Từ bài thơ Trở về với mẹ ta thôi em rút ra được bài học gì đối với bản thân

Từ bài thơ trên, em rút ra được một bài học quý giá rằng : bản thân nên kính trọng, biết ơn, thương yêu, kính quý và tự hào về mẹ của mình. Và cần biết làm những công việc vừa sức mình để giúp đỡ mẹ.Mẹ là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó hết lòng vì con. Tình yêu thương mẹ dành cho con là vô bờ bến và vô điều kiện.Mỗi người làm con phải biết ơn, trân trọng những hi sinh, yêu thương mà mẹ đã dành cho mình. Hơn thế, cần cố gắng trở thành một người tử tế, một người có ích cho xã hội để báo hiếu mẹ, đừng để mẹ buồn đau.

Bộ đề Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi  chi tiết nhất.

Đề Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi số 1

I. Phần đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…

                                            (Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)

Câu 1: Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2: Tìm câu thành ngữ được sử dụng trong câu thơ Cả đời buộc bụng thắt lưng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng.

Câu 4: Đoạn thơ gợi cho anh/chị cảm xúc, suy nghĩ gì về mẹ? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Lời giải

Câu 1:
Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: ………………………..

  • ra bể vào ngòi, buộc bụng thắt lưng, tóc mẹ đã bạc, đau…

Câu 2:
Đó là câu thành ngữ: ……………

thắt lưng buộc bụng

Câu 3:

Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng.

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh.
– Hiệu quả: Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ; thể hiện được tình cảm yêu quý, trân trọng của người con dành cho mẹ.

Câu 4:

Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với mẹ.

Đề Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi số 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Mẹ không còn nữa để gầy

Gió không còn nữa để say tóc buồn

Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm

 

 (Đồng Đức Bốn, – Trở về với mẹ ta thôi)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính 

b) Nêu nội dung chính 

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ 

d) Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ 

Lời giải

a. PTBĐ chính: Biểu cảm

b. ND chính: Nỗi nhớ và tình cảm với người mẹ.

c. BPTT được sử dụng: nói giảm nói tránh "mẹ không còn" => khi con khôn lớn cũng là lúc mẹ từ giã cõi đời => đoạn thơ là nỗi nhớ niềm thương của tác giả gửi tới mẹ

d, Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là cMẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ
 

Đề Đọc hiểu Trở về với mẹ ta thôi số 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Cả đời ra bể vào ngòi

Mẹ như cây lá giữa trời gió rung

Cả đời buộc bụng thắt lưng

Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

Đường đời còn rộng thênh thang

Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười

Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

Bát cơm và nắng chan sương

Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau

Mẹ ra với gió chân cầu

Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…

(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)

Câu 1: Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 2: Tìm câu thành ngữ được sử dụng trong câu thơ Cả đời buộc bụng thắt lưng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng.

Câu 4: Đoạn thơ gợi cho anh/chị cảm xúc, suy nghĩ gì về mẹ? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

Lời giải

Giải chi tiết:

Câu 1: Nỗi vất vả , nhọc nhằn của người mẹ thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: cả đời ra bể vào ngòi, Mẹ như cây lá giữa trời gió rung, Cả đời buộc bụng thắt lưng, tóc mẹ đã bạc sang trắng trời,  đau vẫn giữ, Bát cơm và nắng chan sương.

Câu 2: Câu thành ngữ được sử dụng : Thắt lưng buộc bụng.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp so sánh, diễn tả sự lam lũ vất vả nhọc nhằn, lam lũ, chịu thương chịu khó chắt chiu của người mẹ để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

Câu 4: Viết đoạn văn ( 5-7 dòng ) nêu suy nghĩ về mẹ :

- Mẹ là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó hết lòng vì con. 

- Tình yêu thương mẹ dành cho con là vô bờ bến và vô điều kiện.

- Mỗi người làm con phải biết ơn, trân trọng những hi sinh, yêu thương mà mẹ đã dành cho mình. Hơn thế, cần cố gắng trở thành một người tử tế, một người có ích cho xã hội để báo hiếu mẹ, đừng để mẹ buồn đau.