Tại sao thuốc không lưu lại mãi trong cơ thể

 - Điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến?

XEM CLIP:

Đã bao giờ bạn tự hỏi thuốc giảm đau như Ibuprofen sẽ có tác dụng ra sao sau khi vào cơ thể? 

Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể có thể giúp bạn chữa đau đầu, đau lưng hay mắt cá chân bị bong gân nhói buốt.

Nhưng làm sao thuốc đến được nơi nó cần phải phát huy tác dụng. Câu trả lời là thuốc sẽ theo vòng tuần hoàn của máu đi khắp cơ thể để nhanh chóng phát huy tác dụng. Trước khi bị đào thải bởi các cơ quan có chức năng trung hòa và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài. 

Quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa, giả sử khi bạn uống một viên Ibuprofen để giảm đau cổ chân: 


Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu tan trong dịch vị có tính axit của dạ dày, Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non. Sau đó thẩm thấu qua thành ruột để vào một mạng lưới hệ mạch. Hệ mạch này thông với một tĩnh mạch, vốn vận chuyển máu và mọi thứ trong nó đến gan

Bước tiếp theo là gan sẽ xử lý thuốc: Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong máu di chuyển trong hệ mạch gan. Men gan sẽ phần nào phản ứng với các phân tử thuốc để trung hòa thuốc. Các phân tử bị trung hòa, gọi là chất chuyển hóa, sẽ không còn hiệu lực như thuốc giảm đau. 

Ở bước này, hầu hết lượng Ibuprofen đi qua gan mà không bị phản ứng. Thuốc sẽ tiếp tục di chuyển sau khi qua gan, thông qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn của cơ thể


Nửa tiếng sau khi bạn uống thuốc, một phần liều thuốc đã ở trong dòng máu tuần hoàn. Dòng máu này đi khắp cơ thể qua mọi chi và cơ quan bao gồm tim, não, thận và trở lại gan. Khi các phân tử Ibuprofen đến một vị trí, nơi phản ứng đau của cơ thể diễn ra dữ dội. Chúng sẽ kìm hãm các phân tử đặc biệt vốn góp phần gây ra phản ứng đau đó

Thuốc giảm đau, như Ibuprofen, sẽ cản trở sản phẩm của các chất vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau. Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên. Đạt mức tối đa trong khoảng một hoặc hai giờ, sau đó cơ thể bắt đầu đào thải Ibuprofen một cách hiệu quả.

Với liều trong máu giảm một nửa trung bình sau mỗi hai giờ. Khi các phân tử Ibuprofen rời khỏi vị trí, dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi. Trở lại gan, một phần nhỏ nữa trong tổng liều thuốc sẽ biến thành chất chuyển hóa. Vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra vào nước tiểu.


Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận tiếp tục diễn ra ở mức khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút. Mỗi vòng lại có một ít thuốc bị trung hòa và đào thải. Mọi loại thuốc uống qua đường miệng đều qua những bước cơ bản này nhưng tốc độ xử lý và lượng thuốc đi vào máu thay đổi tùy theo loại thuốc, cơ địa mỗi người và cách thức thuốc vào cơ thể.

Chỉ dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc có thể giúp ích, nhưng đó chỉ là số liệu trung bình dựa trên một nhóm mẫu, không hề đại diện cho mọi người dùng. Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng, nếu không uống đủ liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng, nếu uống quá liều, thuốc và chất chuyển hóa có thể gây độc. Điều này xảy ra với mọi loại thuốc


Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân rất khó để xác định liều lượng phù hợp, vì quá trình xử lý thuốc cũng như cơ thể trẻ em thay đổi rất nhanh. Đơn cử như lượng men gan giúp trung hòa thuốc cực kỳ thất thường trong suốt giai đoạn sơ sinh và trẻ em. Đó chỉ là một trong số nhiều yếu tố gây phức tạp, di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, bệnh tật và thậm chí việc mang thai cũng ảnh hưởng khả năng xử lý thuốc của cơ thể.

Một ngày nào đó, xét nghiệm ADN định kỳ có thể giúp điều chỉnh thuốc chính xác, phù hợp với khả năng xử lý của gan của từng cá nhân và các yếu tố khác. Còn hiện tại, tốt nhất là bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ đồng thời uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ định.

Theo PGS.TS.BS Phạm Tuấn Cảnh, điểm mấu chốt của vấn đề viêm là phù nề và tổn thương mô. Vì thế trong điều trị viêm, việc sử dụng thuốc kháng viêm để giảm phù nề và tổn thương mô vô cùng quan trọng

Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng phụ đã ghi nhận 300 trường hợp phản ứng có hại với hoạt chất Cefotaxim 1g, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Dùng thuốc tùy tiện, không theo hướng dẫn sử dụng dẫn đến tình trạng thuốc không phát huy hiệu quả mà còn gây hại cho cơ thể.

Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa là sự xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể. Ngoài ra, còn có thể đưa thuốc thông qua đường tiêm, đường hô hấp và qua da.

Con đường đưa thuốc vào cơ thể có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu.

Hấp thụ là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc [qua đường uống hay qua dạng tiêm] vào máu rồi đi khắp cơ thể, tới nơi cần điều trị. Vì vậy sự hấp thu sẽ phụ thuộc vào:

  • Độ hòa tan của thuốc: Thuốc ở dưới dạng dung dịch nước, cơ thể sẽ dễ hấp thu hơn dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng [viên nén uống];
  • pH tại chỗ hấp thu: PH có ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ tan của thuốc.
  • Nồng độ của thuốc: Nồng độ thuốc càng cao sẽ càng hấp thu nhanh;
  • Tuần hoàn tại vùng hấp thu: Vị trí càng nhiều mạch, càng hấp thu thuốc nhanh.
  • Diện tích vùng hấp thu: Những nơi có diện tích lớn trong cơ thể như phổi, niêm mạc ruột,... sẽ hấp thu nhanh.

Con đường đưa thuốc vào cơ thể có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu

Ưu điểm: Đơn giản.

Nhược điểm: Thuốc khi vào cơ thể, đi qua đường tiêu hóa bị các enzym tiêu hóa phá huỷ hoặc thuốc tạo phức với thức ăn làm chậm đi khả năng hấp thu.

1 số loại thuốc khi sử dụng làm kích thích, ảnh hưởng tới dạ dày như niêm mạc tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày,...

2.2 Hấp thu qua niêm mạc miệng

  • Các loại thuốc ngậm dưới lưỡi

Thuốc hấp thu vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị dịch vị phá huỷ, không bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất.

Thuốc uống sẽ xuống dạ dày và qua ruột với các đặc điểm sau:

Ở dạ dày:

Có độ pH = 1- 3 nên chỉ hấp thu các acid yếu, ít bị ion hóa như aspirin, phenylbutazon, barbiturat.

Thuốc uống ít hấp thu vì niêm mạc ít mạch máu, chứa nhiều cholesterol, thời gian thuốc ở dạ dày không lâu.

Khi đói hấp thu nhanh hơn, nhưng dễ bị kích thích, gây ảnh hưởng tới dạ dày.

Ở ruột non:

Ruột non là nơi hấp thu thuốc chủ yếu vì ở đây có diện tích hấp thu rất rộng [> 40m2], được tưới máu nhiều, pH tăng dần tới base [pH từ 6 đến 8].

Ở ruột non, thuốc ít bị ion hóa nhưng nếu liều lượng ít hoặc thuốc không tan trong lipid thì ít được hấp thu.

Các loại thuốc mang amin bậc 4 bị ion hóa mạnh nên khó hấp thu.

Thuốc uống sẽ xuống dạ dày và qua ruột

Thuốc đặt tại trực tràng:

Thường dùng trong trường hợp bị nôn, bệnh nhân hôn mê, trẻ nhỏ. Thuốc đặt ở hậu môn sẽ không bị enzyme tiêu hóa phá hủy, 50% thuốc đặt tại trực tràng sẽ qua gan, chuyển hóa ban đầu.

Nhược điểm: Thuốc không được hấp thụ hoàn toàn và có thể khiến kích ứng niêm mạc hậu môn.

Qua đường tiêm tĩnh mạch: Thuốc hấp thu vào cơ thể nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều được nhanh. Lựa chọn tiêm đường tĩnh mạch khi truyền dung dịch nước hoặc các chất không thể tiêm.

Tiêm dưới da: Hấp thụ chậm hơn do dưới da có nhiều sợi dây thần kinh nên cảm giác sẽ đau hơn, lại ít mạch máu.

Tiêm bắp: Là kỹ thuật có thể khắc phục được nhược điểm của tiêm dưới da. Tuy nhiên một số thuốc có thể gây hoại tử cơ như ouabain, calci clorid, vì vậy sẽ không được tiêm bắp.

Thấm qua niêm mạc: Các loại thuốc bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, họng, âm đạo, bàng quang để điều trị tại chỗ. Sử dụng trực tiếp nên thuốc thấm nhanh, trực tiếp vào máu nên không bị enzym phá hủy, có tác dụng toàn thân.

Các loại thuốc bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, họng, âm đạo, bàng quang để điều trị tại chỗ

Qua phổi: Các chất khí và các thuốc bay hơi có thể được hấp thu qua tế bào biểu mô phế nang, niêm mạc đường hô hấp. Phổi có diện tích rộng [80 - 100m2] nên hấp thu nhanh. Đây là đường hấp thu và thải chính của thuốc mê hơi. Sự hấp thụ ít hay nhiều thuốc phụ thuộc vào nồng độ thuốc mê trong không khí khi bệnh nhân thở vào, do sự thông khí hô hấp và độ hòa tan của thuốc mê trong máu. Một số thuốc dùng dưới dạng phun sương để điều trị tại chỗ [bị hen phế quản].

Tiêm tuỷ sống: Thông thường được tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng để gây tê vùng thấp như chi dưới, khung chậu bằng dung dịch có tỷ trọng cao [hyperbaric solution] hơn dịch não tuỷ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề