Tại sao phải giúp đỡ người khác

Những niềm vui khi được chúng ta giúp đỡ. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, không những chúng ta thấy vui mà tất cả mọi người thấy vui. Trong thực tế, có nhiều người không tốt, muốn dìm người khác xuống; nhưng cũng không ít người mong muốn giúp đỡ người khác, những người có hoàn cảnh khó khăn một cách thực tâm. Đôi khi, chỉ vì gặp một số người không tốt, ta lại vội quy kết rằng cả xã hội này chẳng có ai tốt, bởi những điều tốt khiến ta dễ quên, còn những điều xấu lại làm ta nhớ lâu.

Lời chia sẻ

Trong cuộc sống, đôi khi ta không dám tin tưởng vào người khác, bởi với nhiều người ngay cả bản thân mình còn không tin tưởng được; thì làm sao dám đặt niềm tin vào ai. Trong thực tế, có nhiều người không tốt, muốn dìm người khác xuống; nhưng cũng không ít người mong muốn giúp đỡ người khác, những người có hoàn cảnh khó khăn một cách thực tâm. Đôi khi, chỉ vì gặp một số người không tốt, ta lại vội quy kết rằng cả xã hội này chẳng có ai tốt, bởi những điều tốt khiến ta dễ quên, còn những điều xấu lại làm ta nhớ lâu. Cuộc sống là vậy, không chỉ một hai người mà có rất nhiều người có những suy nghĩ chỉ thế. Thực ra, người tốt, việc tốt vẫn luôn tồn tại, tồn tại ở khắp mọi nơi và sự giúp đỡ thì thường mang lại cho những người xung quanh những giá trị tích cực. Thể hiện lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình là cách để nhiều việc tốt hơn được làm.

1. Tạo ra niềm vui

Bạn có tin rằng mỗi lần làm được việc tốt, không chỉ có người được giúp có niềm vui mà cả người giúp cũng vui không, thậm chí là những người xung quanh cũng thấy vui nữa

Một buổi sáng, lên xe bus đi làm, bạn thấy anh bán vé xe bus dắt 1 bà cụ xuống xe, rồi lần lượt xách hộ bà mấy cái túi xuống, sau đó chiếc xe mới chuyển động, tiếp tục hành trình của mình, anh bán vé cũng quay lại với công việc. Bạn chỉ quan sát thôi, nhưng tự nhiên bạn mỉm cười, rồi thấy rằng ngày hôm nay thật đẹp. Hóa ra, người tốt vẫn ở khắp mọi nơi, giúp nhau từ những điều nhỏ nhặt như vậy. Hẳn bà cụ cũng cảm thấy vui vì nhận được sự giúp đỡ, và anh bán vé cũng cảm thấy vui vì làm được một điều gì đó có ích.

Một buổi chiều tan làm, bạn uể oải xuống nhà xe để lấy xe về nhà, nhưng loay hoay mãi chẳng dắt được xe ra bởi xe dựng xung quanh quá nhiều. Thế là một bạn bên cạnh giúp bạn dẹp gọn những chiếc xe khác sang một bên, và cùng bạn đẩy xe của bạn ra, thế là tự nhiên bao mệt mỏi vơi dần đi, lòng cảm thấy hạnh phúc đến lạ.

Hay chỉ là lúc bạn đi chợ về, có một bạn hỏi đường đi đến chỗ này chỗ kia, bạn biết, chỉ cho người ta đi xong bản thân bạn cũng thấy nhẹ nhàng, bạn mỉm cười và thầm nghĩ đã có lúc mình cũng như vậy khi đến một nơi xa lạ.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Mỗi lần làm điều tốt, ta thường không nghĩ đến việc người khác biết ơn, trả ơn trả ơn lại cho mình; nhưng khi nhận được lời cảm ơn từ người khác cũng khiến bạn thấy vui, và những việc mình làm là xứng đáng. Vậy nên, mỗi lần nhận được sự giúp đỡ từ người khác, bạn hãy thể hiện sự biết ơn với họ, đôi khi chỉ cần là một lời cảm ơn, một nụ cười hay một cái gật đầu.

2. Gắn chặt mối quan hệ

Con người ta không thể sống hoặc có một cuộc sống trọn vẹn khi không có sự liên kết với những người xung quanh. Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, cần giúp đỡ là một cách để ta bồi dưỡng nhân cách của mình và tương tác với những người xung quanh.

Trong thực tế, có nhiều người trở thành bạn thân, bạn tri kỉ sau những lần giúp đỡ nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Bởi, lúc khó khăn có thể hiểu nhau, ở bên nhau; thì những lúc vui vẻ ta cũng muốn ở bên cạnh họ, chia sẻ niềm vui với họ.

3. Suy nghĩ tích cực

Những suy nghĩ tích cực cũng giống như niềm vui được chia sẻ ở trên, nó xuất hiện ở người nhận được giúp đỡ, người giúp đỡ người khác và những người biết đến sự giúp đỡ ấy.

Trên đời này, mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau, có nghĩa là chúng ta không đơn độc. Có nghĩa là mình cứ cố gắng giúp đỡ người khác, thì một lúc nào đấy, mình gặp khó khăn, bế tắc, cần người giúp đỡ cũng sẽ có người sẵn sàng giúp đỡ mình. Rất nhiều người tin vào luật nhân quả, thế nên nếu bạn mong người khác đối xử với mình như thế nào thì hãy đối xử  với những người xung quanh như vậy.

Đến lúc đó, bạn sẽ an tâm, bình thản để sống. Khi bạn suy nghĩ tích cực, bạn sẽ có động lực hoàn thành tốt những vấn đề trong cuộc sống của bạn, từ đó bạn có cơ hội để giúp đỡ nhiều người hơn. Như vậy, thế giới mà bạn sống sẽ luôn tràn ngập tình yêu thương, đó là xã hội lý tưởng mà chúng ta hướng đến.

Giúp người và được người giúp là những điều xảy ra trong cuộc sống, giúp ta có một cuộc đời vui vẻ, ý nghĩa, hòa đồng với những người xung quanh và mang lại nhiều giá trị tích cực khác. Vậy nên có thể giúp thì hãy giúp, được nhận giúp đỡ thì phải thể hiện lòng biết ơn đừng bao giờ ngần ngại làm những việc như.

Bài viết liên quan:

  • Dịch vụ tư vấn nhanh qua E-mail có tính phí
  • Hãy rèn tính tự lập cho con

Cập nhật : 25-01-2021 bởi tuvanannam

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một điều thú vị rằng, giúp đỡ người khác sẽ mang lại cho bạn sự tĩnh tâm, sống lâu và thấy mình trở nên giá trị. 

Khi bạn bị căng thẳng [stress], bạn đã thử tất cả những cách này chưa: hít một hơi thật sâu, cố chợp mắt, hay giải tỏa cùng bạn bè…? Tuy nhiên, stress vẫn không chịu buông tha bạn.

Tại sao bạn không thử làm một chút việc tốt?

Stress dường như là một căn bệnh của thời hiện đại, khi cuộc sống trở nên gấp gáp với đầy rẫy những áp lực của cơm áo gạo tiền khiến chúng ta không có nổi giây phút tĩnh tâm. Và nếu chúng ta không cẩn thận, trạng thái stress của ngày hôm nay có thể trở thành những lo lắng, áp lực hoặc bất hạnh của ngày mai. Nhưng khi chúng ta loay hoay tìm kiếm phương cách để cải thiện tình trạng của bản thân, có lẽ, giải pháp thực tế lại nằm ở việc giúp đỡ người khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chúng ta gạt những rắc rối của bản thân sang một bên và tập trung năng lượng vào việc giúp đỡ người khác, mức độ căng thẳng của chúng ta giảm đi. Lòng tốt và sự tử tế có tác động tích cực đến lượng hormon trong cơ thể, khiến cho cả tinh thần và thể chất của chúng ta được lợi ích.

Ví dụ, những người cố gắng làm điều tốt có lượng corticol [hormon gây stress] ít hơn 23% và trẻ lâu hơn so với mức trung bình. Lòng tốt cũng thúc đẩy quá trình sản xuất serotonin [hormon tạo cảm giác tích cực], giúp người ta bình tĩnh hơn và cân bằng cảm xúc.

