Uống thuốc bao lâu thì tiêu hoá

Ảnh minh họa. Nguồn: sakda.info

Từ lâu, người ta thường chọn lựa thời điểm dùng thuốc thích hợp dựa vào các bữa ăn [ngay, gần hoặc xa bữa ăn] tùy vào sự tương tác thuốc và thức ăn, thức uống. Thức ăn thức uống nếu được dùng chung cùng với thuốc sẽ ảnh hưởng làm thay đổi mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc, do đó làm thay đổi tác dụng và cả độc tính đối với thuốc. Tức là, nếu dùng thuốc không đúng lúc, thuốc và thức ăn thức uống có thể gây tương tác với thuốc dùng một cách bất lợi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thuốc không ảnh hưởng bởi thực phẩm, muốn uống lúc nào cũng được.

Trước hết, thức ăn thức uống có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc đưa đến thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Nếu uống thuốc vào lúc đói [trước khi ăn 1 giờ chẳng hạn] thời gian lưu thuốc tại dạ dày chỉ trong vòng vài chục phút rồi tống ngay xuống ruột giúp thuốc được hấp thu khá nhanh. Trái lại, nếu thuốc uống ngay sau bữa ăn, thời gian lưu thuốc tại dạ dày sẽ lâu hơn, từ 1 - 4 giờ làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, tức thuốc được hấp thu chậm và kém, đưa đến thuốc cho tác dụng chậm. Dựa vào bữa ăn, có thể chia thuốc uống ra làm 4 loại: loại nên uống vào lúc bụng no, loại uống vào lúc bụng đói, loại nên uống cùng với bữa ăn, và loại uống tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc.

Thuốc nên uống vào lúc bụng no [tức uống ngay sau khi ăn]:

Một số kháng sinh kém bền với môi trường acid như Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin… nên uống vào lúc bụng no [nhờ thức ăn trung hòa acid ở dạ dày]; nếu uống vào lúc bụng đói làm tăng khả năng phân hủy thuốc do môi trường có nhiều acid tại dạ dày. Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid [NSAID: Ibuprofen] nếu dùng dạng không bao bảo vệ niêm mạc dạ dày thì nên uống vào lúc bụng no để không hại dạ dày.

Thuốc nên uống vào lúc bụng đói [tức uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ]:

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột [như Aspirin pH8] hay dạng phóng thích dược chất kéo dài [như Adalate LP] nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Thuốc nên uống cùng với bữa ăn:

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K, kháng sinh kháng nấm griseofulvin nên uống cùng bữa ăn [ngay trước hoặc ngay sau cũng được] để nhờ chất béo của thức ăn thức uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn. Thuốc trợ tiêu hóa bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin [Festal, Neopeptine…] cũng nên uống cùng với bữa ăn [hoặc trước khi ăn 5 - 10 phút] để giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Thuốc uống lúc nào tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc:

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào sự hiểu biết về dược động học, dược lực học của từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng [thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có đề cập nhưng có khi không nói đến].

Ví dụ thứ nhất cho thấy uống thuốc lúc nào tùy thuộc vào tác dụng của thuốc. Domperidon [Motilium-M] là thuốc có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn; cho nên, Domperidon được dùng trị chứng khó tiêu đầy bụng, no lâu do thức ăn chậm xuống ruột.

Cần uống thuốc Domperidon 15 - 30 phút trước bữa ăn nhằm cho thuốc có đủ thời gian hấp thu vào máu cho tác dụng trị chứng khó tiêu do dạ dày hoạt động không tốt. Bởi vì sau khi uống Doperidom khoảng 30 phút thì thuốc mới vào được trong máu và đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương, tức khi đó thuốc mới cho tác dụng tốt nhất. Nếu ta uống thuốc sau bữa ăn, và thời gian uống sau bữa ăn lại quá dài, Domperidon không kịp phát huy tác dụng trị chứng khó tiêu đã phát sinh.

Ví dụ thứ hai cho thấy uống thuốc lúc nào không chỉ tùy thuộc vào tác dụng của thuốc mà còn tùy thuộc vào tác dụng phụ có hại của thuốc. Glimepirid là thuốc trị đái tháo đường týp 2 [ĐTĐ2] theo cơ chế kích thích tế bào bêta của tuyến tụy tiết insulin để giúp hạ đường huyết nếu có sự tăng đường huyết. Đối với người bệnh ĐTĐ2, thời điểm tăng đường huyết dễ xảy ra sau bữa ăn. Vì vậy, nên uống thuốc Glimepirid ngay trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày [có tài liệu ghi uống vào bữa ăn thì cũng tương tự].

Uống ngay trước bữa ăn để Glimepirid có thời gian cho tác dụng đúng lúc đường huyết bắt đầu tăng do bữa ăn. Còn Metformin cũng là thuốc trị ĐTĐ 2 nhưng nên uống Metformin sau bữa ăn vì Metformin có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa [buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy], nếu uống bụng trống dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn [uống trước bữa ăn do bụng đói dễ bị nôn hơn].

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn [Bộ Y tế]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa.

Thời gian tiêu hóa thức ăn khác nhau giữa nam và nữ. Sau ăn, phải mất khoảng 6 - 8 giờ để thức ăn đi qua dạ dày và ruột non. Thực phẩm sau đó đi vào ruột già để tiếp tục tiêu hóa, hấp thụ nước và loại bỏ thức ăn khó tiêu.

