Tắm nắng vào thời gian nào là tốt nhất năm 2024

Cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất là khi mặt trời đứng bóng, tức khoảng 12h trưa và nên tắm nắng vào 9-10h sáng.

Chia sẻ nhân Ngày vitamin D thế giới 2/11, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng Khoa Khớp Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) cho biết thời điểm cơ thể hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất là lúc mặt trời đứng bóng. Khi bóng đổ dưới ánh mặt trời càng dài, khả năng hấp thụ vitamin D càng ít hiệu quả. Do đó việc tắm nắng nên thực hiện lúc 12h trưa. Tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khung giờ này sẽ làm tăng tỷ lệ ung thư da. Do đó khuyến cáo mới nhất từ ngày vitamin D thế giới 2016 là nên phơi nắng vào 9-10h sáng và 15-16h chiều.

"Mỗi ngày chỉ cần phơi nắng khoảng 5-10 phút là đảm bảo đủ lượng vitamin D, không nên phơi quá lâu sẽ gây hại cho da", bác sĩ Lan nhấn mạnh. Nếu bạn phơi nắng không thuộc thời gian khuyến cáo thì nên chọn thời điểm bóng đổ ngắn hơn chiều dài cơ thể và phơi khoảng 15 phút.

Là người chuyên nghiên cứu về vitamin D và loãng xương, bác sĩ Lan cho biết trước đây các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên nên tắm nắng càng sớm càng tốt để tránh các tác hại của tia cực tím. Quan điểm hiện nay là nên tắm nắng trễ nhưng chỉ cần vài phút là đủ.

Ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới thiếu vitamin D. Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu hụt vitamin D vẫn rất cao. Bổ sung vitamin D đầy đủ có thể làm giảm 35% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng, giảm 30% nguy cơ cao huyết áp và các bệnh như tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng...

Thiếu Vitamin D dễ dẫn đến nguy cơ loãng và gãy xương, nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, lão hóa sớm, vô sinh, thai phụ dễ sanh non, sanh con nhẹ cân… Hiện nhiều cơ sở y tế Việt Nam đã xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu hay đủ vitamin D của mỗi người. Trường hợp thiếu hụt vitamin D với nồng độ dưới 20 ng/ml thì phải điều trị. Người béo phì, lớn tuổi có tiền căn té ngã, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời, thói quen che kín khi ra ngoài, dùng kem chống nắng, sử dụng corticoid kéo dài, suy thận, suy gan, phụ nữ có thai, cho con bú... đều được khuyến cáo tầm soát thiếu vitamin D.

Vitamin D là tiền chất nội tiết tố steroid tan trong mỡ, có hai dạng quan trọng là vitamin D2 và D3. Vitamin D2 được bổ sung từ thực phẩm như sữa, nước cam, sữa chua, một vài loại ngũ cốc hoặc thực phẩm chức năng. Vitamin D3 sản sinh từ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ thực phẩm bổ sung như cá hồi, cá tuyết, gan...

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nên tắm nắng khoảng 15 - 30 phút vào mỗi buổi sáng; 7g - 9g sáng đối với mùa đông, 6g30 - 7g30 sáng đối với mùa hè, đây là thời điểm tắm nắng an toàn.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. 80% vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương.

Đối với trẻ em, tắm nắng sẽ giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Đối với người lớn, tắm nắng có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương. Tắm nắng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tăng số lượng bạch cầu cùng các kháng thể miễn dịch để giúp cơ thể tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời.

Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tắm nắng vào thời gian nào là tốt nhất năm 2024

Việc thường xuyên tắm nắng còn giúp giảm đau và chữa lành các vết thương một cách tự nhiên, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của cơ thể sau phẫu thuật.

Tắm nắng được chứng minh là có tác dụng mang lại một làn da khỏe mạnh, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh chàm, viêm da, vảy nến, trứng cá…; giúp gia tăng mức serotonin và endorphin (hai loại hormone vui vẻ) trong cơ thể, nhờ đó có thể giúp cải thiện tâm trạng như tinh thần vui vẻ, sảng khoái, giảm tình trạng u sầu và trầm cảm; giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đêm vì khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất melatonin (hormone liên quan đến giấc ngủ) vào ban ngày và tăng cường sản xuất vào ban đêm.

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tắm nắng cũng phải đúng phương pháp. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên rằng, nên tắm nắng trong khoảng 15 - 30 phút vào mỗi buổi sáng. Đối với những người có sức khỏe tốt, có thể áp dụng trong khoảng 1g. Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên phơi nắng khoảng 5 - 10 phút để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7g - 9g sáng đối với mùa đông, 6g30 - 7g30 sáng đối với mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp da hấp thụ vitamin D.

Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da. Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu. Để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da.

Mỗi ngày nên phơi nắng bảo lâu?

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nên tắm nắng khoảng 15 - 30 phút vào mỗi buổi sáng; 7g - 9g sáng đối với mùa đông, 6g30 - 7g30 sáng đối với mùa hè, đây là thời điểm tắm nắng an toàn. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất.

Phơi nắng cho bé bảo lâu là đủ?

Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần. Nơi tắm nắng cho bé cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.

Ra nắng bảo lâu thì đã bị đen?

Dựa theo cường độ chiếu sáng thì từ 10h đến 15h là khoảng thời gian ánh nắng gây đen da nhanh nhất, nên hạn chế ra ngoài, hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ da để tránh tia tử ngoại. Tia UV có thể dễ dàng xuyên qua lớp quần áo để tấn công da.

vitamin D có trọng nắng lúc mấy giờ?

Tia UVB chỉ xuyên qua được tầng ozon khi lượng bức xạ lên cao, ánh mặt trời gần như chiếu vuông góc với mặt đất, khoảng từ 9h - 10h sáng và 15h - 16h chiều. Và chính tia UVB này mới kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển thành vitamin D để cơ thể hấp thụ và sử dụng được.