Thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện là gì năm 2024

Vô tuyến điện (tiếng Anh: Radio) là công nghệ sử dụng sóng vô tuyến để mang thông tin, chẳng hạn như âm thanh, bằng các đặc tính điều biến có hệ thống của các sóng năng lượng điện từ truyền qua không gian, chẳng hạn như biên độ, tần số, pha hoặc độ rộng xung. Khi sóng vô tuyến điện va vào một dây dẫn điện, các trường dao động tạo ra dòng điện xoay chiều trong dây dẫn. Thông tin trong các sóng có thể được trích xuất và chuyển đổi trở lại dạng ban đầu của nó.

Các hệ thống vô tuyến cần một máy phát để điều chỉnh (thay đổi) một số thuộc tính của năng lượng được tạo ra để gây ấn tượng trên tín hiệu, ví dụ sử dụng điều chế biên độ hoặc điều chế góc (có thể điều chế tần số hoặc điều biến pha). Các hệ thống vô tuyến cũng cần một ăng-ten để chuyển đổi dòng điện thành sóng vô tuyến và sóng radio thành dòng điện. Một ăng-ten có thể được sử dụng cho cả truyền và nhận. Sự cộng hưởng điện của các mạch điều chỉnh trong radio cho phép lựa chọn tần số riêng. Sóng điện từ bị chặn bởi ăng-ten thu được điều chỉnh. Một máy thu vô tuyến nhận đầu vào từ ăng-ten và chuyển đổi nó thành một dạng có thể sử dụng cho người tiêu dùng, chẳng hạn như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu số, giá trị đo, vị trí điều hướng, vv Tần số vô tuyến chiếm khoảng từ 3 kHz đến 300 GHz, mặc dù việc sử dụng radio quan trọng về mặt thương mại chỉ là một phần nhỏ của phổ này.

Hệ thống thông tin vô tuyến yêu cầu một máy phát và bộ thu, mỗi ăng-ten và thiết bị đầu cuối thích hợp như micrô tại bộ phát và loa ở bộ thu trong trường hợp hệ thống liên lạc bằng giọng nói.

Trong thời gian qua, nhiều vụ nhập lậu, kinh doanh thiết bị gây can nhiễu tần số vô tuyến điện bị phát hiện. Ảnh: Internet.

Thông tư số 18 do Bộ TT&TT ban hành ngày 26/11/2014 nêu rõ: thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép nhập khẩu là thiết bị hoàn chỉnh có đặc tính kỹ thuật, mô tả hàng hóa theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, cấu trúc thiết kế, có thể hoạt động độc lập; không áp dụng đối với các linh kiện hoặc phụ kiện của các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện này và không bao gồm thiết bị chỉ thu sóng vô tuyến điện.

Cụ thể, thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9 KHz đến 400 GHz và công suất từ 60 mW trở lên (gọi chung là thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện) thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ TT&TT.

Bao gồm: thiết bị trạm gốc thông tin di động (GSM, CDMA 2000-1x, W-CDMA FDD, DECT, PHS, hệ thống băng rộng); điện thoại không dây; điện thoại di động mặt đất, thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất; thiết bị điện thoại vô tuyến MF, HF, VHF, UHF dùng cho nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất…

Ngoài ra còn có thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá, phát thanh quảng bá; thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí)…

Các thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện nhập khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện: phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ TT&TT ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng; phù hợp với vị trí lắp đặt thiết bị và các quy định về quản lý viễn thông; phù hợp với các Quy hoạch tần số vô tuyến điện, các quy định về sử dụng tần số vô tuyến điện và mục đích nhập khẩu.

Những thiết bị không đáp ứng các điều kiện trên hoặc nhập khẩu phục vụ cho các mục đích đặc biệt thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ TT&TT đối với từng trường hợp cụ thể.

Thông tư số 18 cũng quy định rõ các thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện được miễn giấy phép nhập khẩu bao gồm: thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí không thường trú ở Việt Nam (có giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Ngoại giao).

Khi sử dụng các thiết bị phải được Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, các thiết bị được miễn giấy phép nhập khẩu còn có điện thoại di động mặt đất (không miễn giấy phép nhập khẩu đối với điện thoại di động vệ tinh) ký gửi cùng chuyến hoặc không cùng chuyến của người nhập cảnh hoặc được nhập khẩu theo đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế để phục vụ cho mục đích cá nhân; điện thoại di động mặt đất tạm xuất, tái nhập để phục vụ mục đích bảo hành, sửa chữa, thay thế với điều kiện còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/1/2015. Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT là cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện.

Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện là gì?

  • Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện là thiết bị tạo ra và sử dụng năng lượng sóng vô tuyến điện cục bộ phục vụ các ứng dụng trong công nghiệp, khoa học, y tế, gia dụng hoặc mục đích tương tự, trừ thiết bị vô tuyến điện.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

  • Thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện là gì năm 2024
  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

  • Thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện là gì năm 2024
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079