Không chỉ làm giảm mức độ căng thẳng, làm việc tốt còn giúp giảm huyết áp và giảm đau. Nó sẽ kích thích giải phóng các chất hóa học trong thân thể, ví như endorphins và oxytocin. Oxytocin gây giãn mạch máu, nguyên nhân làm tăng huyết áp, trong khi endorphins hoạt động lúc cơ thể bạn đang phải chống chọi với những cơn đau ghê gớm.

Và nếu bạn vẫn còn một chút cảm giác lờ đờ uể oải, hãy cố gắng làm thêm nhiều việc tốt nữa để tăng cường năng lượng của thân thể. 

Một nghiên cứu cho thấy, một nửa số người tham gia nghiên cứu cảm thấy khỏe hơn và nhiều năng lượng hơn sau khi họ giúp đỡ người khác; nhiều người tham gia nói rằng họ cảm thấy tĩnh tâm hơn, ít áp lực hơn, hoặc cảm thấy bản thân mình giá trị hơn.

Nghiên cứu của Khoa tâm lý lâm sàng, Đại học Yale chỉ ra rằng, thậm chí chỉ hành động lịch sự đơn thuần cũng giúp con người giảm mức độ căng thẳng. Những người tham gia được yêu cầu theo dõi tần suất họ thực hiện các hành vi xã hội mỗi ngày trong khoảng thời gian hai tuần. Việc thực hiện những hành vi đơn giản như hỏi ai đó có cần giúp không, hay mở cửa cho người khác, cũng giúp người này có cảm xúc tích cực hơn nhiều so với những ngày họ không thực hiện việc hữu ích. Tác giả nghiên cứu tuyên bố: “Những kết quả này gợi ý rằng, thậm chí giúp đỡ hay hỗ trợ người khác trong một thời gian ngắn cũng có thể giúp người ta giảm bớt những cảm xúc tiêu cực do tác động của stress mỗi ngày”.

Làm tình nguyện – cách tốt để giúp đỡ người khác 

Còn cách nào để giúp đỡ người khác tốt hơn là làm những công việc tình nguyện? Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người làm việc tình nguyện đạt được nhiều lợi ích như những người được họ giúp đỡ. 

Nhưng khi giúp đỡ người khác, cần lưu ý vấn đề về động cơ. Một nghiên cứu do Khoa Sức khỏe tâm lý thực hiện nhận thấy những người làm tình nguyện thường xuyên sống lâu hơn, nhưng lợi ích chỉ có thể đạt được nếu họ tình nguyện giúp đỡ người khác một cách chân thành, vô tư, chứ không phải thực hiện điều đó với mục đích để cho mình cảm thấy tốt hơn hay tuyệt vời hơn người khác. 

Sự tử tế có thể học được

 Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thấy thật khó để thể hiện sự tử tế? Đừng thất vọng: sự tử tế có thể học được.

“Nó giống như một dạng tập tạ; chúng tôi thấy rằng mọi người có thể bồi đắp lòng trắc ẩn của mình và quan tâm tới những đau khổ của người khác với sự chân thành và mong muốn giúp đỡ”, Helen Weng, một sinh viên đã ra trường của khoa tâm lý học và là tác giả nghiên cứu, cho biết như vậy.

Và một điều tuyệt vời nữa là, lòng tốt có thể lan toả. Trong một đám đông, sự tử tế có thể lan truyền giống như một làn sóng trên mặt hồ.

Vậy tại sao bạn không cố gắng làm điều tử tế? Chỉ làm một việc tốt thôi có thể tạo nên sự khác biệt giữa một ngày tốt và một ngày tồi tệ. Cho nên, khiến một ngày trở thành ngày tốt, không chỉ cho bản thân bạn, mà còn cho những người được bạn giúp đỡ và thậm chí cả những người được chứng kiến việc làm tốt của bạn.

Triết học gia Hy Lạp cổ đại Aristotle đã để lại câu nói nổi tiếng, rằng mục tiêu của cuộc sống là “để phục vụ người khác và làm điều tốt”. Và kết quả từ các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, hành động tử tế và phục vụ người khác có lẽ cũng là cách tuyệt vời để chống lại stress và duy trì thân thể khỏe mạnh.

Vy Huy

Theo The Epoch Times

videoinfo__video3.dkn.news||ab5ef3664__

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Ad will display in 09 seconds

Video liên quan

Chủ Đề