Thực trạng đánh giá phân loại công chức năm 2024

Điều quan trọng hơn, đánh giá, xếp loại chất lượng còn là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thế nhưng, thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng đánh giá, xếp loại chưa thực sự căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của mỗi cán bộ, công chức, viên chức; từ đó, nảy sinh hiện tượng “cào bằng” trong đánh giá. Tâm lý “ai cũng tốt” dẫn đến việc xếp loại “hoàn thành xuất sắc”, “hoàn thành tốt nhiệm vụ” ở nhiều đơn vị luôn có tỷ lệ cao. Và sự nỗ lực, cố gắng của nhiều cán bộ, công chức, viên chức chưa được ghi nhận thỏa đáng, chưa có tính thúc đẩy, làm việc theo kiểu “bình quân chủ nghĩa”, miễn làm xong nhiệm vụ được giao.

Để khắc phục những bất cập trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2023/NĐ-CP, ngày 17-7-2023, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13-8-2020, về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức với nhiều điểm mới. Đáng chú ý, Nghị định số 48/2023/NĐ-CP quy định rõ tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” theo quy định của Đảng. Nếu quy định cũ tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP chỉ nêu sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức để liên thông đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thì điểm mới trong đánh giá có hiệu lực từ ngày 15-9-2023 bổ sung chi tiết hướng dẫn xếp loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đã bị kỷ luật Đảng hoặc kỷ luật hành chính.

Ngoài những điểm mới trên, Nghị định số 48/2023/NĐ-CP còn sửa tiêu chí xếp loại cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Một trong các tiêu chí làm căn cứ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ được sửa từ “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá” thành “có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Để nghị định đi vào cuộc sống, cùng với hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật về đánh giá, cần tập trung hoàn thành việc xác định vị trí việc làm, khung năng lực, từ đó làm cơ sở đánh giá theo hướng thực chất hơn. Mỗi đơn vị cần căn cứ quy định mới này để cụ thể hóa các nội dung trong xếp loại, đánh giá công khai, công bằng, dân chủ, chính xác. Và quan trọng hơn cả vẫn phải là thực hiện nghiêm túc, có sự giám sát chặt chẽ của các bên liên quan để Nghị định số 48/2023/NĐ-CP phát huy tác dụng như kỳ vọng. Có như vậy, việc đánh giá, xếp loại mới thực sự là cơ sở, động lực để cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

(PLO)- Các quy định, tiêu chuẩn mới về đánh giá cán bộ sẽ chú trọng đến các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt về đạo đức, lối sống…

hiều 30-3, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng.

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự phải đạt hiệu quả

Tại cuộc họp báo, PV đặt câu hỏi liên quan đến việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có phương án sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp để thẩm định ngay trong tháng 3 này. “Đến nay kết quả tổng hợp như thế nào. Theo phương án của các bộ, ngành thì giảm bao nhiêu cục, tổng cục?” - PV hỏi.

Trả lời, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế Trần Văn Khiêm cho hay đến nay, các bộ, cơ quan ngang bộ đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp và đề xuất dự thảo nghị định quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các bộ. Các dự thảo này đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo đúng quy định.

Thông tin thêm, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết cơ cấu tổ chức Chính phủ hiện nay gồm 18 bộ, bốn cơ quan ngang bộ, tám cơ quan thuộc Chính phủ, nếu tính cả hai ĐH Quốc gia thì tổng số có 32 cơ quan.

Thực trạng đánh giá phân loại công chức năm 2024
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: TTXVN

Ông Thăng nhấn mạnh quá trình rà soát chức năng, nhiệm vụ các bộ, ngành phải bảo đảm theo đúng Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; các nghị định của Chính phủ về tiêu chí thành lập tổ chức để bảo đảm tính liên thông, tính hiệu lực, hiệu quả. Tinh giản biên chế phải gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, gắn với cơ cấu lại đội ngũ, đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức.

“Bộ Nội vụ rất tích cực cùng Bộ Tư pháp trình Chính phủ, trước đó phải báo cáo Thủ tướng và Ban chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” - ông Thăng nói và cho biết hai ngày nay, bộ trưởng Bộ Nội vụ đang trực tiếp báo cáo Thủ tướng cùng với các bộ.

“Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất phức tạp. Chúng ta vừa làm vừa bảo đảm tính ổn định, tính hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy” - ông Thăng nói và giải thích thời hạn trong tháng 3 là mốc để cố gắng phấn đấu.

Sửa đổi luật để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức sát hơn

PV cũng đặt vấn đề: Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hằng năm đã thực chất chưa và có cần phải sửa đổi quy trình, các quy định để không còn xảy ra tình trạng cán bộ thoái hóa, biến chất? Trả lời, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức Nguyễn Tuấn Ninh cho hay việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Theo ông Ninh, qua theo dõi tổng hợp của Bộ Nội vụ cho thấy công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó có sự thống nhất đồng bộ giữa quy định của Đảng với pháp luật nhà nước, đặc biệt là tiêu chí đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Hiện nay, Vụ Công chức, viên chức được lãnh đạo Bộ Nội vụ giao tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có nội dung về đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

“Theo lộ trình, trong năm 2022-2023, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp, rà soát những quy định và tình hình thực tiễn để tham mưu cho lãnh đạo bộ sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Trong đó, chúng tôi sẽ cố gắng sửa đổi để công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm thực chất hơn nữa, sát thực tiễn hơn nữa, tránh xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật, đặc biệt về đạo đức, lối sống” - ông Nguyễn Tuấn Ninh nói.•

Một đơn vị làm nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị

Tại cuộc họp báo, các báo đặt câu hỏi về sự nêu gương của Bộ Nội vụ trong việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy. Trả lời, ông Nguyễn Duy Thăng cho hay sau khi có Nghị quyết 18 và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết này, Bộ Nội vụ rất tích cực rà soát, sắp xếp lại bộ máy bên trong bộ.

Ông dẫn chứng: Trường đào tạo, bồi dưỡng đã được sáp nhập về Học viện Hành chính. “Đặc biệt, cấp phòng trong vụ thuộc bộ và phòng trong vụ thuộc tổng cục cơ bản không còn” - ông Thăng nhấn mạnh và thông tin đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ đã giảm 18 đầu mối.

Về định hướng sắp xếp của Bộ Nội vụ, ông Thăng khẳng định bộ được Chính phủ giao quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính nên đương nhiên phải làm nghiêm túc theo quy định của Đảng và theo đúng pháp luật.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, hiện một số vụ thuộc bộ có khối lượng công việc rất nhiều như Vụ Công chức, viên chức, Vụ Tổ chức - Biên chế, Vụ Chính quyền địa phương, Vụ Tổ chức phi chính phủ và một số đơn vị khác.

“Đội ngũ có thể có những mặt chưa đáp ứng được nhưng quá trình phân cấp, có những đơn vị do khối lượng công việc quá nhiều, làm ngày làm đêm không xong, họp giao ban thường bị phê bình chậm tiến độ. Cái này cần phải rà soát, đánh giá lại để bảo đảm tính liên thông trong công việc, với nguyên tắc một đơn vị có thể được giao nhiều nhiệm vụ, một việc chỉ giao cho một đơn vị làm đầu mối chủ trì và bảo đảm tính hiệu quả sử dụng cao nhất đội ngũ” - vẫn lời ông Thăng.