Nhìn chung, quá trình tiêu hóa thức ăn mất khoảng 24 đến 72 giờ để di chuyển qua toàn bộ đường ống tiêu hóa. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào số lượng và loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Bên còn đó, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, quá trình trao đổi chất và liệu bạn có bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào có thể làm chậm hoặc tăng tốc quá trình tiêu hóa hay không.

Ban đầu, thức ăn di chuyển tương đối nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Trong vòng 6 đến 8 giờ, thức ăn đã di chuyển qua dạ dày, ruột non và ruột già.

Khi đã ở trong ruột già, thức ăn được tiêu hóa trong bữa ăn có thể nằm tại đây hơn một ngày và tiếp tục được hấp thu, phân giải.

Phạm vi bình thường cho thời gian vận chuyển đi qua toàn bộ ruột như sau: đi qua dạ dày [2 đến 5 giờ], quá trình đi ruột non [2 đến 6 giờ], đi đến qua đại tràng [10 đến 59 giờ] và vận chuyển toàn bộ ruột [10 đến 73 giờ].

Tốc độ tiêu hóa cũng phụ thuộc vào bản chất của thức ăn. Thịt và cá có thể mất tới 2 ngày để tiêu hóa hoàn toàn. Các protein và chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử phức tạp nên mất nhiều thời gian hơn để cơ thể phân giải.

Mỗi loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau

Ngược lại, trái cây và rau quả do có nhiều chất xơ nên có thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa trong vòng chưa đầy một ngày. Trên thực tế, những thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Loại thực phẩm nhanh được tiêu hóa nhất là các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt có đường như kẹo. Cơ thể có thể tiêu hóa chúng trong vòng vài giờ nên khiến bạn đói trở lại nhanh hơn.

Tiêu hóa là quá trình cơ thể phá vỡ và phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Bất cứ cái gì còn sót lại sau khi quá trình tiêu hóa kết thúc thì được gọi là chất thải và cơ thể sẽ loại bỏ các chất này.

Hệ thống tiêu hóa của bạn được tạo thành từ năm phần chính:

  • Miệng
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non
  • Ruột già

Đây là những gì xảy ra sau khi bạn ăn thức ăn:

  • Khi nhai, các tuyến trong miệng của bạn sẽ tiết ra nước bọt. Chất lỏng này chứa các enzyme phá vỡ tinh bột trong thức ăn và kết quả là tạo một khối bột nhão gọi là bolus để dễ nuốt hơn.
  • Sau khi nuốt, thức ăn di chuyển xuống thực quản, đây là đường ống nối giữa miệng với dạ dày. Khi sắp tới dạ dày, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để cho thức ăn di chuyển vào dạ dày.
  • Axit trong dạ dày sẽ phá vỡ thức ăn nhiều hơn so với miệng, tạo ra một hỗn hợp nhão thấm dịch dạ dày và thức ăn được tiêu hóa một phần. Hỗn hợp này tiếp tục di chuyển đến ruột non.

Axit trong dạ dày giúp phá vỡ thức ăn nhiều hơn

  • Trong ruột non, tuyến tụy và gan cũng cung cấp thêm dịch tiêu hóa vào hỗn hợp thức ăn từ dạ dày xuống. Dịch tiêu hóa từ tụy giúp phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein. Dịch mật từ túi mật giúp hòa tan chất béo. Vitamin, các chất dinh dưỡng khác và nước di chuyển qua các thành của ruột non để đi vào máu. Các phần thức ăn chưa tiêu hóa sẽ tiếp tục di chuyển đến ruột già.
  • Ruột già hấp thụ số lượng nước và các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn. Cuối cùng thức ăn trở thành chất thải rắn, được gọi là phân.
  • Trực tràng lưu trữ phân cho đến khi bạn đã sẵn sàng để đi đại tiện.

Một số bệnh lý có thể làm gián đoạn tiêu hóa và gây ra một số triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, cụ thể như sau:

  • Trào ngược axit xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Điều này dẫn đến axit từ dạ dày đi lên thực quản và gây ra triệu chứng ợ nóng.
  • Bệnh celiac liên quan đến hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công và làm hỏng ruột khi người bệnh ăn phải thức ăn có chứa thành phần gluten.

Bệnh celiac sẽ làm hỏng ruột người bệnh khi ăn thức ăn chứa gluten

  • Táo bón xảy ra khi nhu động ruột ít hơn bình thường. Dẫn đến khi đi đại tiện, phân cứng và khó ra ngoài hơn bình thường. Táo bón gây ra các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng.
  • Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohnviêm loét đại tràng. Các bệnh lý này gây ra tình trạng viêm mạn tính trong ruột nên có thể dẫn đến loét, đau, đi ngoài ra máu, giảm cân, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, nhưng không liên quan đến ung thư hoặc các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.
  • Không dung nạp Lactose có nghĩa là cơ thể người bệnh thiếu enzyme cần thiết để phá vỡ đường có trong các sản phẩm sữa. Khi người bệnh uống sữa, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Ruột thừa nằm bên phải hay bên trái ổ bụng?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề