Tăng lương 1.300 ngàn ngân sách tốn bao nhiêu năm 2024

Mới đây, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.

Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132.000 tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430.000 tỷ đồng.

Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18.000 tỷ đồng.

Tăng lương 1.300 ngàn ngân sách tốn bao nhiêu năm 2024

Mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.

Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.

Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chứcsẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.

Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chứctương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

Bao giờ kết thúc lấy ý kiến việc tăng lương tối thiểu vùng 6%?

Chia sẻ với Báo Giao thông, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp là 6% không phụ thuộc vào tính toán mỗi doanh nghiệp.

Việc tăng lương tối thiểu vùng 6% sẽ kết thúc lấy ý kiến sau 45 ngày kể từ 1/7/2024. Theo Bộ LĐTB&XH, sau thời gian này khi lấy hết ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội, các tổ chức sẽ bắt đầu tính toán phương án.

Theo Đại diện Bộ LĐTB&XH, tiền lương tăng thêm trong đợt cải cách lần này được trích từ ngân sách chi cho việc tăng lương từ Bộ Tài chính. Nhà nước hỗ trợ chi cho vấn đề an sinh, còn việc áp dụng lương tối thiểu vùng 6% doanh nghiệp tự tính.

Lương công chức ở trong hệ thống ngân sách nhà nước. Còn các tỉnh trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức 10% để sử dụng vào trả lương cho công chức, viên chức.

“Riêng việc điều chỉnh cho đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội lấy từ ngân sách nhà nước. Hiện Bộ Tài chính vẫn đang cân đối ngân sách để quyết định với mức bao nhiêu phần trăm cho hợp lý”, Đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết thêm.

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Theo Nghị định, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1.300.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 72/2018/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Người hưởng lương, phụ cấp trên gồm:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4 /2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Kinh phí thực hiện

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2017 chuyển sang (nếu có) để bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2018.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao; sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao; sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Bên cạnh đó sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng, từ các nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017; kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Tăng lương tối thiểu bao nhiêu phần trăm?

Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng. Như vậy, thời điểm dự kiến tăng lương tối thiểu vùng là ngày 01/7/2024.

Tháng 7 năm 2024 tăng lương như thế nào?

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024. Theo đó, trong chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 - 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Mức lương tối thiểu 2024 là bao nhiêu?

Theo đó, mức lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 dự kiến tăng lên 280.000 đồng/tháng đối với vùng I; 250.000 đồng/tháng đối với vùng II; 220.000 đồng/tháng đối với vùng III và 200.000 đồng/tháng đối với vùng IV. Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là 200.000 đồng/tháng.

Bình Dương thuộc vùng lương bao nhiêu?

Theo Quy định Nghị định số 38/2022/NĐ-CP áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 1.7.2022 đối với người lao động, Bình Dương thuộc Vùng I tương ứng mức lương tối thiểu là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng/giờ.