Tới tháng có chích vaccine được không

Theo nhiều phản hồi của các chị em sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho rằng kỳ kinh nguyệt của mình tới trễ hơn bình thường. Vậy liệu tiêm vaccine COVID có bị trễ kinh không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là trễ kinh?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới từ tuổi dậy thì trở đi thường kéo dài từ 28 - 35 ngày, tính từ thời điểm đầu chu kỳ này tới lần có kinh tiếp theo. Trong đó ngày hành kinh diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng cá nhân.

Bạn có thể coi là bị trễ kinh khi quá trình này kéo dài hơn 35 ngày, và nếu liên tiếp 3 lần chu kỳ vẫn chưa hành kinh thì được coi là vô kinh.

Tới tháng có chích vaccine được không
Trễ kinh sau tiêm vaccine COVID gây lo lắng, hoang mang với chị em

Theo một số nghiên cứu, từ khi triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, có rất nhiều báo cáo phản hồi về tình trạng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đa phần đến từ những phụ nữ tiêm vaccine Pfizer - BioTech hay AstraZeneca.

Tuy nhiên, chưa thật sự có bằng chứng cho rằng vaccine chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hay trễ kinh ở nữ giới bởi đây là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Những thay đổi liên quan tới vaccine được thống kê bao gồm trễ kinh, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, mệt mỏi, buồn nôn...

Tới tháng có chích vaccine được không
Tiêm vaccine COVID có bị trễ kinh không?

Tại sao bị trễ kinh sau khi tiêm vaccine COVID?

Theo một số chuyên gia, về lý thuyết vaccine có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nguyên nhân là do vaccine tạo nên phản ứng miễn dịch trong cơ thể, nó sẽ tác động phần nào thay đổi gây rối loạn kinh nguyệt do chu kỳ hành kinh sẽ được điều hòa một phần bởi hệ thống miễn dịch.

Những bất thường ảnh hưởng tới tình trạng hormone hay hệ miễn dịch như có thai, căng thẳng, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tập luyện, bệnh tật đều có thể gây những tác động tới kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhiều báo cáo cho thấy: Sau khi tiêm phòng vaccine, phụ nữ có tâm lý lo lắng, căng thẳng nhiều hơn nên tình trạng chậm kinh cũng dễ xảy ra. Tình trạng này có thể giải thích phần nào lý do dẫn đến trễ kinh sau khi tiêm phòng vaccine.

Ngoài ra, do vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến buồng trứng, thay đổi tạm thời cách thức bong của niêm mạc tử cung, gây tình trạng kinh nguyệt không đều.

Liệu vaccine có ảnh hưởng tới sinh sản không?

Các chuyên gia cho biết những thay đổi tạm thời mà vaccine COVID đem lại với chu kỳ kinh nguyệt sẽ không có bất kỳ tác động nào tới quá trình sinh sản hay khả năng có con sau này. Việc thay đổi nhỏ trong thời gian ngắn này chỉ mang lại một chút bất tiện chứ hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc tiêm vaccine COVID sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh con trong tương lai của nữ giới.

Sau khi tiêm vaccine COVID kinh nguyệt có trở lại bình thường được không?

Vẫn có những người cho rằng vaccine phòng COVID sẽ ảnh hưởng tới kinh nguyệt, nhưng sự ảnh hưởng này chỉ là tạm thời, và diễn ra trong vòng 1 - 2 chu kỳ rồi trở về bình thường mà không để lại tác hại gì.

Chính vì thế, chị em có thể yên tâm tiêm phòng vaccine, đảm bảo cho sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.

Phương pháp duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định

Trễ kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra với nữ giới, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, không chỉ ldo tiêm phòng vaccine. Sau đây là một số cách gợi ý giúp bạn có thể duy trì được chu kỳ đều đặn.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ giúp cơ thể chúng ta luôn thơm tho, đồng thời hạn chế được tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.

Một lưu ý khi vệ sinh đó là không nên xâm nhập quá sâu hay sử dụng loại dung dịch vệ sinh có độ pH kiềm quá, điều này dễ gây viêm nhiễm, mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Hãy lựa chọn một dung dịch vệ sinh phụ nữ có dịu nhẹ, có độ pH phù hợp và luôn giữ “cô bé” khô thoáng, tránh mọi tác nhân xấu ảnh hưởng.

Tới tháng có chích vaccine được không
Vệ sinh vùng kín giúp cơ thể luôn sạch sẽ

Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Chính vì thế việc duy trì vóc dáng cân đối không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, còn làm giảm căng thẳng, áp lực khi bước lên cân với các chị em. Từ những điều đó sẽ hạn chế được tình trạng chậm trễ kinh nguyệt.

