Theo em vì sao nhân vật tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 1 năm học 2015-2016 trường THCS Tân Trường, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [110.85 KB, 6 trang ]

TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ THI THỬ LẦN I
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
[Thời gian làm bài 120 phút]
C âu 1 [2,0 điểm ]
Cho đoạn trích:
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc lấy cây lược đưa cho tôi và
nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây
giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”
a. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích?
b. Theo em tại sao tác giả lại viết “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và tại sao
nhân vật tôi [ông Ba] lại “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn” của đôi mắt ông Sáu?
Câu 2 [3,0 điểm]
Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, Lý Lan viết: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay
con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là
của con”.
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt tay con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy
viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi bàn về tính tự lập.
C âu 3 [5,0 điểm]
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất
từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.
………………………Hết………………………
1
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
ĐÈ THI THỬ LẦN I
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO LỚP 10
THPT NĂM 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 [2,0 điểm]


a. [0,5]: Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm, viết đúng chỉnh tả, mỗi ý được 0,25.
- Tác phẩm: Chiếc lược ngà.
- Tác gải: Nguyễn Quang Sáng
b. [1,5]:
- Hình thức [0,25]: HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
- Nội dung [1,25]: Đoạn văn phải đảm bảo các ý:
* Ông Ba nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vì: [0,5]
+ Trong giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà
chưa trao được cho con.
+ Sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn
bao giờ hết.
* Ông Ba “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn của ông Sáu” vì: [0,75]
+ Đó là cái nhìn của một người sắp ra đi, cái nhìn gửi gắm vào đó tất cả những tình
cảm cháy bỏng của mình.
+ Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn yêu thương, chứa đựng cả nỗi đau xót khi không
còn gặp lại đứa con gái. Ánh mắt chứa đựng cả tình yêu mãnh liệt nhờ ông Ba gửi tới con
gái, là mệnh lệnh thiêng liêng trao cho đồng đôi “anh hãy trao cây lược cho bé Thu”.
+ Đó là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con mãi mãi tồn tại. Chiến tranh
có thể cướp đi sự sống nhưng không thể hủy diệt tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng.
Câu 2 [3,0 điểm]
Viết bài ngắn văn, đảm bảo các yêu cầu:
* Hình thức – kĩ năng [0,5]: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý
rõ ràng. Biết vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận.
Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, Không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi
logic.
* Nội dung – kiến thức đảm bảo các ý sau: [2,5]
+ Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập. [0,25]
2
+ Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn: Cẩm tay gợi sự

sự dẫn dắt, chở che cho con; buông tay để con tự đi, tự khám phá. Việc bà mẹ buông tay
để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập. [0,25]
+ Tự lập là gì? Là tự làm những việc của mình không nhờ vả, không ỷ lại, dựa dẫm vào
người khác. [0,5]
+ Vì sao cần tự lập? Vì tự lập có có tác dụng: [0,5]
- Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi
hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.
- Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.
- Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Làm thế nào để tự lập? [0,5]: Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…
Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm [lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực
tế, dẫn chứng trong văn học]
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn. [0,5]
- Mức tối đa [3,0]: Đảm bảo hoàn hảo yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Mức chưa tối đa [0,25 ; 0,5 ; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 ; 2,5,…] : Chưa đạt yêu cầu hoàn hảo như ở mức
tối đa.
- Mức chưa đạt: Làm không đúng yêu cầu về nội dung và hình thức.
Khi chấm cần lưu ý: GV chấm bài thống nhất để chia mức độ điểm theo cấu trúc bài
nghị luận cho hợp lí, bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung ở mức tối đa mới
chấm điểm ở mức tối đa.
Câu 3 [5, 0 điểm]
1. Yêu cầu về hình thức: [0,5]
- Làm dúng kiểu bài nghị luận văn học, bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ trong sáng, câu, đoạn đúng ngữ pháp.
- Biết kết hợp phương thức nghị luận với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự một
cách linh hoạt, lời văn chặt chẽ, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về nội dung [4,5]
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần có các ý cơ bản sau:
* Cảm nhận chung [1,0]: “Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn gồm 3 khổ. Với số câu

