Tiểu phẫu bao lâu thì cắt chỉ

Mặc dù bạn thường được khuyên nên đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được rút chỉ khâu vết thương, nhưng đôi khi điều này cũng không cần thiết. Nếu đã qua thời gian hồi phục dự tính và vết thương có vẻ như đã khép miệng hẳn, bạn có thể tự rút chỉ ở nhà chỉ bằng nhíp và kéo!

  1. 1

    Đảm bảo rằng việc rút chỉ là an toàn. Trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn không nên tự rút chỉ. Nếu các mũi chỉ được khâu sau khi phẫu thuật hoặc chưa hết thời gian hồi phục dự tính [thường là 10-14 ngày], việc tự rút chỉ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ngăn cản quá trình hồi phục.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ rằng nếu bạn đến bác sĩ để rút chỉ, thông thường chỗ mới rút chỉ sẽ được dán băng dính có tác dụng hỗ trợ quá trình lành vết thương. Nếu rút chỉ tại nhà, có thể bạn sẽ không có được sự chăm sóc cần thiết.
    • Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn hãy gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho biết liệu việc bạn tự rút chỉ có an toàn không.
    • Không rút chỉ nếu vết thương có vẻ như đang đỏ lên hoặc đau hơn. Trường hợp này bạn nên đến bác sĩ vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
    • Trong nhiều trường hợp, bạn có thể được rút chỉ mà không phải trải qua cuộc hẹn khám thông thường; bạn chỉ cần đến phòng khám và được rút chỉ một cách nhanh chóng. Bạn nên gọi cho bác sĩ để hỏi về việc này.

  2. 2

    Chọn dụng cụ để cắt chỉ. Sử dụng kéo phẫu thuật sắc nếu có. Kéo cắt móng tay sắc hoặc bấm móng tay cũng có thể dùng được. Tránh dùng bất cứ dụng cụ nào có lưỡi cùn, cũng không dùng dao – dao rất dễ bị trượt.

  3. 3

    Sát trùng nhíp và dụng cụ cắt. Thả dụng cụ vào nước sôi trong vài phút, đặt lên khăn giấy và để cho khô hẳn, sau đó dùng bông gòn nhúng cồn và xoa lên dụng cụ. Bước này để đảm bảo bạn không bị lây nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ.

  4. 4

    Tìm thêm một số vật dụng y tế khác. Có một số vật dụng khác bạn cũng nên chuẩn bị sẵn. Lấy sẵn băng gạc vô trùng và thuốc mỡ kháng sinh để phòng khi phải xử lý chỗ bị chảy máu. Thông thường thì những thứ này cũng không cần dùng đến vì vết thương đã lành hẳn, nhưng tốt nhất bạn vẫn cần chuẩn bị sẵn để cho yên tâm.

  5. 5

    Rửa và sát trùng chỗ khâu. Dùng nước xà phòng để rửa và lau khô bằng khăn sạch. Dùng bông gòn nhúng cồn để lau kỹ xung quanh các mũi khâu. Đảm bảo vùng da phải khô hoàn toàn trước khi tiến hành rút chỉ.

  1. 1

    Ngồi nơi có đủ ánh sáng. Bạn cần phải nhìn được rõ từng mũi chỉ để có thể thực hiện tốt việc này. Không cố gắng tháo chỉ ở nơi tối, bằng không bạn có thể tự làm đau mình.

  2. 2

    Nhấc nút thắt đầu tiên lên. Dùng nhíp nhẹ nhàng nhấc nút thắt của mũi khâu đầu tiên lên một chút.

  3. 3

    Cắt chỉ khâu. Giữ nút thắt cao lên, tay kia cầm kéo và bấm chỉ khâu ngay cạnh nút thắt.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Rút chỉ qua da. Dùng nhíp tiếp tục giữ nút thắt và nhẹ nhàng kéo chỉ ra khỏi da. Bạn sẽ thấy hơi tức một chút nhưng không đau.

    • Nếu thấy da bắt đầu chảy máu khi rút chỉ thì nghĩa là chỉ khâu chưa thể rút được. Ngừng việc đang làm và đến bác sĩ để rút phần chỉ còn lại.
    • Cẩn thận, đừng rút nút thắt qua da. Các nút thắt có thể bị vướng vào da và gây chảy máu.

  5. 5

    Tiếp tục tháo chỉ. Dùng nhíp nhấc các nút thắt và cắt. Rút chỉ ra và vứt bỏ. Tiếp tục cho đến khi mũi chỉ cuối cùng đã tháo xong.

  6. 6

    Rửa vết thương. Đảm bảo không còn sót thứ gì xung quanh vết thương. Nếu muốn, bạn có thể băng gạc vô trùng lên vùng da mới tháo chỉ và để cho vết thương tiếp tục hồi phục.

  1. 1

    Đến bác sĩ nếu có vấn đề gì xảy ra. Nếu vết thương hở lại, bạn sẽ phải khâu thêm. Điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ ngay khi tình trạng này xảy ra. Nếu bạn chỉ băng vết thương và để nó tự lành thì sẽ là không đủ.

  2. 2

    Bảo vệ cho vết thương khỏi tổn thương trở lại. Tốc độ phục hồi của da vốn chậm – khi mới tháo chỉ, độ chắc của da chỉ bằng 10% so với bình thường. Bộ phận mới tháo chỉ không nên cử động nhiều.

  3. 3

    Bảo vệ vết thương khỏi tia UV. Tia cực tím có thể làm tổn thương đến cả các mô lành. Bạn nên dùng kem chống nắng nếu vết thương phơi dưới nắng mặt trời hoặc khi sử dụng giường làm nâu da.

  4. 4

    Thoa vitamin E. Điều này có thể giúp ích cho qua trình hồi phục, nhưng bạn chỉ nên áp dụng khi vết thương đã khép hoàn toàn.

  • Để nguyên chỉ khâu cho hết thời gian bác sĩ khuyến cáo.
  • Giữ vệ sinh vết thương.
  • Sử dụng kéo cắt chỉ phẫu thuật thay vì kéo thông thường. Dụng cụ này có lưỡi sắc hơn và mỏng hơn nên đỡ kéo căng vết thương hơn trong quá trình cắt chỉ.

  • Không nên tự rút chỉ khâu sau cuộc phẫu thuật lớn. Bài viết này chỉ áp dụng cho các mũi khâu nhỏ.
  • Không cố gắng tháo ghim phẫu thuật tại nhà. Bác sĩ sẽ phải dùng công cụ chuyên dụng để lấy ghim ra; các phương pháp làm tại nhà có thể khiến bạn bị thương và đau nhiều hơn.
  • Không để chỉ khâu bị ướt nếu bác sĩ khuyến cáo và không rửa bằng xà phòng.

  • Kéo phẫu thuật hoặc bấm móng tay
  • Kẹp phẫu thuật hoặc nhíp [vô trùng]
  • Ô-xy già hoặc cồn
  • Kính lúp, tốt nhất là loại có gắn đèn
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Băng vô trùng

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 43 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 155.953 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 155.953 lần.


Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà là một vấn đề được hầu hết người bệnh và gia đình bệnh nhân quan tâm đặc biệt. Bởi nếu không biết cách chăm sóc vết thương sau mổ có thể khiến vết thương sau mổ nhẹ thì lâu lành và tạo sẹo mất thẩm mỹ không thể hồi phục, nặng thì sẽ gây ra nhiễm trùng hay thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bài viết dưới đây có thể cung cấp một số thông tin về cách chăm sóc vết thường sau mổ tại nhà mà gia đình bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện ngay tại nhà.

1. Tháo/ Thay băng vết thương mổ tại nhà

Các vết thương sau mổ thường được băng kín giúp bảo vệ vết thương không bị va chạm, tổn thương. Thay băng mới là hình thức tránh mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ cũng như đảm bảo vệ sinh cho vết mổ. Khi thay băng vết thương sau mổ cần lưu ý:

– Tháo băng đúng cách: chú ý tháo băng chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng bị bẩn nên dùng kẹp để lấy băng ra để tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương. Tháo băng cần làm nhẹ nhàng.

– Thay băng ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần [theo hướng dẫn của bác sĩ].

– Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi mở băng và thay băng.

– Không làm ướt băng hoặc làm bẩn băng.

Nếu vết thương đã được bác sĩ băng bằng băng dính tuyệt đối không được bóc, để băng dính bong tự nhiên.

Đọc thêm bài viết:

>> Lời khuyên cần thiết khi chăm sóc vết rộp trên da

>> Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương bỏng

2. Rửa vết thương mổ tại nhà

Rửa vết thương cần theo đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch, đồng thời sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc  theo chiều đi xuống. Cần chọn gạc đủ mềm để tránh làm vết thương bị tổn thương.

Sử dụng những dung dịch rửa không gây hại với mô cơ thể và không làm cản trở quá trình lành vết thương.

3. Đắp thuốc và băng vết thương

Sau khi rửa vết thương nên đắp thuốc vào vết thương [theo đơn chỉ định của bác sĩ]. Dùng gạc phủ kín vết thương và băng lại hoặc cố định bằng băng keo y tế.

4. Giữ vết thương luôn sạch, độ ẩm nhất định

– Sau 3 ngày đầu sau mổ, người bệnh cần giữ vết thương sạch và tránh rửa nước trực tiếp lên vết mổ.

– Không được tắm vòi hoa sen trực tiếp vào vết mổ.

– Không được kì cọ vào vết mổ.

– Không ngâm người trong bồn nước nóng hoặc bơi lội.

5. Vận động sau mổ

Sau phẫu thuật thường bệnh nhân sẽ phải sớm vận động. Tuy nhiên cần lưu ý vận động nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục.

6. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Vì thế người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch giàu protein, chất xơ như thịt lợn nạc, các loại thịt đỏ, đậu phụ, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi…. không dùng bia rượu, các đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích.

Xem thêm bài viết:

>> Vết thương mau lành hơn nhờ dinh dưỡng tốt?

>> 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư

7. Cắt chỉ vết thương sau mổ

Nếu vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ tự tiêu sau khoảng 7 đến 10 ngày.

Đối với những loại chỉ phẫu thuật khác người bệnh cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ cắt chỉ. Người bệnh không nên tự làm tại nhà bởi mức độ an toàn không cao và đặc biệt là bạn không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Công đoạn cắt chỉ không tiêu có thể tiến hành sau khoảng 5 đến 21 ngày tùy thuộc vào loại vết mổ và vùng thực hiện phẫu thuật.

Nếu bạn không muốn đến viện để cắt chỉ có thể liên hệ qua hotline 1800 6896 [Hà Nội] hoặc Hotline 1800 6894 [ Hồ Chí Minh] của Việt Úc để sử dụng dịch vụ cắt chỉ tại nhà của Việt Úc. 

8. Những trường hợp nào cần gọi cho bác sĩ

– Vết mổ chảy máu hoặc tụ máu.

– Vết mổ đau, sưng nóng, có mủ hoặc đỏ.

– Vết mổ bị hở.

– Người bệnh ớn lạnh hoặc sốt cao.

– Người bệnh có cảm giác căng, hoặc thít chặt vết mổ, chỉ khâu hoặc ghim trên da bị đứt hoặc toác miệng.

– Sau mổ xuất hiện sẹo lồi, co rút hoặc phì đại quá mức cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà, hi vọng phần nào giải đáp được các thắc mắc của người bệnh về vấn đề này. Người bệnh sau mổ thường yếu có thể nhờ người nhà giúp chăm sóc các vết thương hoặc có thể thuê các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Hiện nay Phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh với mức giá hợp lý và đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật giúp cho người bệnh có nhiều thời gian nghỉ dưỡng, hạn chế được việc đi tới các cơ sở y tế để xử lý vết thương.

Nếu bạn và người thân có nhu cầu chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6896 [Hà Nội] hoặc 1800 6894 [Hồ Chí Minh] để đặt lịch và tư vấn hỗ trợ dịch vụ.

—————

Phòng khám Gia Đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

Website: //pkgdvietuc.com/


Video liên quan

Chủ Đề