Tại sao ngủ hay há miệng

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà em năm nay 7 tuổi. Bé ngủ có tật há miệng từ nhỏ, cũng hay bị viêm họng hiện nay đỡ rồi, nhưng răng lại bị mủn hết. Em không biết do đâu. Nay lên mạng có đọc là ngủ mở miệng gây sâu răng, hôi miệng, và có trào ngược dạ dày. Em muốn hỏi cải thiện thói quen ngủ há miệng cho trẻ như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi BSCK II Nguyễn Khánh Nam - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Cải thiện thói quen ngủ há miệng cho trẻ như thế nào?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Há miệng khi ngủ là trường hợp hiếm gặp, đôi khi ngủ há miệng kèm theo tiếng ngáy, gây khó chịu, thở miệng có thể dẫn đến khô miệng, hôi miệng, khàn tiếng, thức dậy mệt mỏi, cáu kỉnh,... Nguyên nhân cơ bản thường đường thở mũi bị tắc nghẽn, nguyên nhân bị tắc nghẽn mũi thường do nghẹt mũi do dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh, amidan lớn,... Tình trạng này làm tăng tỷ lệ sâu răng do khi ngủ há miệng, làm tăng tính axit trong miệng và môi trường này có thể ăn mòn men răng, gây sâu răng, có thể gây biến dạng vùng răng hàm mặt, bạn nên đưa con bạn đến phòng khám Răng Hàm Mặt để được thăm khám và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc cải thiện thói quen ngủ há miệng cho trẻ, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

10-03-2016 Hà Phương

Mình có thói quen mở miệng khi ngủ, chả trách thỉnh thoảng mình lại bị viêm họng. Nhưng giờ đây mình đã biết cách khắc phục.

Tác hại của việc ngủ há miệng

Ngủ há miệng khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi mùi và khô miệng. Điều này là do khoang miệng đã mất đi lượng nước bọt có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất axit. Khi axit leo thang trong lúc ngủ, răng sẽ bị sâu và xói mòn. Trong miệng càng ít nước bọt thì vi khuẩn càng tiết ra nhiều axit. Hãy tưởng tượng xem hậu quả sẽ khủng khiếp thế nào khi ngày nào bạn cũng há miệng suốt 8 tiếng trong giấc ngủ. Việc há miệng ngủ cũng tai hại như uống soda trước khi ngủ. 

Há miệng khi ngủ cũng tai hại chẳng khác gì uống nhiều soda.

Theo chuyên trang sức khỏe Patient, thói quen ngủ há miệng có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ và các vấn đề tim mạch. Lúc này, vì cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não trở nên nhạy cảm với tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp. Ngoài ra, khi há miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi mà không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể gây thay đổi mức khí máu, mất ngủ, bị nấm miệng, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Nguyên nhân gây ngủ há miệng

Để ngăn ngừa tình trạng há miệng khi ngủ, bạn phải biết được nguyên do tại sao. Có thể bạn bị sung huyết hoặc viêm xoang, khiến bạn phải há miệng để thở. Đôi khi việc uống một số loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm cũng gây ra tình trạng này.

Hạch ở hai bên cuống họng cũng khiến bạn há miệng khi ngủ. Những yếu tố gây dị ứng trong chăn nệm và không khí cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, việc nằm ngửa khi ngủ cũng tăng nguy cơ ngủ há miệng lên 5-10 lần. 

Tư thế nằm ngửa cũng làm tăng nguy cơ ngủ há miệng.

Chấm dứt tình trạng ngủ há miệng

- Nếu bạn bị sung huyết mũi, hãy đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn các loại thuốc giúp dễ thở vào ban đêm.

- Ngủ kê gối cao để giúp việc thở bằng mũi dễ dàng hơn.

- Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng. 

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực ngủ để giảm thiểu các hạt bụi gây tổn hại đường mũi. Nên giặt chăn đệm trong nước ấm để loại bỏ rệp và tế bào chết. Không nên cho thú cưng ngủ chung phòng. 

- Tập thể dục như yoga, hít thở có thể giúp bạn tập trung vào việc thở bằng mũi. Aerobic cũng giúp phổi và tim mạch hoạt động tốt hơn. Hãy cố gắng không mở miệng trừ lúc ăn uống và giao tiếp, luôn nhắc bản thân phải thở bằng mũi. 

