Thế nào là từ chỉ đặc điểm

Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Câu 2

Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a] Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b] Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c]  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Lời giải chi tiết:

a] Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b] Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c]  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Từ chỉ đặc điểm là gì? Bài tập minh họa về từ chỉ đặc điểm là tài liệu giáo viên Việt Nam gửi đến các bạn đọc ngày hôm nay.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Sơ lược về tài liệu

Nếu như chương trình học môn Tiếng Việt lớp 1, các em học sinh chủ yếu học ghép chữ, đánh vần hay viết những câu chữ đơn giản. Thì ở Tiếng Việt lớp 2, các em bắt đầu học các kiến thức khó hơn. Một trong số đó chính là mở rộng vốn kiến thức về từ ngữ.

Ngày hôm nay, chúng tôi gửi đến các em bài viết về những từ chỉ đặc điểm. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em trong việc học, ôn tập. Từ đó làm tốt các câu hỏi và bài tập về từ chỉ đặc điểm.

Vậy đặc điểm là gì? Từ chỉ đặc điểm là gì? Những từ như thế nào là từ dùng để chỉ đặc điểm. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

  • Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó [có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… ]
  • Từ chỉ đặc diểm là những từ chỉ:

    1. Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…

    2. Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…

    3. Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…

    4. Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

Đây là những kiến thức quan trọng của bài học này. Các em hãy ghi nhớ để áp dụng vào làm bài tập thật tốt nhé!

Bài tập vận dụng

Tài liệu chúng tôi gửi đến ngày hôm nay là những bài tập minh hoạ cho kiến thức bài học. Giúp các em hiểu và tiếp thu kiến thức tốt nhất!

Để xem chi tiết hơn về tài liệu này. Mời các bạn truy cập link file đính kèm phía dưới nhé!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Yến Nguyễn

Từ chỉ đặc điểm là gì? Từ chỉ đặc điểm tiếng Anh là gì? Ví dụ về câu kiểu "ai thế nào" lớp 3?

Tiếng việt trở nên phong phú bởi có cấu tạo bởi các từ làm đa dạng nên nghĩa của từ hơn, cố rất nhiều loại từ khác nhau để chỉ những sự vật sự việc làm cho nó sinh động và dễ hiểu hơn. Chẳng hạn như các tư chỉ đặc điểm. Vậy để biết thêm về từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ về câu kiểu “ai thế nào” lớp 3? Hãy xem bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung này nhé.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Từ chỉ đặc điểm là gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm đặc điểm, từ đó đưa ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm. Trong tiếng Việt, đặc điểm là từ được dùng để chỉ nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó. Khi nhắc đến đặc điểm, người ta thường chú trọng đến vẻ bên ngoài mà có thể cảm nhận thông qua các giác quan [thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác], đó là các đặc trưng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, hầu hết các sự vật đều có những đặc trưng trong cấu tạo và tính chất mà chỉ có thể nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận.

Từ khái niệm đặc điểm ở trên, ta có thể rút ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm là gì? Dựa vào ngữ nghĩa, ta hiểu từ chỉ đặc điểm là từ được dùng đề mô tả đặc trưng của một sự vật, hiện tượng về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác. Chẳng hạn như một số từ sau: đỏ, nâu, tam giác, tròn, vuông, trong suốt, đặc quánh,…

Ví dụ:

1. Chiếc điện thoại của bố có màu xanh.

2. Bạn ấy rất vui vẻ và hòa đồng.

Qua định nghĩa từ chỉ đặc điểm là gì, ta có thể phân loại từ chỉ đặc điểm thành 2 loại:

– Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: là các từ chỉ nét riêng của sự vật thông qua các giác quan của con người như hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…

Ví dụ: Quả dưa hấu có vỏ màu xanh, bên trong màu đỏ và có vị ngọt.

– Từ chỉ đặc điểm bên trong là các từ chỉ các nét riêng được nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận, bao gồm các từ chỉ tính chất, cấu tạo, tính tình,..

Ví dụ: Hoa là một cô gái ngoan ngoãn và hiền lành.

Căn cứ vào các kiến thức lý thuyết nêu trên, ta đã nắm được các kiến thức cơ bản về từ chỉ đặc điểm. Bên cạnh đó, để có thể vận dụng tốt kiến thức đó chúng ra cần nhận diện được chúng trong giao tiếp hàng ngày và văn học.

2. Từ chỉ đặc điểm tiếng Anh là gì?

Từ chỉ đặc điểm tiếng Anh là ” characteristic word”.

3. Ví dụ về câu kiểu “ai thế nào” lớp 3:

Đặc điểm là từ dùng để chỉ nét đặc trưng của 1 sự vật, hiện tượng nào đó. Khi nhắc tới đặc điểm thì người ta sẽ chú trọng tới vẻ bên ngoài và có thể cảm nhận thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác,…

Hoặc những đặc trưng về màu sắc, hình dáng, âm thanh của hiện tượng, sự vật đó. Tuy nhiên, hầu hết các sự vật đều có những đặc trưng trong tính chất và cấu tạo mà chỉ có thể nhận biết qua quá trình quan sát và suy luận.

Từ khái niệm đặc điểm ở trên, chúng ta có thể hiểu: “Từ chỉ đặc điểm là từ dùng để đặc trưng của sự vật, hiện tượng nào đó về màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc các đặc điểm khác.”

VD: Chiếc điện thoại của mẹ có màu hồng

Chàng trai ấy rất thân thiện và hòa đồng.

Trong tiếng Việt, từ chỉ đặc điểm vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm:

– Từ chỉ hình dáng: cao, thấp, to, béo, gầy, …

Ví dụ:

a. Con đường từ nhà đến trường rất dài và rộng.

b. Anh trai tôi cao và gầy.

c. Cô Hoa có một mái tóc dài và thẳng.

– Từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, xanh lam, xanh biếc, xanh dương, đen nâu, trắng, đen,…

Ví dụ:

a. Chú Thỏ con có lông màu trắng tựa như bông.

b. Trời hôm nay rất trong và xanh ngắt.

c. Chiếc hộp bút của em có bảy sắc cầu vồng: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm.

– Từ chỉ mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt,…

Ví dụ:

a. Quả chanh có màu xanh và vị chua.

b. Những cây kẹo bông mẹ mua cho em rất ngọt.

– Từ chỉ các đặc điểm khác: xinh đẹp, già nua, xấu xí, hiền lành, độc ác, nhút nhát, mạnh dạn,…

Ví dụ:

a. Em bé rất đáng yêu.

b. Ca sĩ Hương Tràm có giọng hát trầm khàn, còn ca sĩ Đức Phúc có giọng hát trong veo và cao vút.

c. Anh ấy là người hiền lành nhưng rất kiên định.

4. Bài tập áp dụng về từ chỉ đặc điểm:

Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết ” Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn, từ gồm nhiều tiếng hoặc 2 tiếng là từ phức.

Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.

Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết [morphemesyllable] – âm tiết có giá trị hình thái học.

Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ… không phải tiếng [hình tiết] nào cũng như nhau.

Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:

Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc loại b. và c., nhất là loại c. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được [mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp] qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn… Ví dụ:

Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c. này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt. Hơn nữa, mặc dù chưa có những chứng cứ đầy đủ về mặt tâm lý ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến một điều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lý chờ đợi ở mỗi tiếng [bất kể tiếng đó như thế nào] một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nó một nghĩa nào đấy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được những tiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?

Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b. và c. là tiếng vô nghĩa.

Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:

Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.

Như đã nói ở trên, từ chỉ đặc điểm là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình tiếng Việt lớp 2. Do đó, để giúp các bạn học sinh nhận diện tốt các từ này trong học tập và cuộc sống, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình dưới đây:

Bài tập 1: Tìm và liệt kê các từ chỉ đặc điểm ở trong đoạn thơ sau:

“Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu”

[Sưu tầm]

Trả lời:

Khi đọc đoạn thơ trên ta thấy có các từ chỉ đặc điểm sau: xanh – xanh [ở dòng 2]; xanh mát [dòng 4], xanh ngắt [dòng 6]. Việc sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm này giúp cho câu thơ trở nên sinh động, chân thực. Từ đó, giúp người đọc có thể dễ dàng nhận biết về sự vật.

Bài tập 2: Tìm và liệt kê các từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật?

Trả lời:

Từ ngữ chỉ người và vật bao gồm:

+ Từ chỉ đặc điểm, hình dáng của người, vật như thấp bé, cao lớn, mũm mĩm, gầy, béo, tròn xoe, cân đối,…

+ Từ chỉ đặc điểm màu sắc của vật như tím, đỏ, xanh, vàng, lục, lam, chàm, tím, đỏ tươi, đỏ mận, hồng, trắng, tím biếc, trắng ngần,…

+ Từ chỉ đặc đặc điểm tính cách của người gồm: trung thực, thật thà, hiền lành, đanh đá, chua ngoa, hài hước, vui vẻ, keo kiệt, phóng khoáng, hà khắc,…

Từ chỉ đặc điểm đóng vai trò quan trọng trong câu và nó làm cho câu văn trở nên sinh động, chân thực và thu hút người nghe người đọc hơn rất nhiều. Hy vọng, qua bài viết “Từ chỉ đặc điểm là gì” của Kiến thức tổng hợp sẽ giúp các bạn vận dụng tốt kiến thức để giải quyết các bài tập và sử dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề