Vấn đề xã hội hiện nay là gì năm 2024

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) nêu ví dụ chính sách bảo hiểm y tế, buộc người đi khám chữa bệnh phải theo đúng tuyến, từ cấp cơ sở lên. Nhưng hiện nay các cơ sở y tế cấp dưới chất lượng không bảo đảm, người dân không yên tâm, nên cử tri gọi chính sách đó là áp đặt. “Cử tri hỏi, nếu khám theo tuyến, mà ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ai sẽ chịu trách nhiệm? Do cái gì, do năng lực, do con người, mà lại đẩy cái khó về cho người dân? Câu hỏi này tôi cũng không trả lời được!” – đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ.

ĐB Huỳnh Thành Lập (TP Hồ Chí Minh) bổ sung “Về chính sách khiến dư luận phản ứng cần nhắc lại dự thảo quy định mới đây là xử phạt người dân đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng khi không quản lý được cũng không được nhân dân đồng tình”.

Đánh giá Báo cáo của Chính phủ chưa dành nhiều sự quan tâm cho các vấn đề xã hội, ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng cần xem xét lại một số tiêu chí, chỉ tiêu về giảm nghèo, về giáo dục, y tế, văn hóa, nông thôn mới.

ĐB Nguyệt phân tích, theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ giảm nghèo đạt cao nhưng cần xem xét tính ổn định và bền vững. Về chỉ tiêu nước sạch ở nông thôn, ĐB này cho rằng “chỉ tiêu này lúc nào cũng được đánh giá là đạt nhưng thực tế thì khác, có khu vực Sơn Tây (Hà Nội) hiện nay vẫn phải dùng nước ở sông” – ĐB Nguyệt nói.

ĐB Nguyệt cũng đề nghị xem xét chính sách về giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục phổ thông, đặc biệt là vấn đề phân luồng.

Về công tác phòng chống lãng phí, ĐB Lê Thị Nguyệt đề nghị Chính phủ cần xem xét lại chủ trương chính sách về vấn đề này. Đại biểu nêu ví dụ có những con đường bỏ ra nhiều tiền để làm nhưng vừa làm xong đường thì ngành điện, cấp thoát nước, cáp quang lại đào ngay lập tức? Điều này có gây ảnh hưởng, thất thoát đến ngân sách không? Thêm vào đó là in ấn, xuất bản phẩm tràn lan không tính đến nhu cầu người dùng có tính là lãng phí không?”

ĐB Nguyệt cũng cho rằng cần phải xem xét vấn đề cải cách hành chính bởi Báo cáo của Chính phủ mới chỉ dành vài dòng đánh giá về công tác này. Theo ĐB Nguyệt, điều đáng lưu ý là việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm là căn bệnh “trầm kha” năm nào cũng được nhắc nhưng không thấy ai phải chịu trách nhiệm, không ai liên lụy.

Cũng đề cập tới vấn đề lãng phí, ĐB Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) nhấn mạnh đến việc lãng phí do đầu tư không đúng, “chi đầu tư vượt ngân sách cũng được nhưng phải hiệu quả, chứ có bệnh viện thực hiện xây trong 7 năm vẫn chưa xong là lãng phí tiền bạc, sức khỏe và tính mạng của người dân” – ĐB Quang nói.

Các đại biểu đồng tình đề nghị tiếp tục quan tâm thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu cho người lao động theo quy định của pháp luật. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống chính sách giảm nghèo hợp lý hơn, tiếp tục nghiên cứu cơ chế phối hợp liên ngành hoặc giảm đầu mối quản lý để tránh chồng chéo, lồng ghép chính sách hiệu quả hơn, đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo một cách thực chất và bền vững./.

Từ 25 - 27.9, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ 7, với sự tham dự của 420 đại biểu, là những điển hình tiên tiến đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh.

Bạn trẻ đang đối mặt với nhiều áp lực

Là một trong những học sinh được tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ 7, bạn Nguyễn Lê Tâm Hạnh (học sinh Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) đã bày tỏ những lo ngại về khả năng giải quyết vấn đề của gen Z.

Vấn đề xã hội hiện nay là gì năm 2024

Thông điệp Nguyễn Lê Tâm Hạnh gửi tới đại hội

NVCC

“Có nhiều ý kiến cho rằng gen Z nhạy cảm, dễ vỡ... Điều này đồng nghĩa với việc gen Z đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của mình, bởi họ được sinh ra trong thời đại phát triển của công nghệ số với những thay đổi chóng mặt. Vì vậy các bạn trẻ đã và đang phải đối mặt với nhiều áp lực, lo lắng, phân vân về bản thân”, Hạnh chia sẻ.

Vì vậy, nữ sinh cho rằng cần nâng cao kỹ năng cho thanh niên trong giải quyết vấn đề nói chung và kiểm soát cảm xúc nói riêng.

“Cảm xúc cá nhân là tác nhân chi phối suy nghĩ, hành động. Các cơ sở Đoàn nên có sự quan tâm trực tiếp, khuyến khích thanh niên chia sẻ vấn đề của mình hoặc phát hành các sản phẩm truyền thông, chuyên mục liên quan đến cách giải quyết vấn đề này”, Hạnh đề xuất.

Nữ sinh cũng mong muốn cần trang bị cho thanh niên các kỹ năng thiết yếu khác như: sơ cấp cứu, thoát hiểm trong tình trạng khẩn cấp... Nếu có thể, các cơ sở Đoàn xây dựng bài kiểm tra định kỳ về các kỹ năng này, để đảm bảo việc học tập và thực hiện của thanh niên. Bên cạnh đó, cần tổ chức thêm các chương trình, diễn đàn truyền cảm hứng của những người trẻ thành công, để bạn trẻ rút ra được bài học cho mình.

Cần nâng cao năng lực ngoại ngữ

Là sinh viên đến từ Trường ĐH Nam Cần Thơ, bạn Danh Khương cho rằng thanh niên Việt Nam gặp khó khăn trong việc nắm vững ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp quốc tế. Vì vậy, hệ thống giáo dục cần cải tiến và sự tập trung hơn vào việc phát triển năng lực toàn diện cho thanh niên.

Vấn đề xã hội hiện nay là gì năm 2024

Thông điệp của Danh Khương gửi tới đại hội

NVCC

“Tổ chức Đoàn cần đảm bảo vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ thanh niên tham gia vào các hoạt động quốc tế", bạn Khương đề xuất. Khương cũng cho rằng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận tình hình thế giới. Đảng và Nhà nước cần thúc đẩy thông tin tuyên truyền đối ngoại, đảm bảo cho thanh niên Việt Nam có đủ kiến thức để hiểu và tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Xây dựng các mô hình cộng đồng

Anh Sùng Mí Phìn, đoàn viên xã Sà Phìn, H.Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là người sáng lập mô hình Chai To (dự án du lịch bền vững ở Hà Giang), cho biết hiện nay có nhiều cơ hội cho đoàn viên, thanh niên, nhưng cũng có nhiều tiêu cực trong xã hội, rất cần thế hệ trẻ phải đổi mới, sáng tạo để giúp cộng đồng.

“Cần giúp cộng đồng nơi địa phương mình sinh sống phát huy tốt những giá trị về văn hóa bản địa để làm kinh tế và lan tỏa những điều tốt đẹp cho xã hội. Ngoài phát triển kinh tế, thanh niên cần xây dựng các mô hình xã hội để góp phần giáo dục thế hệ trẻ”, anh Phìn bày tỏ.

Vấn đề xã hội hiện nay là gì năm 2024

Anh Sùng Mí Phìn

NVCC

Theo anh Phìn, hiện nay một số địa phương rất cần những thanh niên dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng, thông qua những câu lạc bộ miễn phí. Cụ thể, có thể xây dựng các mô hình cộng đồng để giải quyết các tệ nạn như chèo kéo khách du lịch, hay để phát triển du lịch bền vững… Điều đó vừa xây dựng hình ảnh quê hương, vừa phát triển kinh tế chính trị, xã hội thể hiện được phần việc và vai trò của thanh niên.

“Thanh niên hãy sẵn sàng bỏ công sức, thời gian của mình để phục vụ cho cộng đồng”, anh Phìn gửi thông điệp tới đại hội.