- Đến gặp trao đổi với trao đổi về tình trạng của bạn để bác sĩ có biện pháp đưa ra cách điểu trị kịp thời cho bạn ngay nhé

Việc ngủ há miệng là một vấn đề cũng của khá là nhiều người, tuy nhiên cần xem những biện pháp để điều trị hoặc tạo các thói quen tốt tránh há miệng khi ngủ có thể làm ảnh hưởng người khác và còn làm xấu sức khỏe bản thân.

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/lam-sao-cham-dut-thoi-xau-ha-mieng-khi-ngu-16542.html

Tin liên quan

1. Trẻ ngủ mở miệng có nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh hầu như luôn luôn thở bằng mũi, vì cơ thể trẻ chưa hình thành phản xạ thở bằng miệng khi ngủ. Lý do duy nhất khiến trẻ thở bằng miệng là đường mũi bị tắc nghẽn.

Đây thường là phản ứng xảy ra đối với tình trạng tắc nghẽn đường thở trên của con bạn. Nguyên nhân có thể vô hại như nghẹt mũi hoặc dị ứng. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra một số điều nguy hiểm hơn.

Lượng oxy được hấp thụ khi thở bằng miệng sẽ ít hơn đáng kể so với thở bằng mũi. Mũi cũng giúp lọc vi khuẩn và các chất gây kích ứng mà miệng không thể làm được điều đó.

2. Nguyên nhân khiến trẻ ngủ mở miệng

Dưới đây là một số lý do khiến con bạn có thể thở bằng miệng khi ngủ, bao gồm:

a. Chất nhầy

Nếu mũi của trẻ bị nghẹt, có thể buộc trẻ phải thở bằng miệng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do sốt hoặc một số bệnh dị ứng. Trẻ sơ sinh không thể tự đào thải chất nhầy nên thở bằng miệng là một cơ chế bù đắp.

b. Ngưng thở khi ngủ

Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, tức là đường thở trên của con bạn bị tắc nghẽn khi ngủ. Ở trẻ em, điều này thường là do amidan mở rộng và u tuyến.

Trẻ thở bằng miệng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường hô hấp trên

c. Vách ngăn lệch

Có thể do bất thường ở sụn ngăn cách lỗ mũi của con bạn. Điều này dẫn đến khó thở bằng mũi và thường gặp ở những trẻ có hàm trên hẹp.

d. Thói quen

Đôi khi, trẻ lại hình thành thói quen thở bằng miệng. Điều này có thể xảy ra sau khi bị ốm kéo dài khiến trẻ phải thở bằng miệng.

3. Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ ngủ mở miệng

Thở bằng miệng có thể gây ra hậu quả lớn. Một số khó chịu và các vấn đề đi kèm với thở bằng miệng là:

  • Sưng amidan

  • Ho khan

  • Lưỡi bị viêm

  • Hơi thở hôi

Khi thở bằng miệng, lượng oxy trong máu của con bạn thấp hơn có thể gây ra các vấn đề về tim sau này. Ngoài ra, việc không ngủ ngon ở những đứa trẻ thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng theo nhiều khía cạnh khác nhau.

4. Phương pháp điều trị trẻ ngủ mở miệng

Nếu con bạn tiếp tục khó thở bằng mũi khi ngủ, có lẽ đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn loại trừ mọi tắc nghẽn đường thở của trẻ. Bạn có thể sử dụng những cách sau để giảm nghẹt mũi tại nhà như:

Máy tạo độ ẩm: Thêm độ ẩm vào không khí có thể giúp giảm nghẹt mũi. Máy tạo ẩm phun sương thích hợp cho trẻ sơ sinh. Bạn cũng có thể tắm nước nóng để tạo hơi nước và ngồi cùng bé trong phòng tắm một lúc.

Ống xilanh: bạn có thể hút chất nhầy ra khỏi mũi của con bạn bằng ống xilanh. Cẩn thận và nhẹ nhàng để bạn không làm tổn thương mũi của con.

Rửa nước muối: Xịt một ít dung dịch nước muối có thể giúp làm loãng chất nhầy trước khi hút ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngủ ngáy và khụt khịt ở trẻ nhỏ.

Bình Phương - Theo alobacsi.com

Video liên quan

Chủ Đề