Một chế độ tập luyện thể thao đều đặn, kiểm soát lối sống lành lạnh, thường xuyên ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng là mục tiêu cần đạt được trong quá trình duy trì mức cân nặng lý tưởng.

Tới tháng có chích vaccine được không
Duy trì tập thể dục đều đặn giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn

Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp đem lại hiệu quả đáng mong đợi đối với những người rối loạn kinh nguyệt hay trễ kinh. Nên giảm lượng tinh bột, tăng cường các chất xơ, chất khoáng, vitamin, omega-3...

Vitamin D không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm cân, cải thiện tâm lý, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Các thực phẩm giàu vitamin D có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như sữa, ngũ cốc... Bên cạnh đó, cơ thể bạn có thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Vitamin B cũng là loại thiết yếu có tác dụng hỗ trợ phụ nữ trong thời kỳ rối loạn kinh nguyệt. Thường thấy vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc, hạt, rau xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, gan cá...

Ngoài ra, bổ sung các loại vitamin A, C, E cũng giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt ở nữ giới, tăng cường sức khỏe, giúp chị em có một làn da không lão hóa...

Tới tháng có chích vaccine được không
Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế rối loạn kinh nguyệt

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Tiêm vaccine COVID có bị trễ kinh không?” cũng như đưa ra những phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn kỳ “đèn đỏ” đơn giản. Hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon (Mỹ), cho biết: "Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu xem xét về mức độ ảnh hưởng của tiêm vaccine phòng COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ".

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh, cụ thể những phụ nữ nhập thông tin về kinh nguyệt của họ và đồng ý chia sẻ thông tin cho mục đích nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá khoảng 4.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 (chủ yếu là vaccine Moderna hoặc Pfizer).

Kết quả cho thấy, so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một chút sau mũi vaccine thứ nhất và thứ hai: trung bình dài hơn 1 ngày. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi. Trong khi đó, nhóm phụ nữ chưa tiêm vaccine thì không có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Tới tháng có chích vaccine được không

Vaccine phòng COVID-19 làm khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn

Theo nhóm nghiên cứu, sự thay đổi về thời gian chu kỳ kinh nguyệt này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản phụ nữ.

"Hầu hết phụ nữ có thể sẽ không nhận thấy sự thay đổi trong vòng chưa đầy 1 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian trung bình của các đối tượng nghiên cứu, nên thực tế có những phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài hơn 1 ngày, và chính điều này gây ra sự lo lắng ở một số người" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể tạm thời gây kéo dài một chút chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Và nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá về thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt chứ không phân tích về các thay đổi khác liên quan tới kinh nguyệt như số ngày hành kinh,…

2. Ý kiến chuyên gia

Tiến sĩ Alison Edelman cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới này giúp trấn an và cũng xác nhận những gì đã được những phụ nữ phản hồi sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bởi vì có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt".

Tới tháng có chích vaccine được không

Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn.

"Vaccine phòng COVID-19 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động và mạnh mẽ, trong đó cơ thể sản sinh ra cytokine kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nhưng cytokine cũng có thể ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" đảm bảo các quá trình khác nhau của cơ thể hoạt động theo đúng lịch trình. Vì vậy, đây có thể là lý do khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chênh lệch một chút trong tháng đó" - Edelman cho biết thêm.

Candace Tingen, chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc gia ở Bethesda (Mỹ), cho biết: "Ở đâu có sự thiếu hụt thông tin, ở đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch. 

Nghiên cứu này thuộc dự án đánh giá các mối liên quan giữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và những thay đổi về kinh nguyệt. 

Mục đích của nghiên cứu là cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác, khoa học có liên quan đến sức khỏe trước khi phụ nữ tham gia tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, một số phụ nữ đã phản hồi về những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt mà họ cho rằng có liên quan đến vaccine phòng COVID-19".

"Mặc dù đã có những thông tin chính thống về một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng thực tế những thay đổi về kinh nguyệt chưa được theo dõi trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine" - Tingen nói.

Các nhà khoa học cho biết, kết quả nghiên cứu này không đề cập đến mối liên quan giữa tiêm vaccine phòng COVID-19 và khả năng sinh sản ở phụ nữ, vấn đề liên quan tới nhiều thông tin sai lệch đang phổ biến. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu khoa học thu thập được tại thời điểm này đều có thể giúp các phụ nữ yên tâm rằng: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn".

https://suckhoedoisong.vn/vaccine-phong-covid-19-co-anh-huong-toi-kinh-nguyet-cua-phu-nu-nhu-the-nao-169220110105514876.htm

BS. Mẫn Thu