Tổ chức đánh giá chứng nhận bqs

Buổi Lễ còn có sự tham dự của Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường; Tổng Cục trưởng Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) Trần Văn Vinh; Thiếu tướng Lê Đình Đạt, Cục trưởng Cục TCĐLCL - BQP và đại diện các lãnh đạo đơn vị có liên quan.

Tổ chức đánh giá chứng nhận bqs
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh trao Giấy chứng nhận HTQLCL phù hợp TCVN ISO 9001 cho Cục TCĐLCL – BQP

Tại buổi lễ, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục TCĐLCL - BQP Lê Đình Đạt cho biết, việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001/ ISO 9001 vào các hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong quân đội là thực sự cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ các quy trình xử lý công việc một cách hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong cơ quan, đơn vị mình,… Qua đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản xuất, sửa chữa, cung cấp trang thiết bị, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ quân sự, quốc phòng. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tạo ra phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, giảm thiểu thủ tục hành chính; minh bạch, công khai hóa thủ tục xử lý công việc.

“Được công nhận đủ năng lực tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001/ ISO 9001 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của Cục TCĐLCL - BQP trong việc hòa nhập, tiếp cận phương pháp quản lý tiên tiến của quốc gia và quốc tế”, Thiếu tướng Lê Đình Đạt cho hay.

Theo báo cáo, các nội dung công tác TCĐLCL đã được triển khai toàn diện và đồng bộ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Cục duy trì và triển khai thực hiện có hiệu quả; tình hình chính trị, tư tưởng của bộ đội ổn định, nội bộ đoàn kết, thống nhất với một số thành quả nổi bật như: tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị; kiến nghị Bộ, chỉ huy đơn vị các giải pháp kiện toàn tổ chức, biên chế, chấn chỉnh các hoạt động nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng vũ khí trang bị, sản phẩm quốc phòng đang sử dụng, mua sắm, sản xuất, sửa chữa; tổ chức đánh giá, công nhận 03 chuẩn đo lường chính của Bộ Quốc phòng; duy trì hoạt động Phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn tiên tiến của quốc gia và quốc tế; giám sát năng lực cho 58 cơ sở đo lường, chất lượng đánh giá công nhận mới cho 14 cơ sở, do đó nâng tổng số cơ sở đo lường, chất lượng trong toàn quân lên 158,… Đặc biệt tập trung lĩnh vực công nhận mới năng lực thử nghiệm chất lượng xăng dầu tại các trung đoàn Không quân để bảo đảm an toàn bay.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường cho biết, Bộ Quốc phòng đánh giá cao đề xuất của Cục TCĐLCL - BQP trong việc xây dựng, tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; Cục TCĐLCL - BQP đã xác định và thực hiện tốt trọng tâm công tác quản lý chất lượng vũ khí trang bị và sản phẩm quốc phòng trong mua sắm, sản xuất, cải tiến, sửa chữa và quản lý sử dụng.

"Quá trình xây dựng tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, Cục đã nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) trong công tác chuẩn bị và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đặt ra", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng Cục TCĐLCL - BQP đã có những nỗ lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đồng thời mong muốn Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Cục TCĐLCL - BQP thực hiện tốt hoạt động đánh giá chứng nhận đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng đưa ra một số đề nghị đối với Thủ trưởng Cục TCĐLCL - BQP nhằm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung như: triển khai, duy trì, cải tiến hoạt động đánh giá chứng nhận theo các quy định hiện hành; thường xuyên đào tạo, bổ sung đội ngũ chuyên gia đáp ứng năng lực, trình độ quy định; nghiên cứu quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN để đăng ký là tổ chức thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng có hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cũng như phối hợp chặt chẽ với Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo quy định tại Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015 các cơ quan, tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh và sử dụng sản phẩm bảo mật luồng IP thuộc thông tư 23/2022/TT-BQP ban hành kèm QCVN 01:2022/BQP phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo đánh giá công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định ban hành kèm theo thông tư số 28/2012/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung một số điều ở thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.

Cụ thể, theo Luật An toàn thông tin mạng, chương III, điều 34, khoản 3, điểm c quy định rõ đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự yêu cầu bản sao giấy chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ Ipsec VPN và TLS VPN, đáp ứng thông tư 23/2022/TT-BQP ban hành kèm QCVN 01:2022/BQP.

Doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  • a) Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
  • b) Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy
  • c) Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
    Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm:
  • a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
  • b) Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
  • c) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.

Theo đó, tất cả các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPsec và TLS sẽ thuộc phạm vi bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2022/BQP.

Đơn vị tổ chức chứng nhận hợp quy: Trung tâm Đánh giá sự phù hợp sản phẩm - Cục Quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã.

  • - Tại Hà Nội: Số 43 Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 024 3232 3313, Email: [email protected]
  • - Tại Hồ Chí Minh: Số 02 Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 036 9999 789, Email: [email protected]
    Hồ sơ, quy trình thực hiện việc chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu lần đầu (không có mẫu sẵn):
  • Đơn đề nghị cấp phép sản phẩm nhập khẩu phục vụ cho công tác hợp quy.
  • Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy;
  • Phương án kỹ thuật sản phẩm; tài liệu kỹ thuật;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản cam kết bảo mật thông tin;
  • Mẫu dấu hợp quy.
    Phương thức chứng nhận hợp quy theo phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm. Việc lấy mẫu phải được tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.

Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

Việc quản lý công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Trình tự công bố hợp quy:
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
  • Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
    Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN). Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.