Tây côn lĩnh ở đâu

Biên tập bởi Tuyết Trịnh - 06/02/2022

Review Tây Côn Lĩnh là hành trình chinh phục đỉnh núi hơn 2000 mét với những trải nghiệm vô cùng thú vị. Nơi đây là thiên đường của các phượt thủ, hứa hẹn mang lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng khó quên.

Tây Côn Lĩnh là đỉnh núi được coi là nóc nhà của vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ thượng nguồn sông Chảy, dãy núi thuộc địa phận 2 huyện là Hoàng Su Phì và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. Tây Côn Lĩnh ở độ cao 2419 mét với địa hình núi cao đặc trưng, chân núi nhiệt đới ẩm gió mùa còn đỉnh núi mang khí hậu ôn đới núi cao. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao nên đỉnh núi luôn chìm trong sự lạnh giá, sương mù và mây giăng mắc bốn bề.

Trong hành trình review Tây Côn Lĩnh, du khách sẽ vô cùng bất ngờ về thảm thực vật đa dạng nơi đây. Những khu rừng nguyên sinh á nhiệt đới nhiều tầng, những loài cây quý hiếm, những thảm đất ngập lá vàng rơi, những loài chim hót líu lo khắp núi rừng… Chính những điều này làm nên vẻ đẹp của Tây Côn Lĩnh, làm nên sức hấp dẫn của ngọn núi quanh năm bao phủ sương mù này.

Để chinh phục dãy núi hơn 2000 mét này, du khách sẽ mất khoảng 2 ngày để di chuyển đến chân núi và leo lên đỉnh. Hành trình tương đối gian nan nhưng để lại vô vàn những trải nghiệm mới mẻ.

Để đến khu vực chân núi, theo kinh nghiệm review Tây Côn Lĩnh thì du khách sẽ di chuyển từ bản Hồng Nậm. Du khách sẽ phải băng qua quãng đường của Nậm Hồng, Nậm Ty, Nậm Dịch rồi vào Bản Nhùng, Bản Chè, Túng Sáng. Cảnh vật thanh bình tại những thôn bản này như một bức tranh sơn dầu, được vẽ nên bởi người họa sĩ tài ba nhất.

Đền khu vực Bản Nhùng, đường đi sẽ bắt đầu gập ghềnh, khó đi hơn. Bạn sẽ cần vượt qua những đoạn đường đất đá lởm chởm, nếu trời mưa sẽ thành bùn lầy rất gian nan. Những khúc cua nguy hiểm, những dốc đá cheo leo sẽ là thử thách rất lớn nếu bạn chọn đi bằng xe máy. Vì thế nếu thuê xe máy tại Hà Giang, MIA.vn khuyên bạn hãy chọn các dòng xe cào cào, xe phân khối lớn có gầm cao và máy khỏe để có thể dễ dàng vượt qua những đoạn đường trắc trở này.

Du khách sẽ phải vượt qua đoạn đường khoảng 54km trước khi đến được đoạn rừng chè Shan Tuyết ở gần chân núi. Trước khi vào rừng bạn có thể ghé vào ngôi nhà của một người Mông gần đó để xin thêm nước hoặc hỏi đường. Kể từ đây, du khách bắt buộc phải gửi lại xe máy và tiếp tục hành trình với đôi chân của mình.

Hành trình chinh phục Tây Côn Lĩnh trở nên vất vả và khó khăn hơn khi bạn phải đi bộ băng rừng vào lán. Nếu đi với tốc độ trung bình sẽ mất khoảng 2 tiếng mới tới nơi. Suốt hành trình sẽ cần men theo những con suối với đá lởm chởm, rêu phong phủ đầy nên khá nguy hiểm. Nếu đi vào mùa nước lên bạn sẽ càng cần cẩn trọng hơn nữa vì rất dễ trượt chân ngã xuống suối.

