Theo ly thuyết khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu đúng

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái? I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất. II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Đáp án là A Nội dung 1, 2 đúng. Nội dung 3 sai. Năng lượng không được tái sử dụng nhưng vật chất thì vẫn được tái sử dụng.

Nội dung 4 sai. Sinh vật phân giải ngoài vi khuẩn còn có nấm.

Trần Anh

. Khi nói về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là: 1. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh. 2. Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh. 3. Hệ sinh thái hoạt động theo qui luật nhiệt động học, trước hết là qui luật bảo toàn năng lượng. 4. Hệ sinh thái là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó. 5. Các sinh vật trong hệ sinh thái tương tác với nhau và với môi trường tạo nên chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. A. 2 B. 3 C. 4

D. 5

Tổng hợp câu trả lời [1]

. Đáp án B [1] Đúng do sự tương tác giữa các sinh vật trong quần xã với nhau và với môi trường vô sinh. [2] Đúng do hệ sinh thái trong quá trình tồn tại và phát triển luôn tiếp nhận vật chất, năng lượng từ môi trường bên ngoài nên là hệ mở. [3] Đúng. Hệ sinh thái là một hệ động lực nên luôn tuân theo qui luật thứ nhất và thứ hai của nhiệt động học. Định luật I cho rằng: năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, còn định luật thứ II có thể phát biểu dưới nhiều cách, song trong sinh thái học cho rằng: năng lượng chỉ có thể truyền từ dạng đậm đặc sang dạng khuếch tán, ví dụ: nhiệt độ chỉ có thể truyền từ vật nóng sang vật lạnh, chứ không có quá trình ngược lại. [4] Sai hệ sinh thái là tập hợp quần xã và sinh cảnh [môi trường vô sinh của nó]. [5] Sai.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Một số nhận xét về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo như sau: 1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. 2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới. 3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành. 4. Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện. 5. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật. 6. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người. 7. Con đường phân ly tính trạng trong chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là các cơ chế cách ly dẫn đến hình thành loài mới. 8. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét sai? A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
  • Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1? A. Aa × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. Aa × AA.
  • Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Thế hệ P gồm các cây mọc trên đất có nhiễm kim loại nặng. Từ các cây P người ta thu hoạch được 1000 hạt ở thế hệ F1. Tiếp tục gieo các hạt này trên đất có nhiễm kim loại nặng người ta thống kê được chỉ 950 hạt nảy mầm. Các cây con F1 tiếp tục ra hoa kết hạt tạo nên thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là: A. 37/38. B. 17/36. C. 18/19. D. 19/20.
  • Cho các ví dụ sau về tính thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố sinh thái: 1. Chim định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao. 2. Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, sâu đòi đình dục. 3. Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian đình dục ở cá hồi. 4. Rắn mái gầm cảm nhận được tia hồng ngoại. 5. Cây mọc ở nơi thiếu ánh sáng sẽ tự tỉa cành, thân nhỏ và cao. Có bao nhiêu ví dụ cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật? A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
  • Trong một lưới thức ăn, loài sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1? A. Cây lúa. B. Cá chép. C. Mèo. D. Hổ..
  • Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
  • Cho các bằng chứng sau, có bao nhiêu bằng chứng chứng minh loài người và vượn người có chung nguồn gốc: 1. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, giận dữ, ... biết dùng cành cây để lấy thức ăn. 2. Chu kỳ kinh nguyệt từ 28 - 30 ngày. 3. Thời gian mang thai là 270 - 275 ngày. 4. Nếp nhăn ở não người rất phát triển dẫn đến tăng cao diện tích võ não, não người có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói. 5. Không có đuôi. 6. Có thể đứng thằng bằng 2 chân. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Cho hai mệnh đề sau, nhận đúng nào sau đây đúng với hai mệnh đề này: a] X và Y là hai loại NST giới tính. b] Ngoài gen quy định giới tính, X và Y còn mang gen quy định các tính trạng khác. A. [a] đúng, [b] đúng, [a] và [b] có liên quan nhân quả. B. [a] đúng, [b] sai. C. [a] đúng, [b] đúng, [a] và [b] không liên quan nhân quả. D. [a] sai, [b] đúng.
  • Trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, tạp giao 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen cho thế hệ lai có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,0625. Đây là tỉ lệ của quy luật di truyền nào? A. Quy luật hoán vị gen và tương tác gen. B. Quy luật liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen. C. Quy luật tương tác gen hoặc phân ly độc lập. D. Quy luật phân li độc lập hoặc hoán vị gen.
  • Cho đoạn ADN ngắn có trình tự sau: Mạch I: [2] TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA GTA [1] Mạch II: [1] ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT XAT [2] Đoạn ADN này của một loài sinh vật nhân thực và được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Gen nằm trên ADN tiến hành phiên mã. Biết theo chiều [2] sang [1] của mạch [I] và chiều [1] sang [2] cuả mạch [II] đều bắt đầu bằng exon và mỗi đoạn exon và intron đều chiếm 2 bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị giữa các đoạn exon. Chuỗi polipeptit sẽ ngừng tổng hợp nếu gặp bộ 3 thúc hoặc chạm đến đầu tận cùng của mARN, bộ 3 mở đầu và bộ 3 kết thúc nằm liền kề nhau thì xem như số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh thu được bằng 0. Hãy cho biết các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng: [1] Nếu không xảy ra đột biến, số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh sẽ luôn có 2 axit amin. [2] Nếu xảy ra đột biến thay một cặp nucleotit bất kì, thì số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tối đa có 5 axit amin. [3] Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nucleotit bất kì, mạch [II] làm khuôn, đầu [2] của mạch [II] là đầu 5’ thì tối đa chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 4 axit amin. [4] Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nucleotit bất kì thì tối đa chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 10 axit amin. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề