Thuốc lợi tiểu thẩm thấu Mannitol

Thuốc Manitol là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Manitol (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Mannitol

Phân loại: Thuốc lợi niệu thẩm thấu.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A06AD16, B05BC01, B05CX04, R05CB16.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: Manitol

Hãng sản xuất : Công ty cổ phần hoá-dược phẩm Mekophar.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 20%.

Thuốc tham khảo:

MANITOL 20%Mỗi 250ml dung dịch có chứa:Mannitol………………………….50 gTá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu Mannitol
Thuốc lợi tiểu thẩm thấu Mannitol

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Làm test kiểm tra chức năng thận.

Phòng ngừa suy thận cấp.

Liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ngộ độc do tăng cường đào thải chất độc qua nước tiểu.

Giảm độc tính của cisplatin trên thận.

Giảm áp lực nội sọ, giảm áp lực nhãn cầu.

Liệu pháp hỗ trợ trong điều trị thiểu niệu và vô niệu.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Tiêm truyền tĩnh mạch

Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý:

Làm thử nghiệm: nếu có nghi ngờ hoặc không rõ về tổn thương chức năng thận phải tiến hành làm thử nghiệm từ 3– 5phút (liều 2ml/kg thể trọng) và theo dõi trong vòng 2– 3h, nếu có đáp ứng tốt mới được truyền dịch.

Truyền thuốc với vận tốc chậm và đều. Nếu sau 1 thời gian truyền dịch, sự bài niệu không đủ thì không được tiếp tục điều trị.

Bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể tạo tinh thể. Ngâm chai vào nước ấm làm cho tinh thể tan trở lại.

Liều dùng:

Người lớn:

Làm test: truyền tĩnh mạch 200mg/kg thể trọng, trong 3 đến 5 phút, sẽ gây bài xuất nước tiểu ít nhất là 30 đến 50ml mỗi giờ trong vòng 2 đến 3 giờ sau đó. Nếu đáp ứng với lần thứ nhất không tốt thì có thể làm lại test lần thứ hai. Nếu lưu lượng nước tiểu 2 – 3 giờ sau khi làm test dưới 30 – 50ml/giờ thì thận đã bị tổn thương thực thể.

Phòng ngừa suy thận cấp: làm test như trên liều thông thường người lớn cho từ 50 đến 100g tiêm truyền tĩnh mạch. Tốc độ truyền thường điều chỉnh để có một lưu lượng nước tiểu ít nhất từ 30 đến 50ml/giờ.

Để tăng đào thải các độc tố: làm test như trên thông thường duy trì lượng nước tiểu ít nhất 100ml/giờ, thường duy trì 500ml/giờ và cần bằng dương tính về dịch tới 1 – 2 lít.

Để giảm độc tính của cisplatin lên thận: truyền nhanh 12,5g ngay trước khi dùng cisplatin, sau đó truyền 10g/giờ, trong 6 giờ. Bù dịch bằng dung dịch có sodium chloride 0,45%, potassium chloride 20 – 30mEq/lít với tốc độ 250ml/giờ, trong 6 giờ. Duy trì lưu lượng nước tiểu trên 100ml/giờ bằng cách truyền tĩnh mạch manitol.

Làm giảm áp lực nội sọ: truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch manitol theo liều 1 đến 2 g/kg, truyền trong 30 đến 60 phút.

Làm giảm áp lực nhãn cầu: liều 1,5 đến 2 g/kg, truyền trong 30 – 60 phút. Tác dụng xuất hiện trong vòng 15 phút tính từ lúc bắt đầu truyền và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngừng truyền.

Trẻ em:

Điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu: làm test với liều 200mg/kg như trên; liều điều trị là 2g/kg trong 2 – 6 giờ.

Để giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu: liều 2g/kg, truyền trong 30 – 60 phút.

4.3. Chống chỉ định:

Mất nước.

Suy tim sung huyết, các bệnh tim nặng.

Phù phổi, sung huyết phổi.

Chảy máu nội sọ sau chấn thương sọ não.

Phù do rối loạn chuyển hóa có kèm theo dễ vỡ mao mạch.

Suy thận nặng.

Thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi làm thử nghiệm với Manitol.

4.4 Thận trọng:

Trước khi dùng thuốc phải chắc chắn là người bệnh không bị mất nước.

Trong lúc truyền cần theo dõi chặt chẽ cân bằng dịch và điện giải, độ thẩm thấu của huyết tương, chức năng thận, dấu hiệu sinh tồn.

Nếu lưu lượng dịch truyền vào nhiều hơn lưu lượng nước tiểu thì có thể gây ngộ độc nước. Tác dụng lợi niệu kéo dài của thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bù nước không đủ hoặc giảm thể tích tuần hoàn.

Bộ dây truyền tĩnh mạch cần phải khớp với bộ phận lọc gắn liền.

Trước khi truyền phải kiểm tra sự tương hợp của các chất thêm vào dung dịch Manitol.

Do dịch ưu trương nên chỉ tiêm dung dịch manitol vào tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B2

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Manitol an toàn cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có dữ liệu về tính an toàn khi dùng Manitol cho phụ nữ cho con bú, thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: tăng thể tích dịch ngoài tế bào, quá tải tuần hoàn (khi dùng liều cao), viêm tắc tĩnh mạch, rét run, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, khát, mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm toan, đau ngực, mờ mắt.

Hiếm gặp: phù và hoại tử da (trường hợp thuốc ra ngoài mạch), nhịp tim nhanh, thận hư từng ổ do thẩm thấu, suy thận cấp (khi dùng liều cao), mày đay, choáng phản vệ, chóng mặt.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong khi truyền dung dịch manitol và phải truyền chậm.

Phải giảm tốc độ truyền nếu người bệnh kêu nhức đầu, buồn nôn…

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Người bệnh đang điều trị bằng Lithium cần phải theo dõi đáp ứng với thuốc khi dùng Manitol.

Không được truyền Manitol cùng với máu toàn phần

4.9 Quá liều và xử trí:

Ngừng ngay việc truyền Manitol. Điều trị triệu chứng.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Manitol là đồng phân của sorbitol – có tác dụng làm tăng độ thẩm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận, gây lợi niệu thẩm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận.

Cơ chế tác dụng:

Manitol là đồng phân của sorbitol, thường các dạng bào chế có tính ưu trương. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, manitol phân bố vào khoang gian bào. Do đó, manitol có tác dụng làm tăng độ thấm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận, gây lợi niệu thấm thấu và làm tăng lưu lượng máu thận.

Nó có tác dụng thẩm thấu làm cho chất lỏng đi từ nội bào đến khoang ngoại bào.

Mannitol được lọc tự do ở thận cầu thận và dưới 10% được tái hấp thu trở lại từ ống thận. Giới hạn trong các ống thận, mannitol có tác dụng thẩm thấu giúp ngăn tái hấp thu dịch từ dịch lọc cầu thận và gây lợi tiểu. Nó thúc đẩy lưu lượng nước tiểu trong thiểu niệu / vô niệu hoặc trong các tình huống mà bệnh nhân có nguy cơ khởi phát suy thận cấp. Mannitol cũng làm tăng bài tiết điện giải, đặc biệt là natri, kali và clorua. Sự bài tiết của các chất độc hại thải trừ qua thận như aspirin và barbiturat cũng tăng lên.

Mannitol không thâm nhập vào hàng rào máu-não. Trong huyết tương, mannitol tạo ra áp suất thẩm thấu, làm cho dịch rời khỏi mô não, và áp lực nội sọ bị giảm.

Mannitol không thâm nhập vào mắt. Mannitol thúc đẩy bài tiết của nước và do đó làm giảm áp lực nội nhãn.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Manitol ít bị chuyển hóa trong cơ thể (chỉ 7 – 10%), phần lớn đào thải qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn cùng một lượng nước tương ứng.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com