẫn
  • Người bị rối loạn chu kỳ thức – ngủ, có xu hướng bị kích động quá khích vào ban đêm.
Sử dụng nhiều thức uống có cồn sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ mà không ngủ được
  • Do thói quen sử dụng đồ điện tử trước khi ngủ khiến não bộ và thị giác bị kích thích.
  • Người bệnh mắc phải các cơn đau cấp vì mãn tính vào ban đêm [bệnh gút, gai cột sống,…]
  • Do lạm dụng chất kích thích như cafe, thuốc lá, cocaine , ma tuý,…
  • Nguyên nhân từ môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng.
  • Uống nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ru ngủ nhưng sẽ giảm thời gian ngủ sâu.
  • Vận động tần suất cao trước khi ngủ gây ra cảm giác buồn ngủ mà không ngủ được.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với toàn bộ các hoạt động và cơ quan trong cơ thể, . Nếu thiếu ngủ thường xuyên cũng sẽ khiến cơ thể bị kiệt quệ và mất năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày. Mất ngủ sẽ làm nghiêm trọng thêm các vấn đề liên quan đến tâm thần [suy nhược thần kinh, lo âu,  trầm cảm hoặc giảm trí nhớ…]. Người có biểu hiện buồn ngủ mà không ngủ được dễ gặp phải các vấn đề sau:

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và tim mạch rất chặt chẽ. Khi diấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến hệ mạch máu và tim hoạt động hết công suất, đó cũng là lý do vfi sao khi trằn trọc người bệnh cảm nhận tim đập nhanh hơn. Đây là cách mà cơ thể phản ứng lại với sự căng thẳng và tiếp diễn liên tục sẽ gây tăng huyết áp. Mất ngủ kéo dài có nguy cơ phát bệnh huyết áp mạn tính cao so với người có giấc ngủ trọn vẹn.

Đời sống tình dục của người bị mất ngủ, khó ngủ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do các hormone và nội tiết tố giảm [đối với nữ giới]. Nam giới có xu hướng  cáu kỉnh, rối loạn tâm lý hơn khi đối mặt với mối quan hệ hôn nhân. Tất cả được lý giải là do hệ thần kinh không sản xuất ra các hormone hạnh lphusc và làm mất cân bằng sinh lý đối với cả nam và nữ giới khi họ bị mất ngủ mạn tính.

Trầm cảm mà bệnh tâm thần phức tạp mà nguyên nhân ban đầu bắt nguồn từ hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được. Vì khi cơ thể không được nghỉ ngơi sẽ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Đa số những trường hợp người bệnh bị hiếu ngủ kinh niên đều mắc bệnh trầm cảm ở giai đoạn nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Mất ngủ kinh niên sẽ làm tăng các hoạt động tại trung tâm cảm xúc của não bộ gây ra rối loạn tâm thần. Đặc biệt nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người hay lo âu và không ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Khi giấc ngủ bị gián đoạn thì não bộ sẽ có rất ít thời gian vào trạng thái REM [giai đoạn ngủ sâu và mơ]. Đây là trạng thái cần có để não bộ và cơ thể  được hồi phục sâu. Nếu không được thư giãn sâu, cơ thể và não bộ sẽ chậm chạp và không hoàn thành tốt việc ghi nhớ. Vì thế mất ngủ mạn sẽ làm mất tập trung, trí nhớ kém và giảm hiệu suất công việc.

Khi buồn ngủ mà không ngủ được thường xuyên sẽ khiến não bộ làm việc quá sức

Hiện tượng mất ngủ mà không ngủ được sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và xúc tác tăng lượng đường trong máu. Người bị mất ngủ có thể bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng nhưng cân nặng vẫn to do chất béo phát sinh. Không ngủ được khiến người bệnh có xu hướng đói và lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh để nhai dẫn đến nguy cơ béo phì.

Mất ngủ kinh niên làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ và các khối u đại trực tràng. Nguyên nhân là do lượng hormone melatonin được sản xuất ra trong khi cơ thể ngủ sâu giúp chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Nếu người bệnh không ngủ đủ giấc thường xuyên, lượng hormone này giảm đi đáng kể và cơ thể không nhận được bảo vệ cần có để chống lại các gốc tự do gây ung thư.

Hầu hết người bệnh đều gặp khó khăn trong việc thư giãn để cơ thể tự ru ngủ. Tùy vào nguyên nhân gây ra mất ngủ mà việc điều trị diễn ra theo trình tự nhất định. Nếu nguyên nhân xác định là do các rối loạn tâm thần, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc và tiến hành các liệu pháp trị liệu tâm lý phù hợp. Ngoài ra cần duy trì lối sống tích cực để giảm stress và áp lực lên não bộ:

  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Người bệnh cần ngủ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu buồn ngủ.
  • Không cố gắng cưỡng lại giấc ngủ vì điều này sẽ gây mất ngủ sau đó.
  • Người có tâm lý yếu không nên đọc sách hoặc xem phim có nội dung nặng nề trước khi ngủ.
  • Ngủ trưa ít và dành thời gian ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
  • Không nên uống nhiều trà, cà phê, hút thuốc hay dùng sô cô la, vitamin C trong buổi tối.
  • Hạn chế ăn đêm, hoặc nếu đói bụng có thể uống sữa ấm để hệ tiêu hoá làm việc nhanh.
  • Massage đầu và thái dương trước khi ngủ để thư giãn.
  • Chú ý không gian phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc ngủ, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc Đông y bí truyền điều trị mất ngủ hiệu quả sau 1 liệu trình

Theo YHCT, hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được là do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập gây nhiễu loạn thần trí, tạng phủ suy giảm, độc tố tích tụ khiến cơ thể suy nhược dẫn tới lo lắng, bồn chồn mà không ngủ được. Đông y điều trị mọi nguyên nhân gây bệnh từ đó làm lành tổn thương thần kinh, dưỡng tâm, an thần, ổn định thần trí giúp dễ ngủ tự nhiên. Đồng thời bồi bổ và tăng cường thể chất.

Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Đông y đặc trị mất ngủ tận gốc Định tâm An thần thang kế thừa từ hàng chục bài thuốc cổ phương quý. Trong đó, bài thuốc Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được xem là trọng tâm. Định tâm An thần thang được VTV2 chương trình Vì sức khỏe người Việt đưa tin là bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả mất ngủ và các bệnh lý liên quan.

VTV2 giới thiệu bài thuốc Định tâm An thần thang:

Bài thuốc tác động đa chiều đến các vấn đề trên cơ thể, thực hiện song song 2 nhiệm vụ vừa điều trị vừa bồi bổ. Trong đó, 2 phép trị trừ tà và phục chính được ứng dụng linh hoạt. Trong đó:

  • Nhóm trừ tà: Loại bỏ toàn bộ ngoại tà gây nhiễu loạn thần trí ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Nhóm thuốc cũng đi sâu vào cơ thể tăng cường – bồi bổ chính khí, ổn định tim mạch, lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu não. 
  • Nhóm phục chính: Tập trung tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, dưỡng tâm, an thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. 
Bài thuốc Định tâm An thần thang và những ưu điểm

Hai nhóm thuốc phối kết hợp tạo tác động kép, trị bệnh hiệu quả, đào sâu tận gốc. Người bệnh sẽ cảm nhận chất lượng giấc ngủ được cải thiện qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Dưỡng tâm, an thần [ 2 – 3 tuần đầu]: Cơ thể nhẹ nhõm hơn, tinh thần thoải mái khi đặt lưng xuống ngủ.
  • Giai đoạn 2 – Ngủ ngon tự nhiên [ 1 – 2 tháng]: Ngũ tạng phục hồi chức năng, tim mạch ổn định, giải quyết 80% tình trạng mất ngủ, người bệnh không tỉnh giấc giữa đêm, những suy nghĩ mông lung cũng không còn. 
  • Giai đoạn 3 – Điều trị ngăn tái phát [ 3 – 5 tháng]: Cơ thể phục hồi toàn diện, ngủ ngon tự nhiên, ngủ sâu giấc, cảm thấy khỏe khoắn sau ngủ dậy. Đồng thời duy trì chất lượng giấc ngủ tự nhiên, không tái phát. 
Định tâm An thần thang và hiệu quả điều trị mất ngủ

Thảo dược ngủ ngon Định tâm An thần thang được gia giảm thành phần phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Bài thuốc cho phép trị rộng, hiệu quả với nhiều chứng bệnh như:

  • Mất ngủ, khó ngủ, buồn ngủ nhưng trằn trọc không ngủ được
  • Rối loạn giấc ngủ, tỉnh dậy nửa đêm
  • Suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn tiền đình,….

Định tâm An thần thang chiết xuất 100% thành phần thảo dược quý, được kiểm nghiệm nghiêm ngặt với nhiều quy trình, đạt chuẩn chất lượng GACP – WHO. 100% người dùng thuốc không gặp tác dụng phụ. 

Chính thức đưa vào trị bệnh từ năm 2016, bài thuốc ngủ ngon của Trung tâm Thuốc dân tộc nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. 

Diễn viên Hương Dung chia sẻ hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang:

Bé Mạch Kim Anh [16 tuổi] ngủ ngon sau khi sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang:

Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Điều cần thiết để cải thiện tình trạng này chính là người bệnh cần ý thức được những hệ luỵ mà mất ngủ gây ra để chủ động đối phó. 

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề