Tư tưởng cốt lợi của phái mặc gia là gì năm 2024

"Các bộ luật của phong kiến Trung Quốc, dù là triều Đường, triều Tống, triều Nguyên, triều Minh hay triều Thanh đều với danh nghĩa là thể theo "mệnh trời" của nhà nho, nhưng thực chất bên trong lại là thể hiện tư tưởng của phái Pháp gia". Việc làm rõ những đặc điểm nhằm góp phần khẳng định đặc trưng, vị trí, vai trò của học thuyết pháp trị trong kho tàng lịch sử tư tưởng nhân loại và trong lịch sử chế độ phong kiến phương Đông cũng như những giá trị và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn chính trị - pháp lý đương đại là cần thiết.

Lịch sử thế giới thời kỳ cổ đại đã có nhiều hệ thống quan điểm, tư tưởng chính trị về phương thức trị nước, nổi lên ở các trung tâm Hy Lạp và Trung Quốc. Do hoàn cảnh cụ thể mà người Trung Hoa cổ đại đặc biệt quan tâm đến vấn đề chính trị và có sự nở rộ của các học thuyết chính trị, từ đó đã mang lại sự phong phú về phương thức trị nước cho nhà cầm quyền. Không như ở phương Tây, tư tưởng chính trị Trung Quốc chủ yếu đề cập nghệ thuật cai trị và người quản trị. Đặc điểm của thời kỳ này là người Trung Hoa tổng kết và tích luỹ tri thức mà họ đã đạt được. Do sự vận động và tiến bộ xã hội diễn ra rất nhanh nên tư tưởng chính trị của Trung Quốc cũng có sự phát triển nhanh chóng và đã đem lại một cách nhìn mới về xã hội và thế giới. Vì mục đích khác nhau nên mỗi nhà tư tưởng một vẻ, hiện thực lịch sử được phác hoạ qua những chất liệu hội hoạ vô cùng phong phú, đa dạng: Đạo gia chủ trương thực hành "vô vi", kêu con người hãy bỏ mặc thế tục trở về với tự nhiên. Nho gia nghiêm trang, hoài niệm, mong muốn sắp đặt xã hội theo lễ chế Chucông. Mặc gia khuyên mọi người gạt bỏ nghĩa - lợi mà yêu thương nhau theo kiêm ái. Pháp gia đột phá chủ trương mới dùng hình pháp để lập lại trật tự thiên hạ… Thiên nhiên sinh động và hiện thực xã hội cùng những biến động của thời đại được phản ánh trong "thế giới" của bách gia.

Tuy nhiên, không phải lý thuyết nào cũng hoàn hảo và có thể được lịch sử chọn lựa. Các phương pháp trị nước của Đạo gia, Nho gia, Mặc gia đều lấy đạo đức, tình thương của thánh nhân xưa làm mực thước, viện dẫn uy quyền của thánh nhân để biện minh cho giáo lý của mình, là không phù hợp với yêu cầu khách quan và đặc điểm của thời đại. Cũng như các học thuyết tư tưởng khác, các nhà pháp trị đã phê phán gay gắt xã hội đương đại và cho rằng đặc điểm của thời đại là chiến tranh đua sức mạnh, không thể trông chờ đạo đức và tình thương để lập lại trật tự xã hội mà phải dùng công cụ bạo lực để chấm dứt sự hoành tráng của bạo lựcxã hội và trở thành ngọn cờ tư tưởng để nhà Tần thực hiện thành công sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Tư tưởng đề cao pháp luật trong quản lý xã hội của Pháp gia là sự đối lập với quan điểm của Nho gia và Mặc gia (cho rằng để quản lý xã hội thì dùng nhân trị và đức trị, cai trị theo tình ý riêng). Theo Hàn Phi Tử, bản chất của hoạt động quản lý là việc sử dụng quyền lực tập trung, mạnh mẽ; vì vậy Pháp gia coi trọng quyền lực lãnh đạo; đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật để trị nước và kèm theo các chính sách: Trọng thưởng, trọng phạt, trọng nông, trọng chiến. Sự kết hợp giữa pháp - thuật - thế và đường lối kinh tế kết hợp với chiến tranh; các đường lối đó vừa làm cơ sở cho nhau vừa bổ sung cho nhau tạo nên nét đặc sắc trong nội dung pháp trị. Sự ra đời của học thuyết pháp trị đánh dấu một bước tiến lớn trong tư tưởng chính trị Trung Hoa cổ đại và tạo nên sắc màu độc đáo trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Đông.

Là người sáng lập học thuyết pháp trị, Hàn Phi Tử cho rằng Nhà nước rất cần đến pháp luật bởi pháp luật là công cụ quan trọng để điều chỉnh xã hội. Ông khẳng định tầm quan trọng của pháp luật và cho rằng chỉ cần duy trì hiệu lực của pháp luật thì sẽ có thể giữ vững được trật tự xã hội bình thường và sẽ thu được hiệu quả lớn. Ưu điểm của việc điều hành theo luật pháp ở chỗ: Luật pháp đối với người quyền quý cũng như kẻ hèn mọn đều như nhau. Luật pháp tốt sẽ cho phép sử dụng những người dân thường không được tiếp cận giáo dục và không hiểu biết chính trị thực hiện tốt bổn phận của binh sĩ và nông dân. Cho nên, việc làm cho pháp luật không bị hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao của chính trị. Với quan niệm pháp luật trên bề mặt của nó phải là của chung, Hàn Phi Tử phê phán nghiêm khắc và kiên quyết chống lại tệ lũng đoạn, lạm dụng quyền lực. Theo ông, để lập lại trật tự trong nước, các vua chúa không được dựa vào sự chuyên quyền, mà phải dựa vào luật - điều cao hơn ý chí của vua chúa. Tất cả đều xoay quanh tinh thần có phù hợp với pháp luật hay không, cứ theo đúng mực thước và pháp luật thì xã hội sẽ ổn định. Hàn Phi Tử đã đưa "pháp" lên thành phạm trù quan trọng nhất với nghĩa quy tắc cứng rắn để bắt buộc mọi người tuân theo. Để bảo đảm hiệu lực của pháp luật và duy trì được Thuật, ông chủ trương kêu gọi sự củng cố quyền lực từ phía những người cai trị. Quyền lực giúp cho nhà cầm quyền duy trì hiệu lực của pháp luật, làm phương tiện để xây dựng quốc gia giầu mạnh bằng chính sách "canh chiến". Vì vậy, muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được người dân tuyệt tuân theo thì nhà vua phải biết sử dụng và nắm vững quyền thế. Là người giữ địa vị cao quý, uy nghiêm chí tôn, vua phải vừa là trời vừa là "quỷ" thì mới sai khiến được dân. Cùng với Thế, Thuật cai trị được đặt ra cho những "người trung bình", được thể hiện thông qua khả năng nhận dạng, phân loại con người để có cách sử dụng và nuôi dưỡng khác nhau.

Đề cao chính sách dùng người nên Hàn Phi Tử luôn khuyên các bậc quân vương phải sáng suốt trong việc dùng người và đặt ra những yêu cầu khảo sát, điều tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý… theo ông, tài năng của nhà cai trị thể hiện ở việc dùng trí, dùng sức của người khác. "Sức một người không địch được mọi việc; dùng một người không bằng dùng cả nước… Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua cao hơn dùng hết trí sức của người… dùng hết tài trí của người thì vua như thần" (Bát kinh). Là chủ thể của vũ đài chính trị, ông vua phải là những người hư tĩnh vô vi dường như theo kiểu Lão - Trang mà lại đặc sắc pháp gia; biết được điểm mạnh - yếu của mình để khắc phục, biết tôn trọng và tuân theo pháp luật, nắm chắc thưởng phạt, không mê tín dị đoan chính trị; biết phòng xa và đặc biệt là phải có thuật điều khiển các quan lại giữ gìn và tuân theo pháp luật. Đây là tư tưởng rất chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc mà Hàn Phi Tử đã nêu ra cách đây hơn hai nghìn năm trước; nhưng rất gần với quan điểm về quản lý và sử dụng nhân lực hiện đại.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm về đóng góp và cách nhìn nhận mới mẻ, hiện đại của các đại biểu Pháp gia về các mối quan hệ quản lý xã hội cơ bản khác. Chẳng hạn: Nếu Nho gia cho rằng có sự thống nhất giữa tư tưởng và công, gia đình và xã hội; đối với Pháp gia: "công" quan trọng hơn "tư" nên việc nước trước việc nhà, nên "trung" đặt trên "hiếu". Nói khác đi, theo các Pháp gia (trong đó có Hàn Phi Tử): công - tư mâu thuẫn với nhau và phải hy sinh cho công, gia đình phải phục tùng, hy sinh vì quốc gia, quốc gia quan trọng hơn dân. Mục đích của Hàn Phi Tử là muốn xây dựng một xã hội hùng mạnh, mọi người trong xã hội phải hết lòng với nước.

Nghiên cứu vấn đề con người trong tư tưởng Hàn Phi Tử chúng ta cũng bắt gặp không ít vấn đề của xã hội hiện đại, những giá trị mới trong những nội dung tưởng như đã cũ. Từ điểm xuất phát là thuyết phi thiện, coi bản tính con người là ích kỷ, vụ lợi nên không thể dùng đức trị mà phải dùng pháp trị, Hàn Pháp Tử đã phát triển thành một hệ thống tư tưởng chặt chẽ, nội dung phong phú, luôn xoay quanh bản chất của vấn đề; trong đó nổi lên vai trò của pháp - thế - thuật trong cai trị. Tiếp cận với tư tưởng của Hàn Phi Tử về lý luận cai trị - quản lý ở bất kỳ phương diện nào cũng không ngoại ba chủ đề chính là pháp - thế - thuật; con người chính trị trong tư tưởng Hàn Phi Tử không ngoài ba luận đề: tôn trọng và tuân thủ pháp luật, giữ vững và sử dụng quyền thế, hiểu biết và thi hành được mưu thuật. Lập luận chính của ông là cần phải xây dựng hệ thống các thể chế mà bản chất là "thưởng - phạt", tận dụng tối đa tính duy lợi và vị kỷ cố hữu của con người trong quản lý. Lấy hám lợi làm điểm xuất phát, vấn đề lợi ích là cái trục và cũng là đặc điểm nổi bật của nhân tính luận của ông. Với quan điểm này, Hàn Phi Tử đã khám phá rất sâu vào một khía cạnh bản chất của con người. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ của ông hoàn toàn đoạn tuyệt với tư tưởng nhân đạo của Nho gia và Mặc gia, không những vượt mọi chủ nghĩa cá nhân của chủ nô, phong kiến hoặc của người sản xuất nhỏ trước đó, vượt cả quan điểm "vị ngã", "trọng sinh" của Dương Chu mà còn đạt đến mức độ chủ nghĩa cá nhân vị kỷ điển hình.

Do tính đặc sắc của nó, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi Tử không những không mờ đi theo lớp bụi thời gian mà nó luôn được các nhà tư tưởng lớn tìm về để khẳng định: "Trên thế giới, lợi ích là người có phép thần thông làm biến đổi hình dáng của mọi sự vật" (Hecventuyt); "phải giải thích mọi hành vi của con người từ nguyên nhân lợi ích" (Ph. Ănghen). Và điều bất ngờ của lịch sử là hơn hai nghìn năm sau, quan điểm "vị lợi" của ông lại được tái hiện trong tư tưởng "con người kinh tế" - cơ sở triết học của học thuyết Quản lý của Taylor và bản chất con người là lười nhác, ham lợi của "thuyết X" của Mc.Gregor. Trí tuệ của Hàn Phi Tử cũng thật sâu sắc và vượt rất xa thời đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tồn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng quá nhanh, không tương xứng với sự gia tăng của sản xuất (Ngũ đố). Về điểm này, ông cũng đã thấy dân số gia tăng theo cấp số nhân cả hai ngàn năm trước nhà kinh tế học Anh Malthus. Bản tính vị kỷ, hám lợi cố hữu của con người không bao giờ chấp nhận cái gọi là "nhân hoà", sẽ dẫn con người đến chỗ tranh đoạt lẫn nhau và gây ra nhiều điều ác. Hàn Phi Tử xem đó là khách quan và tất nhiên nên cho rằng không trông mong gì người dân làm điều thiện. Ông cũng không đòi hỏi nhà vua phải là người nhận thức thậm chí còn cho rằng dùng đức để trị sẽ sinh ra hoạn. Vì vậy, ông chủ trương dùng hình phạt để ngăn chặn không cho điều ác xảy ra và cho rằng làm được như thế là tốt rồi. Ba thể kỷ rưỡi trước đây, nhà triết học người Anh Thomas Hobbes qủa quyết rằng một xã hội mà không có sự duy trì quyền lực thì sẽ trở thành một xã hội mang tính tự nhiên, hoặc là một cuộc chiến không ngừng cho sự chống đối lẫn nhau. Điều này cũng cho thấy: Nhận thức về bản chất, vai trò của quyền lực của Hàn Phi Tử cũng là một bước đi trước lịch sử.

Ngoài ra, quan điểm về tiến hoá lịch sử của Hàn Phi Tử cũng được xem là thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội. Sự thay đổi cách nhìn nhận của con người về xã hội, theo ông là do những diễn biến trong xã hội đó tạo ra. Từ đó, Hàn Phi Tử liên hệ tới việc làm chính trị, cách thức cai trị xã hội, cụ thể là pháp luật (hình phạt) phải thay đổi cho phù hợp.

Các Pháp gia tin rằng sự trừng phạt nặng nề và pháp luật được thi hành nghiêm minh thì dù là người có quyền lực hay dân thường đều không thể thoát khỏi sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, họ luôn công kích các học thuyết đức trị, kiêm ái của Nho gia và Mặc gia. Nho gia khẳng định bản chất con người là tốt để đi đến chủ trương thi hành chính trị bằng giáo dục; Pháp gia cho rằng bản chất con người là ác xem đó là cơ sở của chủ trương cai trị bằng pháp luật. Các Nho gia (trừ Tuân Tử, Cáo Tử) xuất phát từ quan niệm bản chất con người là thiện nên cho rằng việc cai trị - quản lý là sự phát triển những đức tính nhân bản vốn có của tầng lớp bị trị. Ngược lại, các Pháp gia đều cho rằng bản chất con người là ác và vị lợi nên cai trị phải dùng pháp luật và hình phạt nghiêm khắc để ngăn cấm những người dưới quyền phạm tội, buộc mọi người tuân theo sự điều hành, giám sát của mình. Nho gia và Mặc gia không chống lại pháp luật nhưng họ đề cao đạo đức hơn; trái lại Pháp gia cho rằng pháp luật đóng vai trò chính yếu trong đời sống xã hội và là công cụ cai trị tốt nhất. Nho gia đặt tài đức lên trên địa vị uy quyền và cho rằng phải có tài đức đến mức nào đó mới xứng đáng với địa vị để tránh làm hại dân. Các nhà lập thuyết Nho gia và Mặc gia ước mong rằng người hiền phải nắm giữ chính quyền và chức vụ cao nhất phải nằm trong tay người tài đức nhất thì xã hội mới thái bình thịnh trị (tức là thiên hạ có đạo). Hàn Phi Tử đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức, chỉ cần tài đức trung bình mà có quyền thế là trị được nước. Cùng thực hiện chủ trương hữu vi, song Pháp trị tuyệt đối hoá mặt trừng trị của luật pháp (cực hữu vi), đức trị thì chủ trương cai trị bằng giáo dục thuyết phục. Khổng Tử nhấn mạnh đến mặt nhân nghĩa, đạo đức; đề cao quyền thế, Hàn Phi Tử lại nhắm vào quyền lực, vào khoảng cách và địa vị giữa nhà cai trị và những người bị trị. Đề cao vai trò của đạo đức, Nho gia chỉ chú ý hành động tự nguyện xuất phát từ động cơ bên trong của chủ thể; ngược lại, tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật, Pháp gia chỉ chú trọng sự cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước, tức là dùng áp lực từ bên ngoài. Pháp gia cho cái quyết định là luật pháp chứ không phải là đạo đức của người hiền trong việc trị nước, Nho gia không phủ nhận luật pháp cũng không đưa đạo đức lên địa vị độc tôn. Đạo đức và luật pháp là hai mặt của vấn đề, chúng có tác dụng biện chứng với nhau nhưng theo nho gia, cái quyết định là con người đạo đức, có tài sử dụng pháp luật để cai trị dân chứ không phải luật pháp đơn thuần là cái quyết định. Mặc dù đề cao vai trò đạo đức nhưng Nho gia lại không quá cực đoan đến mức hoàn toàn phủ nhận vai trò của luật lệnh, tức là thừa nhận vẫn phải dùng pháp luật và hình phạt trong trường hợp bất đắc dĩ không thể giáo hoá được nữa. Hàn Phi Tử đề cao duy lý, duy lợi và không ngại dùng hình phạt, thuật trong cai trị nên đạt được kết quả nhanh nhưng không bền vì dân bị buộc phải tuân theo chứ không ủng hộ chính quyền. Khổng Tử muốn cai trị xã hội bằng đạo đức nhân ái và bằng tình cảm nhân bản-nhân ái, cho nên chính sách quản lý quốc gia của ông cốt được lòng dân, nhưng kém tính khả thi và lâu đạt tới kết quả. Khổng Tử không chú trọng tới khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, dù là trong cai trị hay sản xuất; Hàn Phi Tử rất chú ý đến vấn đề kỹ thuật, có thể nói ông là người đầu tiên bàn tỉ mỉ về kỹ thuật quản lý, song phạm vi ứng dụng kỹ thuật của ông chỉ trong hoạt động cai trị, chứ không dành cho lĩnh vực sản xuất vật chất.

Quan điểm chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc, bình thiên hạ" được. Hàn Phi Tử so sánh cách thức cai trị bằng luật pháp để buộc mọi người phải tuân theo cũng tự nhiên như trời đất, mặt trời, mặt trăng chiếu sáng, như gió thổi, mây bay. "Đủ thấy quan niệm của Pháp gia rất gần với quan niệm của Hy-La bên Tây Âu, trong đó luật pháp thực tiễn là mệnh lệnh quyết đoán tối cao, như Pindare tuyên bố: "La loi, reine des hommes et des dieux" = Luật pháp là chúa tể của thần, nhân. Các quan niệm luật pháp như ở La-Mã trên đây thì trong hàng các hệ thống triết gia Trung Quốc, chỉ có Pháp gia chủ trương mà thôi. Pháp gia đã bênh vực cho quan niệm luật pháp thực tiễn và thực hành một cách mạnh mẽ và bền bỉ". Tư duy pháp trị là trường hợp độc đáo, riêng có của phương Đông bởi sự gặp gỡ với mạch tư duy chủ đạo của phương Tây luôn nhấn mạnh khía cạnh kỹ thuật của sự cai trị. Quan niệm về Thuật của Hàn Phi Tử đã tạo nên nét đặc sắc, dấu ấn đặc trưng và đóng góp của học thuyết pháp trị trong lịch sử tư tưởng nhân loại ở phương diện quản lý.

Vấn đề con người trong quản lý được xem là cống hiến xuất sắc của Pháp gia bởi không một học phái tiên Tần nào bàn nhiều về vấn đề này và Hàn Phi Tử có lẽ cống hiến nhiều nhất tư tưởng dùng người trong cai trị so với các học phái khác đương thời. Ông đã nêu lên một hệ thống các quan điểm về bản chất con người, về việc người; trong đó tư tưởng lợi kỷ, chủ nghĩa cá nhân lộ liễu giữ vài trò chi phối, xuyên suốt. Ông đã đề ra rất nhiều nghệ thuật để tuyển chọn, sử dụng quan lại và tư tưởng dùng người của Hàn Phi Tử là một trong những nguồn hình thành nên ngành " quyền mưu học" của Trung Quốc hiện đại. Sự quan tâm của Pháp gia đối lập với chủ nghĩa nhân văn và dựng nên nghệ thuật chính trị, dựa trên những tiêu chí thuần tuý thực tiễn và vật chất. Cho rằng quy tắc hình danh hợp nhau là quan trọng bậc nhất trong việc dùng người và trị quan lại; song để biết danh có phù hợp với hình không, theo Hàn Phi Tử, còn phải tham nghiệm, nghĩa là tham khảo, đối chiếu để làm rõ vấn đề chân thực - giả dối của nhận thức để tìm đến sự thực. Để làm được điều này, không thể chỉ nắm bắt hay nhận thức một khía cạnh riêng lẻ mà phải hết sức quan sát và kiểm nghiệm toàn bộ các khía cạnh, phương diện khác nhau.

Quan điểm nhất quán của Hàn Phi Tử là lấy kết quả thực tế của công việc để kiểm tra lời nói và việc làm; lấy hoạt động vật chất để kiểm tra tư tưởng trong đầu óc con người và từ trong hoạt động thực tế hàng ngày; từ những cái đang diễn ra ở các sự vật, sự việc cụ thể để rút ra kết luận. Hàn Phi Tử, cũng như nhiều nhà chính trị phương Tây nhấn mạnh khía cạnh kỹ thuật của sự cai trị; theo đó, một khi đã có thiết kế đúng, thì kể cả người trung bình, không xuất chúng cũng có thể điều hành được đất nước theo mục tiêu đã lựa chọn. Tư tưởng tham nghiệm là một đóng góp lớn của Hàn Phi Tử trong vấn đề nhận thức: ông luôn để tâm quan sát thực tế và xem đó như là điều kiện để đánh giá sự đúng-sai trong nhận thức của con người phù hợp với những yêu cầu phù hợp. Nguyên tắc trong hành động của Hàn Phi Tử, khi xem xét tính đúng đắn của nhận thức, các nhà Nho chỉ biết đem đối chiếu lời nói, nhận định, chủ trương, việc làm, xem có phù hợp với Thánh hiền, có giống với cổ nhân không. Phái Mặc gia thì đưa ra thuyết "tam biểu" nghĩa là ba điều kiện để biết đúng sai (Bản, Nguyên, Dụng) và một trong ba điều kiện đó là phải xem việc ấy có phù hợp với cổ nhân không (có nghĩa là: Lời nói, việc làm của cổ nhân vẫn là tiêu chuẩn để họ suy nghĩ và hành động). Ở đây, quan điểm tham nghiệm của Hàn Phi Tử thực tế và khoa học hơn, có khả năng giúp chúng ta nhận thức được sự vật, phân biệt tri thức đúng đắn - sai lầm để đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Duy nhất so với cùng thời, thậm chí còn đi trước so với nhiều học thuyết sau này, các nhà pháp trị đã nhận thức bản chất của những vấn đề quan trọng như: Chính trị, luật pháp, con người chính trị, nghệ thuật và phương pháp quản lý xã hội, quản lý con người…Đó là những đóng góp quan trọng của học thuyết này cho kho tư tưởng nhân loại bằng những quan niệm và cách tiếp cận riêng, độc đáo.

Pháp trị cũng là một trong số không nhiều học thuyết tư tưởng trong lịch sử (chủ nghĩa Michiavelli (Ý) hay Luận thuyết Arthasatra của Cautile (Ấn Độ cổ đại) đã tiếp cận được đến tầng bản chất, cốt lõi của những vấn đề cơ bản của cuộc sống, như: chính trị là biểu hiện của quan hệ lợi ích và quan hệ quyền lực, chính trị là nghệ thuật cai trị. Và sự vận động của lịch sử dường như không hẹn nhưng đã đưa đến sự gặp gỡ thú vị giữa hai luồng tư tưởng Đông - Tây khi Xenephone, Arixtote, S.Oguytxtanh lần lượt khám phá được rằng: "Trong chính trị có một nghệ thuật chính cống, nghệ thuật cao nhất - nghệ thuật đế vương", "việc làm chủ nghĩa nghệ thuật chính trị là trình độ cao hơn mà con người có thể đạt tới", "cai trị Nhà nước trong đời sống nhân loại là việc quan trọng nhất"… Với hệ thống lý luận hoàn chỉnh, chặt chẽ và độc đáo, pháp trị trở thành một trong những trường phái tư tưởng lớn nhất của Trung Quốc cổ đại và là học thuyết chính trị có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và thực tiễn pháp lý thời kỳ này. Hàn Phi Tử thực sự là một tài năng toàn diện, một đầu óc lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại, không những là nhà tư tưởng số một của Pháp gia mà còn là nhà triết học Trung Hoa, nhất là về quan điểm chính trị - xã hội. Hệ thống các quan điểm chính trị duy vật trực quan và vô thần chiến đấu, biện chứng và thực tiễn; tư duy bao trùm chi phối toàn bộ học thuyết của Hàn Phi Tử và ông đã viết về những vấn đề này thật lạnh lùng, sắc sảo.

Khai sinh ra học thuyết pháp trị cuả phương Đông, Hàn Phi Tử cũng là người đưa ra lời giải thích cho bài toàn lịch sử hóc búa thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, trở thành một trong những nhà lý luận đưa nhà Tần đến đỉnh cao trong lịch sử. Ông đã kế thừa và kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố pháp-thuật-thế để tạo nên học thuyết chính trị của mình, thổi vào đó một tinh thần mới, làm cho nó có sức sống mãnh liệt giúp cho kẻ thống trị có thể ứng phó trong mọi trường hợp khác nhau. Coi trọng thực tế và pháp luật, hàng loạt chủ trương mà ông đề ra đã thích ứng được với xu thế tất yếu của sự phát triển lịch sử đương thời, nó có tác dụng thúc đẩy sự thống nhất Trung Quốc, thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền đồng thời có ảnh hưởng lớn tới thực tiễn chính trị của Trung Quốc hơn hai ngàn năm. Nhà Tần thống nhất được đất nước Trung Quốc không phải không có lí do từ những con người được trang bị bởi thế giới quan tích cực của học thuyết pháp trị mà trước hết là của Hàn Phi Tử. Những tư tưởng về thời thé, về biến và bất biến, về tiến hoá của lịch sử, về lòng tin ở sức người, về tham nghiệm trong nhận thức… thực sự đã chiếm lĩnh thế giới quan của những người có trọng trách ở nước Tần, cả trong nhận thức và thực tiễn. Mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong việc thực hiện đường lối thì vua tôi nhà Tần lại nhờ đến tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử để tìm thấy sự tự tin và có thêm sức mạnh. Ngoài ra, những quan điểm về thời thế, về sự biến, về duy vật trực quan, về biện chứng tự phát… của Hàn Phi Tử đã được các nhà duy vật sau này kế thừa, phát triển.

Các nhân vật lịch sử được xem là thực hiện đường lối pháp trị của Pháp gia như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tào Tháo, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ, Thành cát Tư Hãn… cũng được đời sau đánh giá là những nhân vật anh hùng, những người có công đối với đất nước Trung Quốc. Vào những năm 60 của thế kỷ XX có người xem đường lối, quan điểm của Pháp gia là đường lối duy vật, tích cực trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Điều đó đủ thấy giá trị và ảnh hưởng của tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc. Đóng góp của ông dẫn tới sự thay đổi xã hội, đem lại bước phát triển mới cho xã hội thời quân chủ, tư tưởng của ông không chỉ có giá trị ở Trung Quốc mà còn có giá trị lớn trên thế giới. Mặt khác, học thuyết của Hàn Phi Tử khi bị nhà cầm quyền cực đoan hoá đã dẫn đến những hậu quả hết sức đau lòng mà ông không được chứng kiến. Đó là chế độ hà khắc tàn bạo của nhà Tần với vụ án lịch sử không bao giờ quên: Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, chôn kẻ sỹ (phần thư khanh nho). "Trung Hoa thời kỳ cổ đại, có hai nhà triết học chính trị có nhiều tư tưởng đặc sắc về quản trị-quản lý là Khổng Tử và Hàn Phi Tử…HIện nay, những ảnh hưởng của hai nhà tư tưởng quản lý Trung Hoa này vẫn còn đậm nét trong phong cách quản lý và văn hoá của nhiều nước Châu Á, thậm chí nó cũng được các học giả phương Tây đánh giá cao. Các thuyết quản lý sau này kết hợp cả hai tư tưởng triết học đó để ngày càng coi trọng hơn nhân tố văn hóa trong quản lý."Đức trị và pháp trị là hai mặt, hai hình thức cơ bản của hoạt động quản lý mà quản lý học hiện đại đã kế thừa và tiếp tục phát triển với mức độ kết hợp khác nhau". Pháp luật và đạo đức đối lập và thống nhất với nhau trên mặt trận lý luận. Nho gia dùng "lễ" trị quốc, Pháp gia lấy "pháp" trị quốc, song đối với quan điểm hình phạt, họ tuy khác nhau cách làm, nhưng cùng một mục đích, chỉ khác nhau về phạm vi và phương pháp ứng dụng. Điều thú vị (hay sự trớ trêu của lịch sử?) là Nho gia và Pháp gia luôn bài xích lẫn nhau trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận nhưng lại cộng tác chặt chẽ với nhau trong thực tiễn lịch sử. Cả hai đều được giai cấp phong kiến thống trị sử dụng như công cụ chính trị đắc lực để cai trị đất nước.

Các triều đại phong kiến sau này, trên danh nghĩa thì Nho giáo (hệ tư tưởng chính thống) - cực lực phản đối pháp trị, coi đó là tàn bạo, bá đạo, thất nhân nghĩa nhưng trên thực tế, các nhà cầm quyền vẫn sử dụng triệt để tư tưởng pháp trị để quản lý đất nước.Từ đời Hán trở đi, tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã mờ đi trước tư tưởng của Khổng Mạnh, "Nho giáo nguyên thuỷ đã biến thành Khổng giáo phong kiến. Và sự thắng thế của Khổng giáo trong các triều vua phong kiến không hẳn là sự thắng thế mà thực chất các nhà vua phong kiến bên trong thì áp dụng pháp trị, bên ngoài thì đề cao Nhân trị". Trên thực tế, chủ trương Dương Nho âm phápdo Lục Giả đề xướng không gạt bỏ pháp trị mà chỉ giao chức năng của Pháp gia cho Nho gia mà thôi. Lịch sử chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc hơn 2000 năm là lịch sử của bên trong thì pháp bên ngoài là lễ; điều đó cũng có nghĩa là học thuyết chính trị của Hàn Phi Tử và học thuyết chính trị Nho giáo cùng đặt nền móng cho sự phát triển của chế độ này. Dương Nho âm Phápnhư một lời giải vô cùng độc đáo, khôn khéo và tinh vi được rút ra từ thực tiễn chính trị phong kiến Trung Quốc và trở thành đặc trưng cơ bản của các mô hình có ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Nghiên cứu học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử chúng tôi thấy có một số yếu tố hợp lý mà chúng ta có thể vận dụng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta, như: Tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, đề cao chính sách dùng người và cần có những yêu cầu khảo sát, điều tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý đối với việc dùng người; pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh.

Tuy nhiên, ngoài các yếu tố hợp lý trên chúng tôi thấy rõ học thuyết pháp trị có những điểm hạn chế như: Chưa thấy được mối quan hệ giưa đạo đức và pháp luật; chưa thấy được tầm quan trọng của các yếu tố khách quan tác động tới nội dung pháp luật; chưa thấy được các điều kiện quốc tế tác động tới pháp luật; chưa thấy được các yếu tố bảo đảm quyền con người trong pháp luật.

Tư tưởng cốt lõi của phải mặc gia là gì?

Mặc Tử chủ trương chống sự xa xỉ, vô ích đối với các thành viên trong xã hội. Chính sách tiết dụng là một kế hoạch kinh tế xã hội mà trước đó kể cả Khổng Tử vẫn chưa nói đến, mục đích của kế hoạch này là làm cho dân đông và nước giàu “ở trong nước phải chỉ huy sự sản xuất và phân công cho đúng với mức tiêu thụ” [2, tr.

Ái là người đề xuất kiểm ái?

Dẫn nhập. Trong thời chiến quốc, một trong những nhà tư tưởng lớn ở Trung Hoa cổ đại là Mặc Tử, với tư tưởng chủ đạo là 'Kiêm Ái'.

Thế nào là kiếm ái?

“Kiêm ái” có nghĩa là yêu thương lẫn nhau, yêu người như yêu mình, xem nhà người như nhà mình, xem nước người như nước mình.

MOZI là gì?

Botnet Mozi là một malware lây nhiễm qua hình thức ngang hàng (peer-2-peer). Malware này được biết đến vì đã chiếm quyền điều khiển nhiều bộ định tuyến của các hãng Netgear, D-Link và Huawei. Theo các nhà nghiên cứu, Mozi đang chiếm đến 90% traffic (lưu lượng) quan sát được từ các thiết bị IoT.