3
từ khiêm tốn ấy, Hữu Thỉnh đã miêu tả thật hàm súc cái khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang
thu; bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đồng thời kín đáo
thể hiện những suy nghĩ, triết lý của mình về cuộc sống.
* Phân tích chi tiết [3,0]
- Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ trước những tín hiệu đầu tiên khi
mùa thu về. [1,0]
+ Bài thơ mở ra bằng sự cảm nhận của khứu giác và xúc giác:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Từ “bỗng” vang lên như một tiếng reo, một phát hiện, diễn tả cái đột ngột, bất ngờ,
không báo trước. Qua đó ta thấy cảm xúc ngỡ ngàng của thi nhân khi nhận ra những dấu
hiệu thiên nhiên đặc trưng lúc mùa thu về.
Ổi chín là hương của mùa thu làng quê mộc mạc, bình dị.
“phả” thơm trong “gió se” - làn gió nhẹ, khô, hơi lạnh của mùa thu muôn thuở - hấp
dẫn và đánh thức cả vị giác, thị giác, khứu giác của người đọc. Động từ mạnh “phả” có
thể thay thế bằng “lan”, “tan”, “thoảng”, “toả”… Nhưng bấy nhiêu từ không từ nào gợi
nổi hương thơm như sánh lại, như đậm hơn của trái chín mà từ “phả” có khả năng diễn
đạt. Vậy là, với “hương ổi” và “gió se” – hương thu và gió thu, mùa thu đã sang với những
tín hiệu đầu tiên.
+ Sau hương, sau gió là sương:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Từ láy gợi hình “chùng chình” diễn tả trạng thái dùng dằng nửa muốn đi nửa muốn
ở của con người. Dùng để tả “sương”, Hữu Thỉnh đã thành công trong nghệ thuật tu từ
nhân hoá. Nhờ nghệ thuật nhân hoá làn sương thu mỏng nhẹ, mong manh như tơ giăng,
như khói tỏa hiện lên vừa sinh động vừa có hồn.
+ Từ những cảm nhận về hương, về gió, về sương, thi nhân lòng tự nhủ lòng:
“Hình như thu đã về”
“Hình như” là phần phụ tình thái diễn đạt ý chưa thật rõ, chưa chắc chắn, còn nghi
hoặc. Phút giây giao mùa của thiên nhiên nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi bằng cả khứu giác,

xúc giác, thị giác vậy mà nhà thơ vẫn bối rối “hình như”. Vì sao? Có thể vì tín hiệu mùa
thu nhà thơ quan sát được mơ hồ quá: hương thu, gió thu, sương thu - những cảnh vật cảm
4
thấy nhiều hơn là nhìn thấy. Nhưng chủ yếu là bởi cái rung động rất tinh tế, mới mẻ của
tâm hồn thi nhân hoà nhịp, đồng điệu lắm với thiên nhiên cảnh sắc giao mùa như thực như
ảo.
- Cảm nhận của nhà thơ trước những thay đổi của thiên nhiên, đất trời lúc thu
sang. [1,0]
+ Thiên nhiên được nhà thơ quan sát ở không gian vừa dài rộng vừa cao vời với
những cảnh vật hữu hình, cụ thể:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Hai câu thơ tạo nên một cặp đăng đối rất tự nhiên gần với vẻ đẹp của thơ cổ. Dòng
sông không cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ mà lắng lại êm đềm.
Từ láy cùng nghệ thuật nhân hoá “dềnh dàng” miêu tả rất thực và sống động đặc điểm
dòng chảy hiền hoà của sông mùa thu. Tương phản với sông, “chim bắt đầu vội vã”. Nhạy
cảm với sự thay đổi của thời tiết, bầy chim trời chuẩn bị hành trình bay về phương Nam
tránh rét.
Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua hình ảnh nhân hoá - ẩn dụ:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Hai câu thơ tả mây. Động từ “vắt” gợi liên tưởng đám mây như dải lụa, như tấm
khăn voan của người thiếu nữ lửng lơ trên bầu trời nửa còn đang là mùa hạ, nửa đã
nghiêng về mùa thu.
Lấy không gian, mượn cảnh vật để miêu tả bước đi thời gian rõ ràng là sáng tạo
riêng, độc đáo của Hữu Thỉnh. Câu thơ nhờ vậy sống động, có hồn hơn; hình ảnh cụ thể,
mới mẻ hơn. Bức tranh mùa thu mỗi lúc mỗi hiện rõ với vẻ đẹp vô cùng quyến rũ…
- Từ sự cảm nhận về mùa thu, nhà thơ hướng dần vào tâm tưởng. [1,0]
+ Hai khổ thơ trước, mùa thu được cảm nhận trực tiếp bằng thị giác, khứu giác, xúc
giác; được quan sát theo trình tự không gian từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Khổ 3, mùa

thu được khẳng định bằng những đoán nhận, kinh nghiệm, đối chiếu; được quan sát theo
trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hạ sang thu, hướng dần vào tâm tưởng:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
5
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Nắng rực rỡ, chói chang; mưa ào ạt, xối xả; sấm đột ngột, mạnh mẽ là những đặc
điểm của thiên nhiên mùa hạ. Tất cả “vẫn còn” đấy nhưng đã “vơi”, “bớt” rồi.
Tác giả đã chọn dùng những từ không lặp lại để diễn tả một ý nghĩa: sự giảm đi về mức
độ. Không gay gắt, đổ lửa như nắng hạ, nắng thu dìu dịu, trong lành. Không sầm sập trút
nước như mưa hè, mưa thu lưa thưa, lắc rắc. Sấm cũng không rền vang, bất ngờ mà ít đi,
nhỏ hơn…
+ Khép lại cảnh thu đất trời quê hương là hình ảnh:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
“Hàng cây đứng tuổi” vừa tả thực những cây cổ thụ lâu năm vừa gợi tới thế giới
sang thu của hồn người, đời người. Vẻ điềm tĩnh của cây trước sấm sét phải chăng là ẩn dụ
chỉ sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão giông? Cũng như hàng cây nhiều
năm tuổi không bất ngờ trước sấm chớp, người ta khi đã từng trải, đã chịu nhiều thử thách,
gian nan thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh.
Như vậy, khổ cuối đâu chỉ miêu tả cảnh sang thu mà chất chứa những chiêm
nghiệm, suy ngẫm thâm trầm của nhà thơ về con người và cuộc sống. Phải sâu sắc và
nhiều nếm trải, Hữu Thỉnh mới khái quát được những điều thấm thía thế về kiếp sống,
nhân sinh…
* Đánh giá, bình [0,5]: với nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, ý thơ hàm súc, ngôn từ
chọn lọc, lời thơ biểu cảm… “Sang thu” đã miêu tả cảnh thu thiên nhiên đẹp, tình thu thi
nhân thiết tha trìu mến.
- Những biến chuyển của trời đất lúc thu sang được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều
yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế.

- Đọc bài thơ ta không chỉ thấy vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ mà còn biết yêu hơn cảnh sắc
thân quen, bình dị, thơ mộng, hữu tình của mùa thu đất nước quê hương…
- Mức tối đa [5,0]: Đạt hoàn hảo các yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Mức chưa tối đa 0,5 ; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 ; 2,5 ; 3 ; 3,5 ; 4,0,…: Tùy từng ý đạt được để chấm các
mức điểm.
- Mức không đạt : Không làm đúng yêu cầu về hình thức và nội dung.
6

Phần II [5,0 điểm]

Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]:

“Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

– Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

– Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”

[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014].

  1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
  2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.
  3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và câu đơn mở rộng thành phần [gạch chân, chú thích rõ]

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I

Câu 1:

– Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” [0,25đ]

– Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. [0,5đ]

– Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt [0,25đ]

Câu 2:

– Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim [0,25đ]

– Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện [0,75đ]

Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

– Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. [0,5đ]

– Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ [0,5đ]

Câu 4 Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: [2,0đ]

– Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?

– Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…

* Lưu ý: khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục

Phần II

Câu 1

Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. [0,25đ]

– Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh. [0,25đ]

Câu 2

– Học sinh chỉ đúng 2 lời dẫn trực tiếp [0,5đ]

– Chuyển thành lời dẫn gián tiếp đạt yêu cầu [0,5đ]

Câu 3

* Đoạn văn diễn dịch

– Phần mở đoạn đạt yêu cầu [0,25đ]

– Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tình cảm cha con sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay

+ Tình huống éo le: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này bé Thu mới nhận ra ba [0,25đ]

+ Tình yêu thương mãnh liệt bé Thu dành cho ba thể hiện ở các chi tiết như tiếng gọi ba, cử chỉ, hành động dành cho ba… [1,0đ]

+ Tình yêu thương con sâu sắc ở ông Sáu biểu lộ qua những chi tiết

diễn tả tâm trạng, cử chỉ, đặc biệt là ánh nhìn của ông dành cho con… Từ những cảm nhận trên, cần khẳng định thành công của tác giả trong việc tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật nhằm làm nổi bật tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. [1,0đ]

* Có sử dụng câu đơn mở rộng thành phần [gạch dưới] [0,25đ]

* Có câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định [gạch dưới]

Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: [3 điểm]

Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

1.Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

  1. Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên.
  2. Từ “chông chênh” trong câu thơ gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật trữ tình?
  3. Hãy kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ vừa chép và nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy.

PHẦN II: [7 điểm]

Cho đoạn văn sau:

“ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng ”.

[“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, NXB Giáo dục]

  1. “Người con trai” mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhắc tới trong đoạn văn là nhân vật nào? Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm? 1,0
  2. “Lặng lẽ SaPa” là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm 1,0

3.Tại sao “người con trai ấy” lại khiến nhà họa sĩ cảm thấy “nhọc quá”, qua đó em hiểu thêm gì về nhân vật họa sĩ?1,0

  1. Viết một đoạn văn [khoảng 10 đến 12 câu] theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ và câu cảm thán [gạch chân, chú thích rõ].

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

PHẦN I: [3 điểm]

Câu 1: [1,0 điểm]

Tác phẩm: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”0,25
Tác giả: Phạm Tiến Duật0,25
Sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt0,5

Câu 2: [0,5 điểm]

Chép chính xác khổ thơ0,5

Câu 3: [0,5 điểm]

Từ láy “chông chênh” diễn tả trạng thái đu đưa không vững chắc, gợi ra con đường gập gềnh khó đi; thể hiện gian khổ, khó khăn, nguy hiểm trên con đường ra trận của những người lính lái xe.0,5

Câu 4: [1,0 điểm]

– Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ.

– Tác dụng: Diễn tả khó khăn chồng chất song với nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận với tinh thần lạcquan, chứa chan hi vọng.

0,5

0,5

Phần II : [7 điểm]

Câu 1: [1,0 điểm]

– “Người con trai” mà nhà văn nhắc tới là nhân vật anh thanh niên

– Nhận xét về cách đặt tên nhân vật:

+ Các nhân vật trong truyện đều đều không có tên riêng mà được gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp.

+ Cách đặt tên như vậy là nhà văn muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này làm tăng tính khái quát chủ đề câu chuyện.

0,5

0,5

Câu 2: [1,0 điểm]

Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” được toát lên từ những chi tiết:

– Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như một bức tranh.

– Cuộc sống, tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ.

– Chất thơ của truyện còn đi liền với chất họa. Truyện như một bức tranh đẹp, những bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gạp gỡ giưa ba nhân vật và bức chân dung ký họa về nhân vật chính – anh thanh niên.

1,0

Câu 3: [1,0 điểm]

– “Người con trai ấy” khiến nhà họa sĩ cảm thấy “nhọc quá” vì ông được gặp con người ngoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm, ông chấp nhận thử thách của quá trình sáng tác, ông muốn thể hiện để mọi người cảm nhận được những vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong nét phác họa của mình

– Qua đó, người đọc nhận thấy ở người họa sĩ một trái tim nghệ thuật, một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến bằng tình yêu nghề nghiệp.

1,0

Câu 4: [4 điểm]

– Trình bày đúng đoạn văn tổng – phân – hợp [ đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính xác vị trí và nội dung câu chủ đề]

– Phần khai triển đoạn khoảng 10 đến 11 câu với đầy đủ dẫn chứng đảm bảo các ý cơ bản sau:

+ Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt.

+ Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc.

+ Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự, khiêm tốn.

+ Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, luôn tìm cách học hỏi, nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống.

– Có sử phép nối, gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép nối .

– Sử dụng câu cảm thán, gạch chân chính xác dưới câu cảm thán.

Lưu ý: Phần khai triển đoạn

– Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ: cho 1,5 điểm.

– Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát, còn mắc lỗi về câu, lỗi chính tả: cho ,0 điểm.

– Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn: trừ 0,5 điểm

1,0

2,0

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

ĐỀ SỐ 4

Phần 1 [7 điểm] Đọc đoạn thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Giàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

[Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN]

  1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
  2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
  3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết một đoạn văn ngắn diễn dịch [đánh số thứ tự từng câu] trong đó có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung và một tình thái từ trình bày về khí thế của người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên.
  4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựn trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm.

Phần 2[3 điểm] Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có câu:

“Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

[Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN]

  1. Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều?
  2. Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển tích đó như thế nào?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần 1[7đ]:

CÂUHƯỚNG DẪN CHẤMBIỂU ĐIỂM
Câu 1– Đoạn thơ trên có trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.0.5đ
– Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm 1958. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả.0.5đ
Câu 2– Hình ảnh “ Buồm trăng” là ẩn dụ.

0.5đ
– Giải thích: – Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.

+ Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm.

+ Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, cũ kĩ -> đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn.

– Con người và vũ trụ hòa hợp.

0.5đ
Câu 3– Hình thức:

+ Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, có đánh số thứ tự câu

+ Có sử dụng câu ghép quan hệ bổ sung, phép thế, chỉ rõ

1,5 điểm

0.5đ

0.5đ

– Nội dung: hs cần làm rõ các ý cơ bản sau2.5 điểm
+ Thuyền có lái có buồm. Thuyền lướt đi trong dêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát, gió, trăng. Động từ “lướt” đặc tả vận tốc của đoàn thuyền. Thuyền như lướt đi, như bay lên. Hình ảnh ẩn dụ” buồm trăng” gợi liên tưởng thú vị. Vào đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống mặt nước, vào một lúc nào đó ánh trăng và cánh buồm chập lại làm một tạo thành hình ảnh buồm đẫm ánh trăng.
+ Chủ nhân của con thuyền- người đánh cá cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Biển thu hẹp để con người “ra đậu dặm xa”, “ dò bụng biển” tìm tòi khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa đánh cá. Công việc đánh cá được so sánh với công việc đánh trận.
+ Qua đó cho thấy khí thế lao động khẩn trương, hình ảnh con người và thiên nhiên hòa nhập làm một. Tất cả được cảm nhận bằng hồn thơ lãng mạn của tác giả.0.5đ
Câu 4– Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sỏ quan sát đó là: “ Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.

0,5đ

0.5đ

Phần 2[3đ]:

Câu 1– Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với cha, mẹ.0.25đ
– Chép chính xác:

“ Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

0.5đ
– Qua đó cho thấy Kiều là người hiếu thảo, vị tha0.5đ
Câu 2– Các điển tích: Sân Lai, gốc tử0.5đ
– Ý nghĩa: + Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.[Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ].0.75đ
+ Gốc tử: gốc cây tử[ cây thị], chỉ cha mẹ đã già rồi.0.75đ

ĐỀ SỐ 5

Phần I [6.0 điểm]:

Cho đoạn thơ sau:

…“Trước xe quân tử tạm ngồi,

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

…Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

Vân Tiên nghe nói liền cười:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

[Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010]

  1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
  2. Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?
  3. Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm hội thoại đó?
  4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh và câu ghép chỉ quan hệ tương phản [gạch chân, chú thích rõ]

Phần II [4.0 điểm]:

Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

[Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010]

  1. Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
  2. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra các thành biệt lập trong đoạn trích.
  3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày trong đoạn trích trên là kiểu câu gì [phân loại theo cấu trúc ngữ pháp]?
  4. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đã vô cùng xấu hổ và tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người [Bài viết không quá một trang giấy thi].

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I

1

[1.0 điểm]

– Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu

– Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh: Sau khi Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, đã ghé lại hỏi han nàng. Kiều Nguyệt Nga tâm sự về hoàn cảnh của mình và tỏ ý muốn đền ơn Lục Vân Tiên, nhưng chàng đã từ chối.

0.5

0,5

2

[0,5 điểm]

– Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến nghĩa bất vi”?

+ Báo đức thù công: báo trả ơn đức, đền đáp công lao

+ Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa mà không làm [Cả hai câu thơ ý nói: thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng]

0.25

0.25

3

[1.0 điểm]

– Những từ tạm ngồi, xin cho, tiện thiếp, lạy, thưa trong lời nói của Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện phương châm lịch sự

– Tìm đúng câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm lịch sự [VD: Lời chào cao hơn mâm cỗ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…]

0.5

0.5

4

[3.5 điểm]

– Đoạn văn tổng – phân – hợp

– Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Lục Vân Tiên được thể hiện trong tác phẩm:

+ Tinh thần nghĩa hiệp, anh hùng

+ Tinh thần quả cảm, võ nghệ cao cường

+ Biết quan tâm và cảm thông

+ Biết trọng lễ nghĩa

+ Trọng nghĩa khinh tài

* Viết đúng hình ảnh so sánh [gạch dưới]

* Viết đúng câu ghép [gạch dưới]

Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

Phần II

1

[0.5 điểm]

– Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Kim Lân: Kim Lân [1920 -2007] tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.0.5

2

[1.5 điểm]

– Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.

– Các thành biệt lập trong đoạn trích:

+ Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.

+ Thành phần cảm thán: , sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

0,5

0.5

0.5

3

[0,5 điểm]

Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày là kiểu câu rút gọn [phân loại theo cấu trúc ngữ pháp]0.5

4

[1.5 điểm]

Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:

– Nội dung: Từ nỗi xấu hổ, tủi nhục của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nêu được những suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người: tự xấu hổ là dấu hiệu của việc tự nhận thức về những điều mình chưa làm được, chưa làm đúng; đó là bước đầu tiên để dẫn đến hành động sửa sai và hoàn thiện nhân cách con người…

– Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo qui định…

1.0

0.5

ĐỀ SỐ 6

Phần I:

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc trăng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

  1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy?
  2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

Biện pháp tu từ nói quá cùng hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu này có tác dụng gì?

  1. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
  2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng câu đơn mở rộng thành phần và lời dẫn trực tiếp.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.

Trích Ngữ văn 9 tập 1.

Phần II:

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Du]:

“Phan nói:

– Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mong đợi thì sao?”

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và chăng ngựa hồ Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.

[Trích Ngữ văn 9 tập 1]

  1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
  2. Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”.
  3. Em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng 2/3 trang giấy thi] về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I:

Câu 1:

Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

Câu 2:

– Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

– Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

Câu 3:

Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” [Nguyên tiêu] của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Câu 4:

  1. Hình thức:

– Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu

– Hình thức lập luận: diễn dịch [câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn].

– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả,…

– Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: câu đơn mở rộng thành phần và lời dẫn trực tiếp.

  1. Nội dung:

– Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.

– Chi tiết:

+ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.

+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.

+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.

+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.

+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.

Phần II:

Câu 1:

– Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

– “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

– Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

– Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3:

Học sinh có thể làm theo nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là gợi ý:

  1. Về hình thức

Đoạn văn có dung lượng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích đoạn văn có những sáng tạo riêng.

  1. Về nội dung

– Xác định được vấn đề nghị luận : Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

– Giải thích vấn đề : Gia đình là gì ?

Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái

– Bàn luận vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Đối với cá nhân con người: Gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi con người. Đặc biệt gia đình là cái nôi bồi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức con người.

+ Đối với cộng đồng xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội.

– Liên hệ và mở rộng:

+ Yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình.

+ Phê phán thái độ sống không coi trọng gia đình, sống ích kỉ cá nhân…

ĐỀ SỐ 7

Câu 1: [3 điểm]

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:

“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

– Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.

– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.

1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

2] Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?

3] Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.

Câu 2:[5 điểm]

Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có câu thơ: “Tà tà bóng ngả về tây”.

  1. Hãy chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
  2. Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng của con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết : Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
  3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có cách dùng từ như vậy.
  4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp, nội dung diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên.[Trong đoạn có dùng một câu ghép và thán từ, gạch chân, chú thích rõ].

Câu 3 :[2 điểm]

Ngày nay, các phương tiện thông tin nghe nhìn ngày càng phát triển đã đem lại thuận lợi không nhỏ cho việc nâng cao hiểu hiết của con người nhưng điều đó cũng phần nào làm cho nhiều bạn trẻ không còn ham mê đọc sách. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1[3 điểm]

  1. Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng” [0,25đ]

Tác giả: Kim Lân [0,25 đ]

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và lần đầu đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948 [0,5đ]

  1. Nói “Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ – lấy làng để chỉ những người dân làng chợ Dầu [0,5đ]
  2. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ông Hai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự nhiên như khoe về một chiến công. Hành động này không bình thường nhưng hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp cho kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu cả. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng chợ Dầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị phá hủy nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng chợ Dầu vẫn là làng anh dũng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của người dân Việt Nam trong kháng chiến [1.5 điểm]

Câu 2

  1. Chép đúng đoạn thơ [0,5 đ]
  2. Cách dùng từ “nao nao” mang lại ý nghĩa cho câu thơ: Cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm về một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng. [0,5 đ]
  3. Hai câu thơ cùng có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:

“ Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

[0,5đ]

  1. Đoạn văn:
  2. Hình thức [1,5 đ]

– Viết đúng đoạn văn tổng – phân- hợp: 0,5 đ

– Sử dụng được câu ghép, lời dẫn trực tiếp : 0,5 đ

– Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi câu… [0,5 đ]

  1. Nội dung [2đ]

– Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:

+ Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân; ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang [0,25 đ]

+ Mọi chuyển động của con người và thiên nhiên đều như chậm lại: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.[0,5đ]

+Cảnh đã có sự thay đổi về về thời gian, không gian. Không còn bát ngát trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội mà đang nhạt dần, lặng dần.[0,5đ]

+ Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”… không chỉ thể hiện sắc thái của cảnh vật mà còn gợi những bâng khuâng, xao xuyến trong hồn người. Có nỗi buồn man mác, sự tiếc nuối trước ngày hội vừa đi qua và dường như có cả dự cảm về điều đang tới.[0,5đ]

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của tác giả.[0,25đ]

Câu 3 [2đ]

  1. Yêu cầu về kĩ năng: [0,5đ]

Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức: [1,5đ]

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:

+ Nêu được vấn đề cần nghị luận. [0,25đ]

+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.[0,25đ]

+ Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh… cho con người. [0,5đ]

+ Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. [0,25 đ]

+ Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. [0,25đ]

ĐỀ SỐ 8

Phần I. Đọc hiểu văn bản [3,0 điểm]

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

[Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD năm 2014]

Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 [0,5 điểm]. Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 [1,0 điểm]. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 [1,0 điểm]. Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]. Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn [từ 8-10 câu] về lòng vị tha.

Câu 2 [5,0 điểm]. Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dungĐiểm
I. Đọc hiểu1Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên:

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

0,5
2Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Lưu ý:

– HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;

– HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.

0,5
3Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.1,0
4HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.1,0

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1 [ 2,0 điểm]. Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 8-10 câu] về lòng vị tha.

Phần

CâuNội dungĐiểm
II. Làm vănCâu 1 [2,0 điểm]a. Đúng hình thức đoạn văn [mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn]0,25
b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.0,25
c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:

– Nêu khái niệm của lòng vị tha.

– Biểu hiện của lòng vị tha.

– Ý nghĩa của lòng vị tha.

– Rút ra bài học cho bản thân.

1,0
d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng của bản thân.0,25
e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.0,25

Câu 2. [5,0 điểm] Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

CâuNội dungĐiểm

Câu 2

5,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự, trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.1,0
b. Xác định đúng nội dung kể

– Giới thiệu nhân vật kể chuyện

– Nêu hoàn cảnh [nỗi nhớ, lòng tự hào] của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

– Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

– Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

2,5

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể0,5

d. Sáng tạo trong cách kể0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đúng chính tả, ngữ pháp, nghĩa Tiếng Việt0,5

ĐỀ SỐ 9

Phần I [6.0 điểm]

Cho đoạn trích sau:

“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngắc, lạ lung. Còn anh, anh không kìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.”

[Trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng]

Câu 1: Nhân vật “anh” và “con bé” trong đoạn trích tên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?

Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề.

Câu 3: Viết 1 đoạn văn từ 10 – 12 câu theo phép lập luận tổng – phân –hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật “con bé” dành cho ba mình trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” trong đó có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần và lời dẫn trực tiếp . Gạch chân và chú thích rõ.

Phần II[6 điểm]

Ở bài thơ Bếp lửa [Bằng Việt], trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

…”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…

Rồi trở về thực tại:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

[TríchNgữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015]

  1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
  2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?
  3. Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
  4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Câu 1:

-Nhân vật “anh” và “con bé” trong đoạn trích trên là ông Sáu và bé Thu [0.5 điểm]

– Trong đoạn trích trên con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa là vì: [0,5đ]

+Lúc đầu, bé Thu không chịu nhận ra ông Sáu sau 8 năm xa cách do ông có vết thẹo dài trên mặt khiến ông không giống với người cha trong bức ảnh mà bé Thu chỉ dành tình cảm của mình cho người cha trong bức ảnh [0.25đ]

+ Sau đó ngày ông Sáu chuẩn bị ra chiến trường, được bà ngoại giải thích vì đánh Tây mà ông Sáu mới có vết thẹo dài trên mặt như vậy, lúc đó bé nhận ra ba nên đó là những biểu hiện của tình yêu thương cho người ba của cô bé.

Câu 2

-Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống truyện thứ nhất: Ông Sáu trở về sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không chịu nhận ra ba và tới lúc nhận ra ba thì lúc đó ông Sáu lại chuẩn bị phải ra chiến trường. [0.5đ]

-Ý nghĩa của tình huống truyện: Bộc lộ tình yêu thương cha vô cùng mãnh liệt của bé Thu – 1 cô bé cá tính, ương bướng. [0,5đ]

-Ý nghĩa của chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” [0,5đ]

+ Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và xây dựng cốt truyện, nếu không có chi tiết này thì cốt truyện sẽ không phát triển được và sẽ phát triển theo chiều hướng mới.

+ Là sự khẳng định tình yêu bé Thu dành cho cha, khẳng định tình cha con sâu nặng.

Câu 3. Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí:

*Về nội dung: Khai thác nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí trẻ em…., thông qua các dẫn chứng để thấy được tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu. [2.0 điểm]

-Trước khi nhận ra ông Sáu là ba:

=>Cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh và cứng đầu-> Tình cảm chân thật nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, chỉ yêu khi biết chắc là ba mình.

-Khi nhận ra ông Sáu là ba

+ Trước khi ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của cô bé bỗng đột ngột thay đổi.

+Hiểu lầm được gỡ bỏ khi bà ngoại giải thích sự vết thẹo dài trên mặt chính là do đánh Tây mà có -> Tạo nên sự ân hận giày vò trong cô bé tại sao lại không nhận ra ông Sáu sớm hơn -> Tình yêu với ba bùng cháy mãnh liệt trong buổi chia tay.

è Tình cảm dành cho ba sâu sắc, mạnh mẽ

Gv cần lưu ý

# Diễn đạt được ý song chưa sâu [1.5điểm]

# Không bám vào nghệ thuật còn mắc vài lỗi diễn đạt [1.0 điểm]

# Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt [0,75 điểm]

# Chưa thể hiện hết phần lớn ý, sai về nội dung, diễn đạt kém….[0.5 điểm

*Về hình thức [1,0 điểm]

– Đạt yêu cầu về số câu, kiểu đoạn văn tổng phân hợp

– Có sử dụng một câu mở rộng thành phần và lời dẫn trực tiếp [Nếu không chú thích rõ ràng không cho điểm]

Phần II:

  1. Bài thơBếp lửađược sáng tác vào năm 1963 lúc nhà thơ đang học ở nước ngoài. Bài thơ được in trong tậpHương cây – Bếp lửa, được nhà xuất bản văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1968.
  2. “Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.

Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

  1. Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
  1. Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở, bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng nói về tình cảm bà cháu. Bài thơ là tiếng lòng yêu thương của người cháu – bây giờ đã là một anh bộ đội đang dừng quân nghỉ ngơi và nghe tiếng gà trưa – hồi tưởng về những khó nhọc mà bà đã phải chịu đựng để chăm lo nuôi dưỡng cho mình lúc mình còn nhỏ.

Video liên quan

Chủ Đề