Thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận tác phẩm văn học dân gian

DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN BẰNG HÌNH THỨC DỰNG TIỂU PHẨM. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ cần được trân trọng và phát huy. Văn học dân là một bộ phận của văn hóa dân gian. Hiểu được văn học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con người. VHDG có một tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng và giáo dục tâm hồn thế hệ trẻ: - Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn. - Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao. - Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ Đêm năm canh chầy, mẹ thức đủ vừa năm. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình môn Văn các cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 trung học phổ thông, việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là khá nhiều, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình.. Tuy nhiên, hiểu biết về văn học dân gian trong học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường trung học phổ thông, nhất là đối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ nhiều thế kỉ trước. Điều đó đòi hỏi tôi phải suy nghĩ đổi mới phương pháp dạy văn học dân gian cho hiệu quả và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Một trong những phương pháp đổi mới tôi đang thực hiện là hướng dẫn học sinh tự dựng tác phẩm văn học dân gian thành một tiểu phẩm kịch. II.THỰC TRẠNG: 1.Thuận lợi: Quá trình dạy học văn học dân gian ở lớp 10 có một số thuận lợi nhất định. Chương trình sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản dân gian nước ngoài cùng thể loại. Ví dụ: Sau khi học xong sử thi Đăm Săn của dân tộc Tây Nguyên, học sinh có dịp so sánh với tinh hoa của sử thi Ấn Độ: Ra-ma-ya-na và sử thi của đất nước Hi Lạp cổ đại: Ô-đi-xê. Các em sẽ nhận diện rõ hơn về chân dung người anh hùng mà văn học thời cổ đại hướng tới như: Đăm Săn, Rama, Uy-lit-xơ trở về. 2.Khó khăn: Một thực trạng hiện nay là học sinh ngày càng xa rời với môn văn, đặc biệt là với văn học dân gian. Phải chăng do bộ phận văn học này không nằm trong chương trình thi đại học hay do xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên toàn cầu đã và đang in rất đậm dấu ấn của nó trong tâm lý và tính cách của học sinh.tầm vóc văn hóa cũng như năng lực tư duy của học sinh càng ngày càng hiện đại, và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền công nghiệp. Lối tư duy cũ của nền văn minh cây lúa nước, văn minh lũy tre làng phải nhường bước cho lối tư duy điện tử, điện toán [!?]. Đó là thực trạng mà giáo viên phải suy nghĩ, trăn trở,. Học sinh có khoảng cách khá xa về nhiều mặt với thế giới của văn học dân gian. Các em chưa hiểu được đặc trưng, vai trò của văn học dân gian vì thế các em học văn học dân gian với tâm thế của việc học văn học viết. Dẫn đến việc các em có nhiều suy diễn không hợp lý về tác phẩm văn học dân gian. Nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học dân gian, học theo kiểu cưỡi ngựa

xem hoa. Mặt khác do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn học dân gian ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học dân gian dẫn đến việc học tập văn học dân gian chưa được như mong muốn. B. NỘI DUNG: I.KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN: Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết. Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ [folklore văn học]. II.DỰNG TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN THÀNH TIỂU PHẨM KỊCH: Hoạt động này có ưu thế khá lớn với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Từ hoạt động này, việc dạy và học sẽ có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn hứng thú cho học sinh trong giờ học. Vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò được mở rộng. Với môn Ngữ văn, hoạt động này có hiệu quả cao với việc nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh không chỉ học chay, học thụ động mà sẽ được gắn với thực tế sinh động, phong phú, hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em. Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển mở rộng kiến thức và giáo dục học sinh một cách toàn diện. Có thể coi hoạt động này là hoạt động có tính chất tích hợp đúng với chủ trương hiện nay của Bộ giáo dục đào tạo, thậm chí là tích hợp cao hơn các dạng tích hợp khác vì nó tổng hợp được kiến thức theo cả chiều rộng và bề sâu, tích hợp được nhiều kĩ năng thông qua tiểu phẩm: kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với kinh nghiệm thực hành, trải nghiệm trong thực tế; hình thức tổ chức đa dạng phát huy được nhiều năng lực của học sinh với bộ môn và trong cả thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo, hoạt động tập thể, kĩ năng giải quyết tình huống Mặt khác, hoạt động này cũng giảm bớt lối thuyết trình dài dòng vốn vẫn sử dụng trong giờ học, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động về cách dạy, tạo nên những bài giảng mang phong cách, dấu ấn riêng. 1.Minh họa cụ thể qua tiết dạy [ví dụ: Chiến thắng Mtao Mxây, trích sử thi Đăm Săn, chương trình Ngữ Văn 10]: * Møc é cçn ¹t - HiÓu îc cuéc chiõn Êu v danh dù, h¹nh phóc vµ sù thþnh v îng cña céng ång lµ lï sèng vµ niòm vui cña ng êi anh hïng thêi x a ; - ThÊy îc nghö thuët miªu t, x y dùng nh n vët, sö dông ng«n tõ vµ c c biön ph p nghö thuët th êng dïng trong sö thi anh hïng qua o¹n trých. *Träng t m kiõn thøc, kü n ng KiÕn thøc - VÎ Ñp cña ng êi anh hïng sö thi m S n : träng danh dù, g¾n bã víi h¹nh phóc gia nh vµ thiõt tha víi cuéc sèng b nh yªn, phån thþnh cña céng ång îc thó hiön qua c nh chiõn Êu vµ chiõn th¾ng kî thï. - Æc ióm nghö thuët tiªu bióu cña thó lo¹i sö thi anh hïng [l u ý ph n biöt víi sö thi thçn tho¹i] : x y dùng thµnh c«ng nh n vët anh hïng sö thi ; ng«n ng trang träng, giµu h nh nh, nhþp iöu ; phðp so s nh, phãng ¹i. * KÜ n ng - äc [kó] diôn c m t c phèm sö thi. - Ph n tých v n b n sö thi theo Æc tr ng thó lo¹i. * ChuÈn bþ Gi o viªn: QuyÓn Sö thi T y Nguyªn, clip giíi thiöu sö thi T y Nguyªn, s å tãm t¾t o¹n trých. Häc sinh: äc v n b n, tãm t¾t t c phèm, tãm t¾t o¹n trých, t m c c chi tiõt so s nh vµ phãng ¹i. * TiÕn tr nh thực hiện - GV yêu cầu HS giới thiệu về sử thi: Khái niệm, đặc điểm, phân loại. - GV gọi HS tóm tắt sử thi Đăm Săn.[ dựa vào SGK, văn 10, tập 1- trang 30]

- Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nội dung tác phẩm. - HS xác định vị trí đoạn trích, nội dung của đoạn trích: nằm ở phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về. - HS tìm hiểu bố cục, ý chính từng phần: chia ba phần +Phần 1: Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn +Phần 2: Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây rồi cùng họ và tôi tớ ra về. +Phần 3: Cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn - GVcho HS đọc văn bản [ phân vai: Đăm Săn, Mtao Mxây,...] - HS tóm tắt diễn biến trận đánh và cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng. Qua đó ta có thể so sánh tài năng và niềm tự hào của dân làng Ê-đê về người anh hùng của họ và phẩm chất của hai tù trưởng, khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng, giàu có, no đủ. * GV giải thích cho học sinh một số chi tiết: cái khiên- vũ khí chiến trận thời cổ dùng để che chắn phòng vệ [có thể trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh cái khiên của người Ê-đê thời cổ]. Múa khiên là hành động phô diễn sức mạnh của người anh hùng trong trận chiến. *GV tổng hợp ý kiến và phân tích cuộc chiến qua từng hiệp đấu: [Chú ý cho HS phát hiện, cảm nhận từ văn bản, tránh những nhận xét xa rời văn bản]. - Qua cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, HS nhận xét về chi tiết miếng trầu và nhân vật ông Trời. +Miếng trầu là biểu tượng về sức mạnh người anh hùng sử thi. + Ông Trời là vị thần bảo trợ cho thị tộc, chỉ giúp đỡ cho ai đó chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc. Tuy nhiên yếu tố quyết định vẫn tùy thuộc vào hành động của người anh hùng. -GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà: đọc văn bản, trả lời câu hỏi, nội dung diễn kịch,... - HS: Đọc VB, chuẩn bị bài theo hướng dẫn soạn bài SGK và sự phân công của GV: + Nhóm 1: Tìm hiểu vể thể loại sử thi [khái niệm, đặc trưng, phân loại,..] Tìm hiểu về sử thi Đăm Săn [tóm tắt, nêu giá trị của tác phẩm] + Nhóm 2: Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn +Nhóm 3: Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây rồi cùng họ và tôi tớ ra về. +Nhóm 4: Cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn * GV hướng dẫn HS chuẩn bị diễn kịch: cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn [trong cuộc chiến với Mtao Mxây] *Sau đây là phần tóm lược nội dung cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn. [HS diễn kịch] - Hiệp 1: Mtao Mxây múa khiên trước + Mtao Mxây vào trận với vẻ mặt dữ tợn của một hung thần. Đăm Săn chủ động nhường đối thủ ra đòn trước. Mtao Mxây rung khiên múa vậy, từng đường khiên tỏ rõ sự kém cỏi, tiếng khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, thế nhưng Mtao Mxây vẫn nói năng rất huyênh hoang. -Hiệp 2:Đăn Săn múa khiên trước. + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước [ở hiệp 1], Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên, bộc lộ bản lĩnh người anh hùng. Đăm Săn nhận xét miếng múa của Mtao Mxây và đối đáp lại một cách sắc sảo, tự tin. Đến lượt Đăm Săn múa khiên, từng đường khiên của Đăm Săn tỏ ra tài giỏi hơn hẳn Mtao Mxây: Một lần xốc, tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, nữa chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Lập tức Mtao Mxây hoảng hốt bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông vì đã yếu sức. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu và sức chàng tăng lên gấp bội - Hiệp 3: + Tăng thêm sức mạnh, Đăm Săn lại múa khiên và đuổi theo Mtao Mxây. Chàng múa khiên rất đẹp và dũng mãnh, còn hơn cả ban đầu: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đỗ lăn lóc. Cây cối chêt rụi...bật rễ bay tung. Hai lần Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây mà không thủng. Đăm Săn thấm mệt và chàng cầu cứu ông Trời. -Hiệp 4:

+ Đăm Săn được ông Trời mách bảo, bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. + Mtao Mxây tháo chạy quanh chuồng lợn, tránh quanh chuồng trâu. Cuối cùng hắn lại bị ngã lăn ra đất, hắn cầu xin : Ơ diêng! Ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! nhưng Đăm Săn không nghe chàng và kết liễu mạng sống của hắn- cắt đầu đem bêu ngoài đường. Trận chiến kết thúc, Đăn Săn là người chiến thắng. -HS: chuẩn bị lời thoại[ trong văn bản/ có thể viết lại], trang phục, dụng cụ phục vụ cuộc chiến đấu [ kiếm, khiên...], miếng trầu,... -HS giới thiệu bài học: Sử thi Đăm Săn là tác phẩm nổi tiếng nhất trong kho tàng sử thi của dân tộc Ê-đê và của cả tây Nguyên. Tác phẩm kể về những chiến công của người anh hùng Đăm Săn, đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm, kể về việc Đăm Săn đánh thắng Mtao Mxây cứu vợ về. *GV giới thiệu phương pháp học tập: Thuyết trình, thảo luận nhóm, phân tích, bình giảng, diễn kịch, *GV phân vai HS: nhập vai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị, Ông Trời,... * HS nhận xét, bình luận các vai diễn: tiểu phẩm của các bạn thể hiện đúng với nội dung tư tưởng của văn bản, nhập nhân vật diễn rất sâu đã tái hiện lại cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao Mxây rất thành công, rất đặc sắc *Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết tiết học: -Thực hiện tiểu phẩm: Chuẩn bị rất tốt, có sự tìm tòi, sáng tạo, khắc họa được hình tượng anh hùng Đăm Săn -Ý nghĩa nội dung: Khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn-một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc xứng đáng là anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại. -Đặc sắc nghệ thuật:ngôn ngữ phù hợp vời thể loại sử thi, sử dụng hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,... *GV hướng dẫn học ở nhà: - Đọc/ kể theo các vai với các giọng quyết liệt, hùng tráng của Đăm Săn, khôn khéo, mềm mỏng của Mtao Mxây, tha thiết của dân làng. - Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp phóng đại, so sánh và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng. Chuyển thể- dựng tác phẩm văn học dân gian thành tiểu phẩm kịch để diễn xuất: Văn học và hiện thực vốn có mối quan hệ khăng khít. Đời sống là môi trường sản sinh ý tưởng, tác phẩm là kết quả phản ánh hiện thực. Thời thế có nhiều biến động thì quan niệm văn học với hiện thực càng trở nên sâu sắc. Mỗi tác phẩm văn học luôn có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Trong quá trình phản ánh hiện thực, hoạt động sáng tạo của nhà văn không tách rời nhận thức của công chúng. Tác giả dân gian là trung gian giữa hiện thực khách quan và độc giả. Tính chân thật được xem như phẩm chất thẩm mĩ của văn chương. Hiện thực càng sinh động thì phản ánh văn chương càng đa dạng. Vì vậy qua hình thức chuyển đổi tác phẩm văn học dân gian thành kịch sẽ giúp HS hiểu rõ hơn khi chính bản thân mình được trải nghiệm thực tế qua việc biên tập một kịch bản chuyển thể từ văn bản, rồi lại tự bản thân mình diễn sao cho thể hiện được tư tưởng của tác phẩm, diễn được cái hồn của nhân vật mà mình thủ vai. Kết thúc GV chúc mừng HS đã hoàn thành các phần thi, đặc biệt là phần diễn xuất.\nhấn mạnh, khẳng định lần nữa sự thú vị của tiết học cũng như những lợi ích của nó đối với việc dạy và học môn Ngữ văn.

Nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học: những mục tiêu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Tuyên bố kết thúc tiết học. 2. Hiệu quả: a. Đối với GV: Hiểu rõ hơn học sinh của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp, khơi dậy, bồi dưỡng những tiềm năng văn học. b. Đối với HS: thông qua hình thức diễn kịch, HS nhớ kiến thức dễ dàng hơn, có hứng thú nhiều hơn với môn Ngữ văn; các em tự khám phá và thể hiện được tài năng của mình đối với các tác phẩm văn chương; khi viết bài thì bài viết cũng sẽ phong phú hơn. Ngoài ra, hình thức học này cũng rèn luyện cho các em kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm để có hiệu quả cao nhất. III.Kết quả thực hiện: Đối tượng khảo sát Trước khi thực hiện. Kết quả sau khi thực hiện. [HS khối 10] 79HS/2 lớp. Kết quả học tập Giỏi: 0 HS Giỏi:02 HS [2,5%] Khá:0HS Khá:10 HS [12,65%] Trung bình: 41 HS[51,89%] Trung bình:55 HS [69,62%] Yếu: 38 HS [48,1%] Yếu: 12 HS [15,18%] Các tiêu chí khảo sát Trước khi thực hiện. Sau khi thực hiện. Kĩ năng giao tiếp Ít vốn từ, giao tiếp kém. Nói, viết còn sai nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt, đặt câu, dùng từ. Cơ bản nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Lỗi trong quá trình nói, viết được hạn chế hơn. Vốn từ phong phú, biết sử dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều ngữ cảnh đa dạng. Phân biệt được các phong cách chức năng

Kĩ năng làm việc theo nhóm Hầu như chưa có, không có sự trao đổi, bàn bạc. Hoạt động học còn biệt lập Đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình giải quyết vấn đề Thảo luận, đóng góp, bổ sung ý kiến. Có thói quen hợp tác và cùng chịu trách nhiệm Kĩ năng nhận diện và giải quyết vấn đề Thụ động, lúng túng Chủ động, tích cực Nhạy bén Kĩ năng cảm thụ văn học Máy móc, sao chép, hời hợt Có cảm quan cá nhân. Biết chọn lọc ý kiến Hiểu bản chất văn học, chức năng văn học Tâm hồn cảm thụ phong phú, mang tính thẩm mĩ

C. KẾT LUẬN I.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: * Đối với học sinh: Được bồi dưỡng kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực nhất là kiến thức về khoa học xã hội. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để phát triển tâm hồn, nhân cách, trí tuệ. Được rèn luyện kĩ năng sống từ những bài học thiết thực trong các văn bản Có khả năng thích nghi với những môi trường mời cũng như bước ra khỏi thế giới nhỏ của bản thân, tự tin khám phá nhiều hơn về bản thân và cuộc sống. điều quan trọng nhất mà mỗi HS học được là kiến thức về xã hội và sự nhạy bén ở những hoàn cảnh khác nhau. Cũng chính từ hoạt động phong phú này, HS có cơ hội hoàn thiện nền tảng kiến thức vững chắc, nâng cao tính sáng tạo, sự tự tin cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề và nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh. * Đối với giáo viên: -Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngày càng có thêm nhiều giáo viên giỏi, nhiệt tình, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Hoạt động này đem lại những ảnh hưởng tích cực trong nhà trường. Đa số các em đều thích thú. -Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức tổ chức này đã khắc phục khá khả thi tình trạng thụ động, ngại nản của HS với môn học. Tạo được thái độ tích cực, chủ động của HS với môn văn. Mặt khác, GV cũng có thể phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả kiến thức lí thuyết tiếp thu được mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này. II.Điều kiện và khả năng áp dụng 1.Điều kiện: * Với GV: -Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng các kỹ năng hoạt động giáo dục trong giảng dạy cho giáo viên, cần dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có, để có điều kiện giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ. - Vận dụng phương pháp mới này vào thực tế giảng dạy, ngoài những phương tiện truyền thống: bảng, phấn, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, giáo viên còn phải chuẩn bị tài liệu có liên quan đến bài học từ các môn học khác. - Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những học sinh năng nổ, có trách nhiệm trong các công việc được giao. -Vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động đồng thời nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung. Để đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng nội dung chương trình, ban chỉ đạo hoạt động này kiến nghị cùng Ban lãnh đạo nhà trường dự kiến thực hiện chương trình theo học kì, cả năm. * Với HS:

Trong bất kì một hoạt động nào cũng có hai đối tượng: đối tượng tổ chức hoạt động [Giáo viên] và đối tượng tham gia hoạt động [Học sinh]. Cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Song nếu đối tượng tham gia nhận thức không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các hoạt động giáo dục khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, cần: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức trước khi tham gia các hoạt động. Điều này sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hình thức của hình thưc tổ chức này. Qua việc thực hiện nội dung, chương trình học sinh nắm được hệ thống kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực, phẩm chất, phát triển trí tuệ, tình cảm, thể lực, ý chí, lí luận và khả năng hoạt động thực tiễn. Tất cả nội dung này được sắp xếp khoa học giữa giáo dục và giáo dưỡng. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, chương trình hoạt động là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục. 2.Khả năng áp dụng: * Đối với HS: Có hứng thú, nhiệt tình và trách nhiệm khi tham gia diễn kịch. Có trình độ nhận thức tương đối để có thể trả lời được những câu hỏi dạng tái hiện, cần có tư duy nhạy bén để giải đáp được chủ đề chính; có năng lực sáng tạo để hiện thực hóa tác phẩm.đặc biệt với học sinh ôn thi đại học khối C, D. Đối với giáo viên: Cần có sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức tổ chức: đa dạng và phong phú, được diễn ra trong một không gian rộng, thời gian không bị bó hẹp. Phải có sự nâng cao về nội dung của từng chủ đề qua các năm. Có kế hoạch chuẩn bị lâu dài, không dồn ép, mức độ vừa phải để không ảnh hưởng đến các hoạt động này. Nội dung, cách thức tổ chức mang tính khoa học, thiết thực, có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của HS. Hoạt động này có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập môn Ngữ văn và rèn luyện đạo đức. Với những lý do trên, hình thức chuyển thể-dựng tác phẩm VHDG thành tiểu phẩm kich được tổ chức gắn liền với quá trình học tập để HS tham gia với niềm say mê, tự nguyện, quan trọng nhất là thay đổi được cách tiếp nhận và thái độ học đối với bộ môn.

Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân, tôi biết còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy/Cô. Xin chân thành cám ơn! Giáo viên thực hiện. Nguyễn Thị Mộng Thu

Video liên quan

Chủ Đề