Tổng lãnh sự quán là gì năm 2024

Đồng thời căn cứ tại khoản 1 Điều 4và khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định như sau:

1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
2. Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 có quy định như sau:

Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
...
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.

Theo như quy định trên, thì đại sứ quán và lãnh sự quán được hiểu như sau:

- Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao, là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận

- Lãnh sự quán là cơ quan đại diện lãnh sự

Tổng lãnh sự quán là gì năm 2024

Đại sứ quán là gì? Lãnh sự quán là gì? So sánh đại sứ quán và lãnh sự quán như thế nào? (Hình từ Internet)

So sánh đại sứ quán và lãnh sự quán như thế nào?

Tiêu chí

Đại sứ quán

Lãnh sự quán

Khái niệm

cơ quan đại diện ngoại giao, là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận (khoản 1 Điều 4 )

cơ quan đại diện lãnh sự (khoản 2 Điều 4 )

Ví trí

Đặt tại thủ đô của quốc gia có Đại sứ quán.

Đặt tại các thành phố lớn của quốc gia có Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán.

Chức vụ trong cơ quan đại diện

Đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. (khoản 1 Điều 19 )

Tiếp đó là Đại sứ, Công sứ, Tham tán công sứ, Tham tán, các Bí thư, Tùy viên. (khoản 1 Điều 18)

Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.(khoản 2 Điều 19)

Tiếp đó là Phó Lãnh Sự, Tùy viên lãnh sự.

(khoản 2 Điều 18 )

Chức năng, nhiệm vụ

Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.

Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.

(khoản 2 Điều 12)

Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.

Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.

Cơ quan đại diện lãnh sự có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia đó.

(khoản 3 Điều 12)

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện trong thực hiện nhiệm vụ lãnh sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 (được sửa đổi bởi Điều 1 ) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện trong thực hiện nhiệm vụ lãnh sự như sau:

- Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.

- Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.

- Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật

- Cấp, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

- Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài và chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật ViệtNam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Thực hiện ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy định của pháp luật của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tiếng Anh là gì?

Lãnh sự quán tiếng Anh là gì? Lãnh sự quán trong tiếng Anh là Consulate.nullLãnh sự quán là gì? Nhiệm vụ, khác biệt với Đại sứ quán?anaimmi.com.vn › lanh-su-quan-la-ginull

Đại sứ quán và lãnh sự quán khác nhau thế nào?

Tóm lại, Đại sứ quán và Lãnh sự quán có các nhiệm vụ và chức năng khác nhau trong lĩnh vực ngoại giao, với Đại sứ quán tập trung vào quan hệ ngoại giao chính thống và Lãnh sự quán tập trung vào cung cấp dịch vụ lãnh sự cho công dân và người dân của quốc gia gửi tại nước ngoài.26 thg 9, 2023nullĐại sứ quán là gì? Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán?thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull

Tổng lãnh sự nghĩa là gì?

Tổng lãnh sự là hàm lãnh sự cao nhất, chức danh người đứng đầu cơ quan tổng lãnh sự quán. Quy chế pháp lí của tổng lãnh sự giống quy chế pháp lí của lãnh sự. Việc cử tổng lãnh sự hay lãnh sự thể hiện mức độ quan hệ lãnh sự giữa nước cử và nước nhận đại diện.nullTổng lãnh sự - Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tổng_lãnh_sựnull

Lãnh sự quán Việt Nam là gì?

Lãnh sự quán: là cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước tại thành phố ở nước ngoài, phụ trách một vùng nào đó.nullĐại sứ quán là gì? Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quánanaimmi.com.vn › dai-su-quan-la-ginull