Tên thay thế iupac của hợp chất sau là gì

CH3CH2CH2CH2CH2CH3: Hexan

CH3CH(CH3)CH2CH3: 2-metyl butan

CH3CH(CH3)CH(CH3)CH3: 2,3-dimetyl butan

(CH3)3CCH(CH3)CH2CH3: 2,2,3-trimetyl pentan

CH3CH2CH(C2H5)CH(CH3)CH3: 3-etyl-2-metl pentan

C4H10

C5H12

C7H16

C6H14

Các chất cuối phải viết CTCT rồi mới đọc được tên.

Đến các trang khác: Hóa học Hữu cơ, Cấu trúc các hợp chất hữu cơ, Thế giới Hóa học rộng lớn.

Bạn đang xem: Các Cách Gọi Tên Iupac Là Gì, Danh Pháp Các Hợp Chất Hữu Cơ

Đang xem: Tên iupac là gì

Để mở đầu cho phần Hóa học hữu cơ mở rộng, chúng ta lại bước vào một phần rất đỗi quen thuộc nhưng cũng sẽ rất xa lạ: phần Danh pháp. Lần này mình sẽ không nói vòng vo nữa, mà sẽ vào thẳng vấn đề chính. Nội dung của trang này sẽ bao gồm:

1. Danh pháp là gì?

Nếu các bạn tìm trên mạng, thì có lẽ các bạn cũng chẳng tìm được một cái định nghĩa rõ ràng nào về danh pháp. Tất cả những gì mà các bạn có thể tìm được có thể được tóm gọn lại là: danh pháp của một chất là tên gọi của chất đó.

Theo mình, danh pháp có thể được cắt nghĩa như sau:

Danh = tênPháp = quy tắc, luật lệ, v.v

Vậy nói một cách đơn giản thì: danh pháp là tên gọi theo quy tắc. Quy tắc mà các nhà khoa học đã thống nhất với nhau để gọi tên chất hóa học là dựa trên nền tảng của Hiệp hội Quốc tế về Hóa học Lý thuyết và Ứng dụng (IUPAC – International Union of Pure and Applied Chemistry). Vì vậy, một tên gọi theo quy tắc của IUPAC được gọi ngắn gọn là tên IUPAC hoặc danh pháp IUPAC.

Tên thay thế iupac của hợp chất sau là gì

Hình 1. Ví dụ về các quy tắc về danh pháp của IUPAC
Một chất hóa học có thể có những tên gọi sau đây:
Tên IUPAC / Danh pháp IUPAC: là tên được hình thành dựa trên các quy tắc do IUPAC quy định. Ví dụ: CH3CH2OH được gọi là ethanol.Tên gọi không theo IUPAC: là tên được hình thành một phần dựa trên quy tắc IUPAC, có thay đổi một ít, và dựa vào những chất gần gũi với nó để gọi tên. Ví dụ: CH3CH2OH được gọi là alcol ethylic, vì có nhóm chức alcol và gốc hydrocarbon là ethyl.Tên thông thường: là tên được hình thành dựa trên những sự kiện, sự vật gắn liền với nó. Tên thông thường sẽ rất ít có liên quan đến danh pháp IUPAC. Ví dụ: CH3COOH được gọi là acid acetic, vì acetum trong tiếng Latinh nghĩa là giấm và chất này có tính acid.Các tên gọi khác: một số phân tử sinh học có cấu trúc rất phức tạp, nên các nhà khoa học không sử dụng các quy tắc để gọi tên nó, mà cho nó hẳn vài cái tên ngắn gọn và đặc trưng. Ví dụ: các phân tử đường (glucose, fructose, v.v.), vitamin, hoặc các phân tử thuốc, v.v.

Trên thực tế, sự phân biệt này không giúp ích gì cho các nhà Hóa học, nó chỉ làm rối mọi chuyện lên nên hầu như bạn sẽ không thấy nhà Hóa học nào phân loại rạch ròi các kiểu gọi tên này. Vì vậy, bất cứ cách gọi tên nào không hoàn toàn tuân thủ quy tắc IUPAC đều được xem là tên thông thường (tên không theo IUPAC). Nói tóm lại, các nhà khoa học chỉ phân biệt 2 loại tên gọi: theo IUPAC và không theo IUPAC.

