Thị trường quyền chọn là gì

{{news.Source}} - {{news.Date | date:'dd/MM/yyyy hh:mm:ss'}}

Hợp đồng quyền chọn là một trong những sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh. Để tìm hiểu rõ hơn vai trò của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư hãy cùng tham khảo bài viết ở dưới đây.

1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh

Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước. Tài sản cơ sở thường là chỉ số, cổ phiếu hoặc hàng hóa…

Thị trường quyền chọn là gì

Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh là gì?

Ngược lại, người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện giao dịch mà người nắm giữ hợp đồng yêu cầu. Trong đó, vai trò cụ thể giữa người mua và bán trong hợp đồng quyền chọn của chứng khoán phái sinh được phân định như sau:

  • Người mua phải trả phí ký kết hợp đồng. Người mua có quyền thực hiện giao dịch phái sinh hoặc không sao cho phù hợp với lợi ích của mình nhất.
  • Người bán được nhận phí ký kết hợp đồng. Người bán luôn luôn có nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ người mua.

2. Các loại hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh

Trong chứng khoán phái sinh, hợp đồng quyền chọn được chia thành hai quyền chính là quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn bán (Put Option).

Thị trường quyền chọn là gì

Hợp đồng quyền chọn bao gồm có quyền chọn mua và quyền chọn bán

2.1. Quyền chọn mua (Call Option)

Trong quyền chọn này, người mua sẽ phải trả cho người bán một khoản phí. Đây được gọi là phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn này sẽ có quyền được mua một lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá được thỏa thuận.

Người bán quyền chọn mua sẽ nhận được tiền phí. Do đó, bên bán phải có trách nhiệm bán đi một lượng cổ phiếu theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua thực hiện quyền.

2.2. Quyền chọn bán (Put Option)

Tương tự quyền chọn mua, trong quyền chọn bán thì người mua cũng phải trả người bán phí quyền chọn. Lúc này, người mua quyền chọn bán sẽ có quyền bán một lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá đã được thỏa thuận ban đầu.

Ngược lại, người bán quyền chọn sẽ nhận được tiền phí. Vậy nên, bên bán phải có trách nhiệm mua một lượng cổ phiếu từ người mua quyền chọn theo mức giá đã được thỏa thuận ban đầu.

3. Các kiểu quyền chọn

Thị trường quyền chọn là gì

Các kiểu quyền chọn trong chứng khoán phái sinh khá đa dạng

  • Quyền chọn châu Âu (European Option): cho phép thực hiện quyền đúng ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn Mỹ (American Option): cho phép thực hiện quyền bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
  • Quyền chọn Bermuda (Bermudan Option): cho phép thực hiện quyền vào những ngày được định rõ cùng hoặc trước ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn châu Á (Asian Option): là quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian định trước.
  • Quyền chọn rào cản (Barrier Option): là quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng ("rào cản") nhất định trước khi quyền này có thể được thực hiện.
  • Quyền chọn kép (Binary Option): là một dạng quyền chọn tất cả hoặc không có gì. Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
  • Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): là một phạm trù rộng của các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp.
  • Quyền chọn vani/quyền chọn chuẩn/quyền chọn thông thường (Vanilla Option): bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục (exotic).

Trong số các kiểu quyền chọn trên, kiểu Châu Âu (Europe Option) và kiểu Mỹ (American Option) là các kiểu thường gặp nhất.

4. Đặc điểm hợp đồng quyền chọn 

Hợp đồng quyền chọn là một trong bốn loại hợp đồng công cụ của chứng khoán phái sinh. Cùng chúng tôi tham khảo những điểm nổi bật để có thể hiểu thêm về hợp đồng này.

Thị trường quyền chọn là gì

Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh sở hữu khá nhiểu điểm nổi bật

4.1. Không cần chuẩn hóa

Đặc điểm khác biệt của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh chính là không cần chuẩn hóa. Với hợp đồng này, bạn không cần chuẩn hóa các điều khoản, giá trị, khối lượng tài sản cơ bản. Tài sản của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại tài sản nào…

4.2. Không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC

Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn thấp hơn so với các loại hợp đồng khác.

4.3. Không cần ký quỹ

Điểm cuối cùng là các bên tham gia hợp đồng quyền chọn không cần phải thực hiện ký quỹ. Bên người mua quyền chọn sẽ phải trả phí sau khi ký hợp đồng. Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí và thực hiện các nghĩa vụ đối với bên mua.

Hy vọng qua bài trên, các bạn đã hiểu hơn về hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn về loại sản phẩm trên thị trường, đem lại khả năng sinh lời cao hơn trên mỗi quyết định đầu tư.

File đính kèm: {{news.AttachedFileName}}

Các tin liên quan

{{r.Date | date:'dd/MM/yyyy'}}{{r.Title}}

Bạn đã biết, thị trường cơ sở sẽ có những ảnh hưởng đến giá của quyền chọn: khi giá của tài sản cơ sở tăng, giá quyền chọn call sẽ tăng, quyền chọn put sẽ giảm, và ngược lại. Tuy nhiên, liệu thị trường quyền chọn có ảnh hưởng đến giá của tài sản cơ sở theo chiều ngược lại?

Thị trường quyền chọn có sự ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường cơ sở vào thời điểm gần đáo hạn, độ biến động của các tài sản cơ sở thường ghi nhận sự bất thường trong khoảng thời gian này. Hãy cùng tìm hiểu hai cách mà thị trường quyền chọn có thể tác động đến giá cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay một cặp tiền tệ.

Pin risk

Pin risk là một loại rủi ro xảy ra khi giá tài sản cơ sở được giao dịch sát với giá thực hiện của quyền chọn cho tài sản đó (bất kể là quyền chọn call hay put) vào gần thời điểm đáo hạn, mà đáng lẽ giá của tài sản cơ sở sẽ khác nếu không tồn tại thị trường quyền chọn.

Ví dụ, một quyền chọn Call cổ phiếu X có giá thực hiện $130 sẽ đáo hạn vào ngày thứ 6. Cuối phiên giao dịch ngày thứ 6, giá cổ phiếu X chạm mức $129. Giá của cổ phiếu này đã có thể là $140 nếu như không tồn tại quyền chọn cho cổ phiếu X. Vào phiên ngày thứ 2 tuần tới, một gap tăng có thể xuất hiện và đưa giá cổ phiếu này lên xung quanh $140, như vậy pin risk đã xuất hiện, lợi nhuận của một danh mục có vị thế Short X sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Vậy hãy đến với một câu hỏi: Tại sao giá của tài sản cơ sở có xu hướng tiến sát đến giá thực hiện của quyền chọn vào gần thời điểm đáo hạn? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy nhớ lại một chút về cái cách quyền chọn được phát hành và giao dịch trên thị trường, mà tôi đã trình bày trong một bài viết khác về quyền chọn.

Quyền chọn được phát hành bởi các tổ chức lớn, sau đó được bán cho các nhà giao dịch. Các tổ chức này thực sự là những “tay to” nắm giữ lượng vị thế Short quyền chọn khổng lồ trên thị trường, mà một vị thế Short quyền chọn vốn dĩ có lợi nhuận giới hạn và rủi ro vô hạn. Với một quy mô vốn lớn cũng như có vị thế hàng đầu trên thị trường, mặc dù có phần bất lợi so với các nhà giao dịch nhỏ lẻ, nhưng họ hoàn toàn có thể là một “market maker” thực sự và khiến thị trường vận động theo xu hướng có lợi nhất cho họ.

Hãy lấy ví dụ về quyền chọn Call cổ phiếu X như phía trên. Các tổ chức phát hành nắm giữ vị thế Short Call sẽ có lợi nhuận nếu như giá cổ phiếu X nằm dưới mức $130. Vào phiên ngày thứ 6, giả sử X đang được giao dịch ở mức $133, các market maker sẽ mở một vị thế Short cổ phiếu cơ sở lớn, nhằm đưa giá cổ phiếu giảm xuống sát với mức giá thực hiện. Khi X giảm xuống mức $129 vào thời điểm đáo hạn, các market maker sẽ không cần phải nắm giữ các vị thế Short X nữa, họ sẽ đóng các trạng thái này, hoàn tất một giao dịch Arbitrage: Các vị thế cổ phiếu cơ sở không thay đổi, và các vị thế Short Call mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, việc các vị thế Short X được đóng lại cũng có thể khiến giá cổ phiếu xuất hiện một gap tăng vào phiên thứ 2 tuần tới.

Như vậy, bạn đã biết lý do giá của một cổ phiếu, hay hàng hóa, cặp tiền tệ có xu hướng ở gần giá thực hiện của quyền chọn khi quyền chọn sắp đáo hạn. Việc theo dõi các quyền chọn sắp đáo hạn cũng là một điều khá quan trọng để biết được xu hướng tiếp theo của thị trường, giá của tài sản cơ sở sẽ tiến sát tới giá thực hiện của quyền chọn có khối lượng mở (OI) lớn nhất.

Một nghiên cứu vào năm 2004 cho biết, nhờ hiện tượng pin risk trên thị trường quyền chọn, tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đã sai lệch tổng cộng 9 tỷ USD.

Gamma explosion

Hãy lấy một trường hợp khác, giả sử giá cổ phiếu X vào đầu ngày thứ 6 có giá $150. Như vậy, sẽ rất khó khăn để market maker thực hiện một Arbitrage, bởi đưa giá cổ phiếu từ $150 xuống $130 cần rất nhiều tiền. Trên phương diện là một tổ chức lớn, với việc giá của tài sản cơ sở là $150, các vị thế Short Call sẽ OTM và họ sẽ chịu một rủi ro lớn nếu như quyền chọn đáo hạn, vì vậy cách khả dĩ nhất họ có thể làm để bảo vệ danh mục đó là đóng các vị thế Short Call bằng các trạng thái Long Call đối ứng. Nếu có những vị thế Short Call mới được mở để đối ứng với các vị thế Long Call này, họ sẽ hegde rủi ro bằng cách mua cổ phiếu X, và càng khiến giá cổ phiếu này tăng mạnh hơn trước thời điểm đáo hạn. Hiện tượng này được gọi là “gamma explosion”, gamma của các quyền chọn sẽ tăng vọt ngay trước thời điểm chúng đáo hạn, có thể khiến cho giá của tài sản cơ sở biến động mạnh mẽ (xem định nghĩa gamma tại đây). Gamma lớn chứng tỏ các nhà giao dịch cần phải mở nhiều vị thế Long hoặc Short tài sản cơ sở hơn bình thường để có thể hedge các vị thế quyền chọn, và điều này gây nên sự biến động mạnh mẽ trong giá của các tài sản cơ sở.

Như vậy, gamma explosion khiến giá của tài sản cơ sở biến động mạnh và cách xa hơn so với giá thực hiện của quyền chọn.

Trader cần làm gì để chống lại sự ảnh hưởng đến từ thị trường quyền chọn?

Cả hai hiện tượng pin risk và gamma explosion đều khiến thị trường cơ sở có những biến động bất thường, và điều này ảnh hưởng lớn tới danh mục của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu cơ ngắn hạn. Điều này là không thể tránh khỏi, nên các nhà giao dịch cần đề phòng những rủi ro tiềm ẩn này. Quan sát các vị thế trên thị trường quyền chọn sắp đáo hạn là một điều cần thiết, cũng như hạn chế giao dịch với khối lượng lớn vào gần thời điểm đáo hạn là rất quan trọng.