Review Tây Côn Lĩnh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách bởi những vườn thảo quả xanh mơn mởn. Những trái cây thảo quả vào mùa thu hoạch sẽ chuyển màu đỏ tía, mọc ở khắp nơi, chắn lối đi nên khiến đoạn đường càng trở nên mịt mùng. Lúc này trời sẽ ngả dần về chiều, bạn cũng sẽ thấm mệt, cộng với việc phải phát cây để lấy lối đi, chắc chắn sẽ là thử thách rất lớn. Tiếp theo trước mặt bạn sẽ là khu rừng già với những thân cây khổng lồ cùng không gian tĩnh lặng đến choáng ngợp. Tuy nhiên du khách phải cố gắng vượt qua được đoạn đường này thì mới có thể đến lán nghỉ ngơi. Trong chặng đường này, bạn có thể bắt gặp rất nhiều những cây gỗ quý như Pơ mu, vì thế Tây Côn Lĩnh cũng trở thành mục tiêu của nhiều người săn gỗ trộm.

Ở độ cao 1848 mét, du khách sẽ gặp được một chiếc lán, là ngôi nhà nhỏ của một người Mông dựng trong núi làm nơi ở lại khi đi hái thảo quả. Lán được dựng từ những miếng gỗ ghép lại, khá kín gió và chắc chắn, bên trong còn có đầy đủ chăn gối, chén đũa. Vì thế bạn có thể chọn nghỉ lại qua đêm tại đây, gom củi nấu đồ ăn. Gần lán có một con suối và thác khá lớn, nước đổ ầm ầm ngày đêm. Khu vực này khá nguy hiểm vì địa hình hiểm trở, nhiều rắn rết, nên khi trời đã nhá nhem tối, bạn hãy ở yên trong lán, không nên đi lại nhiều để tránh nguy hiểm.

Sau một đêm nghỉ ngơi và một bữa sáng no bụng, du khách có thể tiếp tục hành trình ngày thứ hai để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh. Nếu đi nhanh bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng để từ lán leo lên đỉnh. Khu vực này đậm chất rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ to lớn, phủ đầy rêu phong. Cả khu rừng là một màu xanh huyền bí, tĩnh mịch, đâu đó là tiếng kêu của những loài chim, loài động vật nhỏ. Càng lên cao sương mù sẽ càng dày đặc, không khí lạnh hơn, dốc đứng và khó đi. Bạn nên chuẩn bị cho mình một cây gậy chống để dễ đi và tránh bị ngã do địa hình hiểm trở nơi đây.

Lên cao hơn, bạn sẽ thấy khu vực rừng chè với những thân cây già nua và những bông hoa chè phủ đầy mặt đất. Cao lên nữa là khu vực của loài nấm Ngọc Cẩu, nấm có màu đỏ tía, có thể ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe. Cả một khoảng rừng rộng lớn được bao phủ bởi màu đỏ rực rỡ này.

Đến khi du khách bắt gặp một con dốc rất cao, dựng đứng thì đã gần lên đỉnh, Ở độ cao này vô cùng lạnh, vào buổi trưa những tia nắng len lỏi qua các tán cây giúp không khí dễ chịu và ấm áp hơn một chút. Hành trình review Tây Côn Lĩnh đến đích ở độ cao 2419 mét, với cảnh sắc như chạm vào trời xanh. Tại đây du khách có thể ăn nhẹ, uống nước rồi nghỉ ngơi, chụp ảnh kỉ niệm trước khi xuống núi. Hành trình xuống núi sẽ nhanh hơn và ít vất vả hơn nên bạn cứ yên tâm nhé.

Để có hành trình leo núi Tây Côn Lĩnh thuận lợi, du khách nên tìm người dẫn đoàn để an toàn hơn. Những người dẫn đoàn thường là người dân địa phương, hiểu rõ địa hình ngọn núi này, cũng như nắm rõ những nguy hiểm ẩn chứa trong suốt quá trình chinh phục đỉnh núi. 

Trong hành trang của mình, bạn hãy mang đầy đủ đồ dùng như các loại thuốc chống côn trùng, dụng cụ y tế phòng trường hợp bị thương, đồ ăn nhẹ, nước uống, điện thoại, sạc dự phòng… Bên cạnh đó hãy chọn trang phục vừa đủ ấm, đi giày thể thao loại leo núi chuyên dụng, như vậy sẽ giúp hành trình an toàn hơn.

Cuối cùng, một kinh nghiệm khi review Tây Côn Lĩnh của nhiều người đó là bạn nên đi theo đoàn, đông người thì càng tốt. Vì ở đây có khá nhiều câu chuyện về việc du khách bị ma dẫn đường, không tìm được lối về. Do đó có kiêng có lành, đi đông người chắc chắn sẽ giúp bạn an tâm và an toàn hơn.

Trên đây là những thông tin về hành trình review Tây Côn Lĩnh mà MIA.vn muốn mang đến cho du khách. Chúc bạn có những trải nghiệm thật tuyệt vời nhé.

Trải dải qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, Tây Côn Lĩnh ngọn núi phía tây của tỉnh Hà Giang Nằm ở độ cao 2.427m so với mực nước biển.Tuy không thể sánh bằng đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, nhưng dãy Tây Côn Lĩnh lại khó chinh phục hơn bởi cung đường cheo leo hiểm trở với nhiều rừng rậm, vực sâu thăm thẳm trên hành trình chinh phục đỉnh núi này.

Tây Côn Lĩnh -nóc nhà vùng đông bắc

Đỉnh Tây Côn Lĩnh được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đông Bắc. Đây còn được coi là ngọn núi thiêng trong những câu chuyện truyền thuyết của những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su phì.

Những cung đường chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh

Để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh có rất nhiều cung đường cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên cung đường nào cũng khá cheo leo, hiểm trở với nhiều vực sâu, đường đèo dốc quanh co.

Đường lên Tây Côn Lĩnh du khách được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời

Cung đường 1:Từ thành phố Hà Giang đi ngược khoảng 20km lên cửa khẩu Thanh Thủy [cửa khẩu lớn nhất của Hà Giang thuộc địa phận của huyện Vị Xuyên]. Đến cửa khẩu đi đến ngã ba Xín Chải, sau đó có thể hỏi tiếp đường từ những người dân bản địa để có thể đến được đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Cung đường 2: Hoặc từ ngã 3 tân Quang cách thành phố Hà Giang 46km, du khách đến với huyện Hoàng Su Phì. Để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh theo cung đường này du khách men theo cung đường đến Tùng Sán-Trúng Phúng và từ đó đến được với đỉnh núi cao nhất của vùng Đông Bắc của Việt Nam.

Thiên nhiên tuyệt đẹp trên đường chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh

Đồi chè San Tuyết cổ thụ

 Trên hành trình chinh phục nóc nhà của vùng Đông bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi chè San Tuyết Cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đây là loại chè ngon nổi tiếng của mảnh đất Hà Giang, được trồng rất nhiều ở xã Hầu Thào của huyện Hoàng Su Phì. Những cây chè cổ thụ tán lá xum xuê, cao hàng chục métvới những gốc cây to xu xì 2 người ôm không xuể. Những cây chè cổ thụ đã tồn tại bao đời nay, chứng kiến bao đổi thay của mảnh đất này.

Được trồng ở độ cao gần 2.000m, với khí hậu mát mẻ, quanh năm có sương mù bao phủ. Có lẽ vì thế nên những cây chè San Tuyết ở đây cho vị thơm đậm đà hơn cả. Nếu may mắn đến với Tây Côn Lĩnh vào mùa thu hoạch chè, du khách sẽ được ngắm những chàng trai, cô gái dân tộc trên những cây chè cao vút, tay nhanh thoăt thoắt thu hoạch những búp chè xanh non buổi sáng sớm.

Khung cảnh đi hái chè buổi sáng sớm

Những cây chè San Tuyết cổ thụ là nguyên liệu chính của  loại chè ngon nổi tiếng

Từ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh nhìn xuống những bản làng người dao, người Tày người H’Mông thấp thoáng sau những làn sương mù bao phủ dưới những tán chè cổ thụ.

Những bản làng bình yên xen giữa những thửa ruộng bậc thang

Những ruộng bậc thang kỳ vỹ

Trên hành trình chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh du khách được thỏa sức ngắm những ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp ở Hồ Thầu, bản Phùng,xã Thông Nguyên... Mỗi mùa đến nơi đây lại khoe một chiếc áo mới. Vào mùa xuân đến nơi đây ruộng bậc thang khoác lên mình chiếc áo xanh mơn mởn cùa màu lúa non. Đến mùa thu lại khoe mình trong chiếc áo vàng rực rỡ óng ả, tỏa mùi thơm nồng nàn của mùi lúa mới.

Ruộng bậc thang đẹp như một kiệt tác của thiên nhiên

Cánh rừng nguyên sinh đại ngàn

Đường đến với đỉnh Tây Côn Lĩnh du khách vượt qua những khu vực rừng rậm của cánh rừng nguyên sinh lá nhiệt đới với thảm thực vật phong phú, đa dạng. Những cây cổ thụ sừng sừng sen lẫn với nhiều loại cây thân thảo cây lau tạo nên một cảnh quan vừa hùng vỹ vừa thơ mộng.

Càng lên cao dân cư càng thưa thớt khiến cho cung đường càng trở nên huyền bí.Nơi đây lưu dấu bao huyền thoại, bao câu chuyện về vị vua La Chí Hoàng Vần Thùng. 

Những cây cỏ lau xen lẫn những cây cổ thụ tạo nên cảnh quan thơ mộng

Ở độ cao 2.000m trên hành trình đến với Tây Côn Linh, tại bản Lũng Cẩu xã bản Thầu huyện Hoàng Su phì có một ngôi miếu thoạt nhìn như một ngôi nhà sàn nhỏ đơn sơ là nơi thờ vị vua La Chí Hoàng Vần Thùng cách đây hơn 500 năm. Theo những người già trong bản, vị vua này đã được chôn cất cùng với tài sản của mình tại nơi đây. Bên cạnh đó là những câu chuyện ma mị đậm màu huyền thoại về những kẻ cố tình xâm hại ngôi miếu thiêng sẽ bị trừng trị, bị lạc lối hay bị hóa điên. Mỗi năm  1 lần dân bản đến nơi đây làm lễ cúng vua. Trong lễ tế có 8 thầy mo đại diện cho 4 dòng họ của người La Chí đến hành lễ cúng.

Một trong những nghi lễ cúng vua La chí

Bên cạnh những huyền thoại của vua La Chí, nơi đây còn tồn tại một khu nghĩa địa tây với 24 ngôi mộ của binh lính tây trong một tai nạn máy bay xảy ra từ năm 1947 trên dãy Tây Côn Lĩnh. 

Đến với hành trình khám phá đỉnh Tây Côn Lĩnh, trải qua những khó khăn trên hành trình chinh phục du khách như vỡ òa trong cảm xúc khi chinh phục được độ cao hơn 2.427m, được tận hưởng bầu không khi trong lành mát mẻ.Được đứng giữa những làn mây bây lơ lửng, ngắm nhìn khung cảnh thanh bình nơi cuộc sống của các bản làng như phần thưởng dành cho người chiến thắng. Đến với mảnh đất phía tây của Hà Giang để thấy yêu thêm một mảnh ghép nhỏ trong bản đồ hình chữ S thân thương ấy.

>>> Tham khảo tour du lịch hà giang giá tốt

>> Tour hà giang - hoàng su phì

>> Tour Bắc Hà - Xín Mần - Hoàng Su Phì

Video liên quan

Chủ Đề