IUPAC dựa trên cấu trúc của chất hữu cơ để đưa ra các quy tắc gọi tên. Vì cấu trúc của các chất hữu cơ thực sự rất phức tạp, nên các quy tắc của IUPAC cũng rất nhiều, không thể nào kể xiết trong vài ngày. Thậm chí, để có thể hiểu được toàn bộ cách gọi tên mà IUPAC đưa ra, bạn có thể mất vài tháng, đôi khi là vài năm đến vài chục năm miệt mài ngâm cứu. Vì vậy, mặc dù là quy tắc quốc tế, nhưng không phải chất nào cũng được gọi tên theo IUPAC. Có một số chất vì cấu trúc quá phức tạp, các nhà khoa học sẽ có những tên gọi, những ký hiệu khác nhau để chỉ chất đó. Ví dụ: vitamin B12, cholesterol, sucrose, v.v.

    Liên quan:
  • Công thức tính số nguyên tử (số phân tử) nhanh nhất và bài tập có lời giải
  • Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
  • Tổng hợp các Sách luyện thi SAT cho người mới bắt đầu 2021
  • Ngành Công nghệ sinh học (Mã ngành: 7420201)
  • Bảng Nguyên Tử Khối Na – Bảng Nguyên Tử Khối Hóa Học Đầy Đủ

Một lưu ý khác nữa là: như mình đã nói ở trên, danh pháp là tên gọi theo quy tắc. Do đó, mỗi khi nói “danh pháp”, các bạn nên hiểu rằng đó là tên gọi theo IUPAC. Còn mỗi khi chỉ nói “tên gọi”, thì các bạn nên hiểu rằng đó là tên gọi khác quy tắc IUPAC.

2. Tại sao phải biết về danh pháp?

Spoiler: đọc cho vui

Lấy một ví dụ đơn giản như sau: bạn An tại Việt Nam tổng hợp được một alcol mới, và bạn An đặt tên nó là anol. Thế nhưng, cùng thời điểm đó, một tiến sỹ ở nước ngoài cũng tổng hợp được alcol đó, nhưng ông lại đặt tên nó là johnol. Hai nhà khoa học này trao đổi với nhau, người thì nói anol, người thì gọi johnol. Tưởng rằng họ đang nói về 2 chất khác nhau, nhưng thực ra chúng là cùng một chất. Điều này lại dẫn đến hàng nghìn hệ lụy về sau. Vì thế, các nhà khoa học cần một hệ thống quy tắc nào đó để có thể thống nhất với nhau trong việc gọi tên chất. Và từ đó danh pháp IUPAC ra đời.

Nói một cách đơn giản, mục đích chính của IUPAC là để thống nhất 1 tên gọi cho mỗi chất, tránh nhầm lẫn khi các nhà khoa học trao đổi với nhau. Nếu biết một tên IUPAC của một chất, ta có thể vẽ được công thức cấu tạo và đôi khi có thể vẽ được cả cấu trúc không gian của nó. Ngược lại, nếu biết công thức cấu tạo (và đôi khi cấu trúc không gian) của một chất thì chúng ta có thể viết được tên IUPAC của nó. Còn nếu bạn không biết một tí gì về danh pháp thì điều đó thực sự là đáng sợ đấy!!!!

Như đã nói ở trên, bạn phải hiểu về danh pháp IUPAC, nhưng các bạn không cần phải thành thạo nó đến mức thượng thừa. Thực tế, các nhà Hóa học hữu cơ không chuyên về danh pháp thì họ cũng chỉ quan tâm danh pháp ở một mức độ vừa đủ. Vì vậy, mình cũng không mong rằng các bạn sẽ tìm hiểu thực sự sâu về vấn đề danh pháp, mà chỉ học đủ để sử dụng thôi.

