Thuốc nhỏ mắt trị ghèn cho trẻ sơ sinh

Hỏi - 26/05/2014
Chào bác sĩ, con trai tôi được 20 ngày tuổi. Sau sinh khoảng 1 tuần mắt trái của bé bị đổ ghèn nhiều. Tôi đã được bác sĩ tại địa phương hướng dẫn dùng Natri Clorid 0.9% để nhỏ mắt bé hàng ngày và không dùng bất cứ một loại thuốc hay nước nào khác. Cho tới nay, mắt con tôi đã mở được to hơn nhưng vẫn đổ ghèn mỗi khi thức dậy và 3 ngày gần đây trong ghèn mắt con tôi có lẫn máu. Tôi rất hoang mang nên đã đưa bé đi khám, bác sĩ địa phương kết luận con tôi bị viêm giác mạc [mặc dù chẳng banh mắt con tôi ra xem] và kê đơn uống trong 3 ngày như sau: 1] Cefuroxim 125mg [Zinnat]: 2 gói 2] Predni 15mg [CAP]: 2 viên 3] Para 150 150mg - Hapacol : 6 gói và 1 lọ Tetracylin 1% hướng dẫn tra khi bé đi ngủ. Tôi xin hỏi, những thuốc kê trên có phù hợp với trẻ sơ sinh không? Tôi nên làm gì trong trường hợp này? Có cần thiết phải đưa con tới các trung tâm nhi để kiểm tra không? [Nhà tôi cách thành phố 150km] - Bé vẫn bú và ngủ bình thường. Mong được hồi đáp. Xin cảm ơn

Trả lời
Chào bạn!

Trẻ sơ sinh thường bị tắc tuyến lệ, chảy nước mắt sống, gỉ ít ghèn trắng, bệnh này chiếm tỉ lệ từ 6-10% trong số các trẻ sinh ra. Bệnh này tự khỏi trong vòng 1 năm đầu. Tuy nhiên khi bội nhiễm cần sử dụng thuốc kháng sinh. Khi bị bội nhiễm có thể thấy chất gỉ thay đổi màu, có thể có lẫn máu. Bác sĩ địa phương kê toa cho con bạn mạc dù không khám nhưng đó là thuốc kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân. Nếu con bạn dùng 3 ngày không giảm bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện trung tâm mắt để kiểm tra.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Đổ ghèn thì phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường do ống tuyến lệ bị tắc không gây biến chứng viêm. Trường hợp này chúng ta có thể điều trị cho trẻ ở nhà.

Tuy nhiên, ghèn xuất hiện cùng với các triệu chứng khác ở mắt, chẳng hạn như đỏ, sưng hoặc đau, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lý về mắt khác. Khi trẻ sơ sinh với những triệu chứng này sẽ cần đi khám bác sĩ.

Trẻ đổ ghèn có bình thường hay không?

      Đổ ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là phổ biến và hiếm khi là một vấn đề lo ngại. Một nguyên nhân phổ biến của chảy nước mắt là một ống tuyến lệ bị nghẽn. Nước mắt hình thành trong tuyến lệ, ngay phía trên mắt có nhiệm vụ giúp làm sạch và bôi trơn bề mặt của mắt. Ống dẫn nước mắt, là một ống nhỏ nằm ở góc mắt gần mũi. Khi chớp mắt, mí mắt đẩy dịch nước mắt vào những ống dẫn này, sau đó chảy vào mũi.

Nếu ống dẫn nước mắt bị tắc, dịch không thể chảy ra khỏi bề mặt của mắt. Tắc nghẽn có thể gây chảy nước mắt và dịch nhầy đọng lại ở các khóe.

Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, gần 20% trẻ sơ sinh có ống dẫn nước mắt bị nghẽn. Tình trạng này có thể xảy ra do phần cuối của ống dẫn nước mắt không mở đúng cách khi em bé chào đời. Ống dẫn nước mắt có thể bị tắc một hoặc cả hai bên mắt của trẻ sơ sinh.

      

Điều trị tại nhà

     Nếu ghèn mắt là do ống dẫn nước mắt bị tắc, nó thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 4 đến 6 tháng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thể điều trị cho trẻ sơ sinh ở nhà. Trước khi chạm vào vùng gần mắt trẻ, cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm trùng. Hãy cẩn thận rửa tay kỹ sau khi làm sạch chúng để tránh xà phòng bắn vào mắt bé.

Để loại bỏ ghèn, nhúng một miếng gạc sạch hoặc vải mềm vào một ít nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau khóe mắt. Nếu bé bị cả hai mắt, nhớ sử dụng vùng gạc sạch để lau, nhằm tránh lây nhiễm.

Mát-xa ống tuyến lệ:

  • Ấn nhẹ đầu ngón tay trỏ vào sống mũi bên trong của trẻ sơ sinh, bên cạnh ống tuyến lệ bị tắc
  • Thực hiện 2 hoặc 3 lần vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc theo bên mũi. Động tác này nên nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.
  • Thực hiện mát-xa hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

Nếu bên mũi của trẻ sơ sinh bị đỏ hoặc sưng, hãy dừng việc xoa ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ.

    

Điều trị

     Ở trẻ sơ sinh, ống dẫn nước mắt bị tắc có xu hướng tự thông trong vòng vài tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn không khỏi sau 1 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp can thiệp gọi là thông tuyến lệ bằng đầu dò.

Thủ thuật này chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Bằng cách nâng dần kích thước các ống nong, bác sĩ có thể mở ống dẫn nước mắt. Sau đó, sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch ống dẫn nước mắt.

Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể cho trẻ nhỏ thuốc nhỏ mắt gây tê hoặc gây mê nhẹ để làm giảm sự khó chịu.

Những nguyên nhân khác

     Ghèn mắt ở trẻ sơ sinh cũng có thể là một dấu hiệu của viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ. Các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Ghèn xuất hiện từ 1 đến 14 ngày sau khi sinh
  • Mí mắt sưng, đỏ hoặc nhạy đau.
  • Mắt đỏ, khó chịu

Nếu viêm kết mạc là do nhiễm trùng, điều này rất nghiêm trọng, và trẻ sơ sinh sẽ cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

Biến chứng

     Các ống dẫn nước mắt bị tắc đôi khi có thể dẫn đến viêm túi lệ. Các triệu chứng của viêm túi lệ có thể bao gồm:

  • Ghèn ra quá nhiều.
  • Đỏ ở khóe mắt
  • Sưng cạnh mũi
  • Sốt   

Nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ triệu chứng nào trên, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa đi khám bác sĩ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

     Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn hoặc chảy nước mắt nên đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

     Hãy nhớ đưa trẻ đi khám nếu ống dẫn nước mắt của chúng vẫn bị tắc sau 6 đến 8 tháng. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng mắt nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dấu hiệu nhiễm trùng mắt có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ, đau hoặc sưng húp.
  • Mí mắt sưng
  • Mủ màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
  • Một vết sưng hoặc sưng ở khóe trong của mắt

Kết luận

     Chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là điều phổ biến và thường là hậu quả của ống tuyến lệ bị tắc thường sẽ tự hết trong vòng 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đỏ mắt, chảy ghèn hoặc chảy nước mắt quá nhiều thì nên đưa bé khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và loại trừ nhiễm trùng mắt.

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp khi trẻ bị ho

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mắt đỏ do nhiễm trùng, gây kích ứng hoặc tắc tuyến lệ. Nếu không dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ em bị viêm kết mạc và để nhiễm trùng phát triển sẽ rất nguy hiểm.

Về triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nói chung thường bao gồm [các] mắt đỏ và mí mắt sưng lên, đỏ và mềm, kèm theo một ít mủ.

Nguyên nhân viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh thường khó xác định, có thể do ống dẫn nước mắt bị tắc, kích ứng hoặc do nhiễm virus hoặc vi khuẩn mẹ cơ thể mẹ truyền sang con trong khi sinh. Ví dụ, virus gây mụn rộp sinh dục và miệng trong âm đạo của người mẹ có thể gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và tổn thương mắt nghiêm trọng.

Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm kết mạc ở trẻ em là Chlamydia, lậu cầu, Neisseria, những vi-rút và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nhưng ít gặp hơn.

1.1 Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do Chlamydia trachomatis

Khoảng một nửa số trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là do Chlamydia. Phụ nữ mắc Chlamydia trachomatis không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong khi sinh và gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, sưng mí, chảy mủ thường xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh. Vi khuẩn Chlamydia trachomatis có thể lây nhiễm sang phổi và vòm họng [nơi mũi sau thông với miệng] và dẫn tới viêm phổi.

XEM THÊM: Nguy cơ viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm lậu

1.2 Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do lậu cầu

Neisseria gonorrhoeae gây viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mắc bệnh lậu không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong quá trình sinh nở. Các triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do lậu cầu thường bao gồm đỏ mắt, có mủ đặc trong mắt, sưng mí mắt và bệnh bắt đầu khoảng 2 ngày đến 4 ngày sau khi trẻ được sinh ra. Có mối liên quan giữa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do lậu cầu gây ra với nguy cơ nhiễm khuẩn huyết [nhiễm trùng máu nghiêm trọng] và nguy cơ viêm màng não và tủy sống ở những trẻ em này.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và điều trị sớm

1.3 Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do hóa chất

Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng. Tuy nhiên, mắt trẻ có thể bị kích ứng và trường hợp này có thể được chẩn đoán là viêm kết mạc do hóa chất. Các triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do hóa chất thường bao gồm [các] mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt và ít khi chảy mủ. Các triệu chứng có thể kéo dài chỉ từ 24 đến 36 giờ sau sinh.

Thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ em được sử dụng phổ biến để điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi khuẩn. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và vi khuẩn gây ra viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh với dạng bào chế thích hợp dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ trong mắt hoặc thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc kết hợp.

Với viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do Chlamydia, trẻ sẽ được cho uống kháng sinh có khả năng tiêu diệt Chlamydia. Nếu lậu cầu là nguyên nhân gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào cơ thể của trẻ qua đường tiêm tĩnh mạch. Viêm kết mạc do hóa chất thông thường không cần điều trị và trẻ sơ sinh thường sẽ khỏe hơn trong 24 đến 36 giờ.

Riêng với viêm kết mạc do vi khuẩn và virus khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae, ưu tiên dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh để điều trị tại chỗ. Các bác sĩ thường cho thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ kháng sinh để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn khác gây ra.

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, việc cải thiện các triệu chứng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Cha mẹ có thể rửa mắt bị nhiễm trùng của trẻ sơ sinh bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ hết mủ tích tụ. Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ nên được mát-xa nhẹ nhàng và làm ấm vùng mắt và mũi bằng miếng gạc ấm để giảm sưng. Trong trường hợp, tuyến lệ của bị tắc tới khi khi trẻ được 1 tuổi, có thể phải xem xét phẫu thuật khai thông tuyến lệ cho trẻ. Bạn nên đảm bảo rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt bị nhiễm trùng của trẻ.

XEM THÊM: Chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc do tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh có thể bị loét giác mạc và dẫn tới mù lòa. Do đó, thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ mang thai và trước khi sinh nở, phụ nữ mắc bệnh mụn rộp sinh dục nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các cách giảm thiểu khả năng lây lan cho em bé để tránh các rủi ro nghiêm trọng vì viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do herpes.

Để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn, đặc biệt là hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và được chỉ định sử dụng loại thuốc kháng sinh điều trị viêm kết mạc cho trẻ phù hợp.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm kết mạc, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả, tránh tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, cdc.gov

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề