Truyền thống tốt đẹp của quê hương em lớp 2

Với giải bài tập Đạo đức lớp 2 Chủ đề: Quê hương em sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Đạo đức lớp 2.

  • Bài 13. Em yêu quê hương

  • Bài 14. Giữ gìn cảnh đẹp quê hương

Bài 13 Em yêu quê hương trang 56

Nghe và cùng hát bài hát Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng, đặt lời Anh Hoàng

1. [trang 56 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Quê hương của bạn nhỏ trong bài hát có gì đẹp?

Trả lời: 

Quê hương của bạn nhỏ có đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây khi mùa xuân thắm tươi đang trở về và có ngàn lời ca vui mừng chào đón.

2. [trang 56 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương của bạn nhỏ trong bài hát.

Trả lời: 

Bạn nhỏ rất yêu quê hương và tự hào về quê hương của mình.

1. [trang 57 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Giới thiệu với bạn về quê hương em và nêu cảm nhận của em về quê hương.

Trả lời:

Quê em ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Quê em có những ruộng đào bát ngát và đẹp mê li, nở hoa rực rỡ mỗi khi Tết đến. Mọi người ở quê em rất thân thiện và tốt bụng. Em rất yêu cảnh vật và quý mến con người nơi đây. Dù đi đâu em vẫn mãi nhớ về quê hương Đại Mỗ.

2. [trang 57 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Nêu việc làm thể hiện tình yêu quê hương của các bạn trong tranh.

 

Trả lời:

- Tranh 1: Bạn nhỏ hào hứng khi thấy bố nói chủ nhật cả nhà về quê. Bạn thích về quê để chơi với anh chị em họ ở quê.

- Tranh 2: Bạn nhỏ khen đảo quê mình đẹp quá.

- Tranh 3: Na tự hào khoe với các bạn khi thấy bác nghệ nhân gốm ở quê được lên báo.

- Tranh 4: Các bạn khoe với nhau về đặc sản của quê mình.

3. [trang 57 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Kể thêm những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

Trả lời: 

- Kể và giới thiệu với mọi người về cảnh đẹp và con người ở quê mình.

- Tự hào về những cảnh đẹp và những đổi mới, thành tựu của quê hương.

- Ủng hộ xây dựng quê hương.

- Về quê thăm ông bà, họ hàng thường xuyên.

- Giúp đỡ mọi người ở quê.

- Tìm hiểu và lưu giữ truyền thống tốt đẹp ở quê hương.

- Luôn có ý thức giữ gìn sự sạch đẹp ở quê hương.

- …

Bài 14 Giữ gìn cảnh đẹp quê hương trang 60

[trang 60 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn trong tranh.

 

Trả lời: 

Các bạn đang xả rác ra bãi biển, gây mất vệ sinh môi trường và cảnh đẹp của bãi biển. Em thấy đây là hành động chưa đúng, không giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

1. [trang 61 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương?

Trả lời:

Tranh 1: Các bạn đang sơn gốc cây và cắt tỉa cây hai bên đường. Đây là hành động thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

Tranh 2: Bạn nam khắc tên mình di sản cần bảo vệ. Đây là hành động không thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

Tranh 3: Bạn nam đổ rác ra dòng sông cạnh nhà. Đây là hành động không thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương.

Tranh 4: Bạn nam khuyên ngăn bạn nữ không vào giữa cánh đồng hoa để chụp ảnh vì sẽ làm hỏng hết hoa. Hành động của bạn nữ không thể hiện ý thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương, còn bạn nam thì có.

2. [trang 61 sgk Đạo đức lớp 2 - Chân trời sáng tạo]: Nêu thêm những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp quê hương.

Trả lời:

Không hái hoa, bẻ cành, giẫm lên thảm cỏ.

Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.

Không viết, vẽ bậy lên tường ở những nơi công cộng.

Giữ gìn vệ sinh chung quanh nơi em ở.

Tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh chung của khu chung cư, tổ dân phố, …

Nhắc nhở mọi người khi thấy họ có hành vi không giữ gìn vệ sinh chung, cảnh đẹp của quê hương.

..........................

..........................

..........................

Trên đây tóm tắt nội dung soạn, giải bài tập Đạo đức lớp 2 Chủ đề: Quê hương em bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục] đầy đủ cả năm hay nhất, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng bài ở trên!

Xem thêm các bài giải bài tập Đạo đức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Đạo đức lớp 2 hay và chi tiết - Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Đạo đức lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hoạt động 5: chia sẻ những việc làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

1. Trao đổi về việc em đã làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn

Lời giải:

1. Trao đổi về việc em đã làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn: Em quyên góp sách vở cho những người bạn gặp khó khăn trong lớp, và những nơi vùng sâu vùng xa, em mua tăm nhân đạo.

2. Thảo luận những việc có thể tiếp tục làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn: Kêu gọi mọi người đóng góp cùng chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hoạt động 6: Chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn

Sắm vai xử lí các tình huống theo tranh:

2. Thảo luận những việc có thể tiếp tục làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Lời giải:

Sắm vai xử lí các tình huống theo tranh:

  • Bọn mình có chút quà để bạn mặc ấm áp cho mùa đông
  • Chung ta nên kêu gọi các bạn trong lớp ủng hộ cho bạn có hoàn cảnh khó khăn.

2. Thảo luận những việc có thể tiếp tục làm để giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Quyên góp giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giúp đỡ bạn trong học tập. Động viên bạn cố gắng học hành.

Thực hành: Vẽ tranh theo chủ đề " chú bộ đội bảo vệ quê hương"

Kể về các hoạt động bảo vệ quê hương của chú bộ đội mà em biết

Nghe kể chuyện về truyền thống quê em.

Hoạt đông 3: Chơi trò chơi kéo đá - Xây cầu - Trải đường

Hoạt động 4: Chia sẻ những điều em biết về hoạt động ở cộng đồng nhằm giúp đỡ những người ở hoàn cảnh khó khăn

1. Nêu việc mà những người làm trong tranh để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn

2. Chia sẻ về những hoạt động mà em biết

Thực hành: Tìm hiểu truyền thống quê hương em

Xem lời giải

Hoạt động 1: Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống của địa phương.

- Địa phương em có những truyền thống nào?

VD: 

+ Lễ hội đền Cổ Loa.

+ Lễ hội Đống Đa.

+ Hội chùa Hương.

+ Lễ hội chùa Thầy.

+ Lễ hội Làng Bát Tràng.

+ Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.

+ Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh.

+ Lễ hội Võng La.

- Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?

VD: 

+ Tuyên truyền về các lễ hội truyền thống của quê hương.

+ Tham gia các lễ hội để gìn giữ truyền thống quê hương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và viết bài giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê em.

- Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục của quê em.

Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống.

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

+ Tên lễ hội: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.

+ Lễ hội được tổ chức vào dịp nào trong năm?

Tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

+ Những hoạt động diễn ra trong lễ hội?

Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc [thờ Thánh Gióng] và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh [đá thành tinh]. Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

+ Ý nghĩa của lễ hội?

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".

+ Địa phương của em đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội?

Hàng năm đều tổ chức Hội để lưu giữ truyền thống.

Tuyên truyền về ý nghĩa của Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Những điều thầy, cô hoặc bạn thấy ấn tượng về lễ hội?

Điểm ấn tượng về quy mô tổ chức rất lớn với những hoạt động được đầu tư về cả số lượng người tham gia, đạo cụ, hình thức,...

+ Ý kiến của thầy cô hoặc bạn để tổ chức lễ hội tốt hơn?

Để tổ chức lễ hội tốt hơn, nên đầu tư thêm về quay phim, chụp ảnh hoặc mô hình hóa 3D những hoạt động lớn để đăng lên các trang thông tin khiến mọi người có hứng thú hơn với Hội. Bên cạnh đó nên đầu tư tập luyện nhuần nhuyễn, đều hơn.

- Viết bài giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê em.

Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về một lễ hội và phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc các em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.

VD: Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

Khu di tích thờ Thánh Gióng gồm sáu công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu thánh Mẫu, nhà bia, khu hành lễ. Tương truyền nơi đây là điểm cuối cùng Thánh Gióng ngồi nghỉ, ngắm lại trời đất, xóm làm, quê hương rồi cưỡi ngựa bay về trời. Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/1 âm lịch. Lễ hội diễn ra tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Gióng - người đã có công dẹp giặc Ân.  Trong cụm di tích Thánh Gióng thì đền Thượng là nơi thờ Gióng và cũng là nơi cử hành lễ hội. Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc [thờ Thánh Gióng] và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh [đá thành tinh]. Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ". Ngoài phần lễ cướp hoa tre, phần hội còn có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đánh cờ tướng, đánh đu, hát ca trù thờ thần. Các trò chơi được người dân tham gia rất sôi nổi. 

Hội Gióng đền Sóc vừa kết thúc vào ngày 8 tháng Giêng để bắt đầu cho một mùa thăm viếng quanh năm của du khách hướng về Đức Thánh Gióng. Cùng với những nghi lễ đã trở thành truyền thống tại hội Gióng đền Sóc như làm lễ rước hương hoa, oản phẩm, trầu cau, voi chiến, giò hoa tre, cỏ voi, kiệu Tướng, kiệu cầu Húc… một nghi lễ đặc biệt quan trọng và độc đáo của hội Gióng đền Sóc được nhân dân địa phương kính cẩn thực hiện: lễ hóa voi, ngựa nan dâng đến đức Thánh Gióng.

Không như các lễ hội khác, những người mang đồ tế đi hóa phải được lựa chọn kỹ càng, trong lễ hóa voi, ngựa tại hội Gióng, tất cả nhân dân, du khách ai cũng được chung tay khiêng voi tế, ngựa tế khổng lồ về nơi hóa. Bởi lẽ, theo tín ngưỡng nơi đây, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. 

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. 

Để tổ chức lễ hội tốt hơn, theo em nên đầu tư thêm về quay phim, chụp ảnh hoặc mô hình hóa 3D những hoạt động lớn để đăng lên các trang thông tin khiến mọi người có hứng thú hơn với Hội. Bên cạnh đó nên đầu tư tập luyện để Hội có quy mô hoành tráng, hình thức hoàn thiện và thể hiện nội dung hoàn chỉnh.

Hãy hành động

- Thu thập tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài viết về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em.

- Chia sẻ bài viết với bố mẹ, người thân.

- Tập giới thiệu về lễ hội và phong tục tốt đẹp quê em để trình bày vào tiết sinh hoạt lớp.

Video liên quan

Chủ Đề