3. Các quy tắc gọi tên một chất hữu cơ

Tóm tắt các quy tắc

Quy tắc gọi tên theo IUPAC rất nhiều và rất dài. Thường thì các nhà Hóa học không chuyên về danh pháp cũng không cần thiết phải học và nhớ hết tất cả các quy tắc gọi tên. Vì vậy, tại đây, mình viết thêm một phiên bản khác về cách gọi tên theo IUPAC, ở mức độ ngắn gọn, dễ hiểu hơn và đơn giản hơn nhiều so với IUPAC.

Cấu trúc của một danh phápXác định mạch chính và các nhóm chứcGọi tên các mạch nhánhCác tiếp đầu ngữ thường gặpGọi tên các hợp chất polycyclic không MANCUDGọi tên các hợp chất spiroCác ví dụ cụ thể về gọi tên theo IUPACMột số tên thông thường cần lưu ý

    Xem thêm:
  • Natri nitrat NaNO3 là chất gì? Tính chất, ứng dụng của NaNO3
  • Hướng dẫn cách làm bảng khảo sát trên Google Drive
  • Danh Pháp Este – Tính Chất, Danh Pháp, Hóa Học Phổ Thông
  • CaSO4 là gì? có kết tủa không?
  • Công thức hóa học của đường Saccharose, Glucose, Fructose……

Nếu đọc xong phần này mà các bạn vẫn còn nhiều thắc mắc thì các bạn hãy đọc xuống phần tiếp theo (là phần tất tần tật về các quy tắc gọi tên theo IUPAC).

Tại đây sẽ là bản dịch tiếng Việt của quyển hướng dẫn gọi tên hợp chất hữu cơ theo IUPAC, của tác giả Henri A. Favre và Warren H. Powell. Quyển sách này được chính IUPAC phát hành vào năm 2013, và tới nay (2019) vẫn chưa có cập nhật bản mới. Tất cả các mục dưới đây mình sẽ dịch lại quyển sách đó, kèm theo một vài lời bình luận của mình. Mình sẽ cập nhật ngay khi IUPAC phát hành phiên bản mới.

Lời cảm ơnThuật ngữ sử dụng trong sách nàyChương P-1: Nguyên tắc chungChương P-2: Hydrid nền (Parent hydride)Chương P-3: Các nhóm chức và nhóm thếChương P-4: Quy tắc xây dựng danh phápChương P-5: Lựa chọn PIN và xây dựng danh pháp các hợp chất hữu cơChương P-6: Áp dụng vào các nhóm chất cụ thểChương P-7: Gốc tự do, ion và các nhóm tương tựChương P-8: Các hợp chất chứa đồng vịChương 9: Xác định cấu hình và cấu dạngChương 10: Khung cấu trúc cho các hợp chất tự nhiên và các hợp chất liên quanPhụ lục 1Phụ lục 2Phụ lục 3

Chúc các bạn học phần danh pháp này thật tốt nhé Amazon.com) thay vì tìm bản lậu trên google. Các tác giả của quyển sách này đã dành ra rất nhiều thời gian và công sức để cung cấp cho bạn nguồn thông tin bổ ích như này, thì mình cũng mong rằng các bạn tôn trọng quyền tác giả. Nếu bạn cảm thấy giá tiền cho một quyển sách này đối với bạn quá mắc, thì bạn có thể cân nhắc không mua. Bạn không thực sự cần phải sử dụng đến quyển sách này nếu như bạn không có ý định theo đuổi chuyên sâu về ngành Hóa học nói chung (và Hóa hữu cơ nói riêng), và kể cả sinh viên trình độ Đại học cũng chưa cần thiết phải thấu hiểu toàn bộ nội dung trong quyển sách này.
ABDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

Để tránh gây rối cho bạn đọc, mình không phân chia ra một trang tên thông thường cho hợp chất thiên nhiên, hợp chất sinh học hay thuốc, mà mình sẽ gộp chung vào các tên thông thường ở những link trên luôn.

Một lần nữa, mình muốn nhấn mạnh rằng: các tên thông thường ở trên chỉ là để tham khảo, không phải để học thuộc.

5. Các nguồn tham khảo về danh pháp

IUPAC không có nguồn online miễn phí để tham khảo về cách gọi tên. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các đường dẫn sau:

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Hóa học tại website https://edu.dinhthienbao.com.