Về tấn pháp bài quyền số 1 môn taekwondo gồm bao nhiêu thế tấn?

Posted on by huynhtronghieu90


This entry was posted in Bài Quyền and tagged Bai quyen so 1 taekwondo. Bookmark the permalink.

Đứng tấn là một bài tập vô cùng cơ bản cho người tập thể hình và người học võ mới nhập môn. Đứng tấn có tác dụng gì? Có các thế đứng tấn nào hiện nay? Bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này!

Một yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong thể thao, đặc biệt là ở bộ môn Taekwondo chính là xuống tấn. Để có một thế đứng tấn chuẩn và việc học Taekwondo tiến bộ nhanh chóng, các võ sinh cần thường xuyên và liên tục luyện tập tại nhà đều đặn mỗi ngày. Tuy khá phổ biến và đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể đứng tấn đúng cách.

1. Vai trò của bộ môn tấn pháp là gì?

Tấn pháp

Mỗi một môn phái khác nhau sẽ có định nghĩa về tấn pháp không giống nhau. Trong môn võ thuật cổ truyền của Việt Nam, người ta chia tấn pháp ra thành nhiều thế dựa theo các tiêu chuẩn như: Chiều cao [bao gồm thượng – trung – hạ]; Mô phỏng theo các con vật [Hạc, kim kê, xà...]. Cũng dựa theo đó mà các khái niệm và mô tả về thế tận cũng được đặt làm tiêu chuẩn để võ sinh thực hiện theo.

Mặc dù tấn pháp có sự phức tạp vì số lượng, hình dáng tư thế khá nhiều nhưng mục đích đơn giản của loại hình này chính là kiểm soát trọng tâm cho cơ thể, giữ thăng bằng để người tập thực hiện được các kĩ thuật di chuyển, phòng thủ và tấn công tốt. Đối với võ thuật hiện đại, đứng tấn cũng mang một mục đích tương tự là tạo ra sự cân bằng giúp người tập võ ra các đòn thế cần thiết. Tuy nhiên, do đứng tấn chủ yếu được thực hiện trên võ đài với số lượng các đòn đánh không quá nhiều dẫn đến các tư thế xuống tấn trong võ thuật hiện đại thường ít phức tạp và có sự đơn giản hơn.

2. Vì sao tấn pháp trong võ hiện đại và võ thuật cổ truyền lại có sự khác biệt?

Phạm vi ứng dụng của môn võ thuật cổ truyền thường rộng hơn rất nhiều so với võ thuật hiện đại. Nguyên nhân là vì võ thuật cổ truyền được sinh ra trong thời thế loạn lạc, chiến tranh, phong kiến nên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, trong khi võ thuật hiện đại ngày này chủ yếu tập trung vào yếu tố thi đấu.

Một ví dụ cụ thể về thế tấn đặc trưng của võ cổ truyền như sau: Một chân trước trụ sâu còn chân sau sải dài của thế đinh tấn hoặc thế trung bình tấn với hai chân hạ thấp, vuông góc với nhau. Các thế tấn này ngày nay hầu như không còn xuất hiện trong các trận đấu võ thuật hiện đại nữa bởi chúng thiếu cơ động. Khi hạ thấp trọng tâm cơ thể thì quá trình nhấc chân di chuyển sẽ gặp phải khó khăn rất nhiều so với cách đứng tự nhiên.

3. Như thế nào để gọi là một thế tấn đẹp?

Cần tập đứng tấn đúng cách

Dù tự học võ tại nhà hay theo học tại trung tâm, võ đường thì bạn cũng cần chú ý vào những điều này để đạt được một thế tấn đẹp:

  • Thế tấn phải thằng đứng.
  • Lấy chiều dài của bước chân làm đơn vị đo, tiêu chuẩn hạn định thông thường là một bước rưỡi.
  • Trong quá trình di chuyển, khoảng cách giữa chân sau và chân trước thường lấy một bước bình thường làm đơn vị đo nên người ta đã đặt ra hạn định tiêu chuẩn thường là một bước hoặc một bước rưỡi.
  • Góc độ giữa hai chân sẽ được xác định bởi góc độ bên trong của hai bàn chân. Chẳng hạn như góc chân đứng tấn hình chữ V hay còn gọi là Charyot sẽ được tạo thành 45 độ, do đó chấn phải mở ra ngoài 22.5 độ và chân trái cũng mở 22.5 độ.

4. Kỹ thuật đứng tấn như thế nào cho đúng?

Thế đứng tấn đúng sẽ mang lại hiệu quả cao trong tập luyện

Mặc dù ai cũng có thể dựa theo hình ảnh trên mạng và tự tập luyện tại nhà nhưng không phải cứ tập là sẽ tạo được đúng tư thế. Dưới đây là kỹ thuật đứng tấn mà bạn cần chú ý:

  • Mở rộng hai bàn chân sang hai bên, khoảng cách giữa hai chân khoảng gấp rưỡi bề rộng vai, tức khoảng 3 bàn chân đặt trên cũng một hệ trục thẳng ngang và hai bàn chân phải song song.
  • Tiếp theo, đầu gối phải gập xuống, người hạ thấp sao cho hai đùi gần song song với mặt đất.
  • Áp chắc lòng bàn chân xuống dưới đất và phần phía ngoài gót chân hơi nhẹ hơn.
  • Đầu gối không được xiêu về phía trước mũi bàn chân và người cũng không được ngả ra sau vượt quá gót chân.
  • Hai bàn tay nắm chặt quyền, đặt ở hai bên hông.
  • Phần ngực ưỡn cao, phần lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, hít thở đều.

Thế trung bình tấn chính là một mã bộ không di động mà cơ thể bạn cần phải tạo thành trụ vững chắc để bộ tay hoạt động và di chuyển theo yêu cầu của bộ tay.

5. Đứng tấn có tác dụng gì?

Xuống tấn sẽ giúp phần thân dưới được tập luyện

Không phải ngẫu nhiên mà trong các môn võ thuật hay thể hình yêu cầu bạn phải đứng tấn. Tấn pháp sẽ mang đến cho cơ thể bạn nhiều lợi ích tốt có thể kể đến là:

  • Tập cho phần thân dưới: Những người tìm đến các bài tập thể hình đều sẽ có sự chú trọng đến phần thân trên như vai, ngực, bắp tay mà bỏ quên việc tập luyện cho phần thân dưới. Do vậy, tập luyện bài tập xuống tấn sẽ giúp cơ thể bạn được luyện tập cho phần lưng, bụng dưới và cơ chân hiệu quả.
  • Tránh các chấn thương về sau: Một bộ phận trên cơ thể dễ bị chấn thương nhất là đầu gối, thế nên tập luyện bài tập xuống tấn cũng là một giải pháp để bạn phòng tránh trường hợp này. Sau nhiều lần đứng lên và hạ thấp trọng tâm cơ thể, bạn sẽ giúp rèn luyện cho đầu gối, tăng sức chịu đựng cùng độ dẻo dai.
  • Chạy nhanh và nhảy cao hơn, cải thiện sức mạnh cho đôi chân bạn, giúp cho các bài tập chạy bộ hay động tác nhảy cao không còn là thử thách cho bạn nữa.
  • Hỗ trợ tập luyện đồng thời nhiều nhóm cơ, bao gồm cơ bụng dưới, cơ lưng và toàn bộ cơ chân, mang đến hiệu quả nâng cao thể lực và tiết kiệm thời gian.
  • Đốt cháy năng lượng nhanh chóng vì nhiều nhóm cơ được luyện tập đồng thời giúp người tập tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

6. Các thế đứng tấn được sử dụng trong võ thuật cổ truyền

Trong môn võ thuật cổ truyền, tấn pháp là từ dùng để gọi phép trụ hai chân trong quá trình tập luyện và chiến đấu. Võ cổ truyền đã chia tấn pháp thành 16 thế với 3 nhóm là: Nhóm tấn cao, nhóm tấn trung bình và nhóm tấn thấp.

6.1. Nhóm tấn cao

Lập tấn

  • Lập tấn với hai bàn chân khép sát vào nhau.
  • Trảo mã tấn với thế bàn chân sau nằm ngang, phần mông sau gióng xuống ngang với bàn chân sau, phần đầu gối của chân trước sẽ gập tạo thành một góc tù và hướng tới trước.
  • Kim kê tấn: Đầu gối của chân co được nâng càng cao càng tốt và bàn chân ngóc lên.
  • Hạc tấn: Đầu gối của chân co được nâng càng cao càng tốt nhưng khác với kim kê tấn ở chỗ mũi bàn chân chỉ xuống.
  • Xà tấn: Bàn chân sau nhón gót và hai bàn chân đặt song song.
  • Xà tấn hậu có thế tập giống như xà tấn nhưng có hướng di chuyển của chân sau ngược lại, tức là chân sau bước qua sau gối của phần chân trước.

6.2. Nhóm tấn trung bình

  • Miêu tấn với động tác hai đầu gối và hai bàn chân đều khép sát nhau.
  • Trung bình tấn với hai bàn chân song song.
  • Đinh tấn với thế bàn chân trước xéo đường nối giữa hai bàn chân một góc khoảng 45 độ. Phần đầu gối trước gập tới và nếu gióng xuống thì sẽ ngang với ngón cái của bàn chân, phần chân sau thẳng ở gối.
  • Âm dương tấn có bàn chân sau nằm ngang, phần mông sau gióng xuống sẽ ngang với bàn chân sau. Ngược lại, bàn chân trước hướng tới hoặc xéo với đường nối giữa hai bàn chân một góc 45 độ. Chân trước thẳng ở gối.
  • Hổ tấn có động tác giống như đinh tấn nhưng cả chân sau và chân trước đều gập.
  • Xà tấn với hai bàn chân song song còn bàn chân sau nhón gót

6.3. Nhóm tấn thấp

  • Toạ tấn với bàn chân sau và cẳng chân đặt xuống mặt đất còn bàn chân trước thì đặt ngay trước bàn chân sau.
  • Tọa quy tấn: Phần gan bàn chân sau đặt xuống đất với đầu gối hơi chạm đất, còn bàn chân trước thì đặt ngay trước bàn chân sau.
  • Quy tấn với hai chân tách ra, phần đầu gối chân sau hơi quỳ trên đất và phần gan bàn chân sau chạm đất còn bàn chân trước hơi ngang.
  • Ngọa tấn là thế ngồi xổm, nghiêng dài một bên, hai bàn tay đều áp sát mặt đất.

Sau khi đã luyện tập được những thế tấn học môn võ cổ truyền thì các môn sinh sẽ được dạy về cước pháp, bộ pháp, thủ pháp, bông pháp, thân pháp.

7. Học Taekwondo tại nhà cần tập luyện những thế tấn căn bản nào?

Thế tấn trong Taekwondo

  • Thế tấn nghiêm Moa Seogi với 2 tay nắm lại đặt sát 2 bên đùi, 2 chân khép chặt lại, ngẩng cao đầu nhìn về phía trước.
  • Thế tấn chữ V Charyot Seogi với mỗi chân mở ra 22,5 độ.
  • Thế tấn chuẩn bị Pyeonhi Seogi giống tấn chữ V nhưng khoảng cách giữa hai bàn chân của tấn này có chiều rộng bằng 1 bàn chân.
  • Thế tấn song song Naranhi Seogi với khoảng cách giữa hai chân có độ rộng bằng một bàn chân.
  • Thế tấn song song so le Mo Seogi với tư thế của Pyeonhi Seogi bước tới một bước thành tấn Mo Seogi.
  • Thế tấn trước phải Oen Pyeonhi Seogi: Từ thế tấn chuẩn bị, bước chân trái tới thành tấn trước trái Oen Pyeonhi Seogi, bước chân phải trước khi tấn trước phải.
  • Thế tấn ngang Joochoom Seogi với khoảng cách bằng hai vai, đầu gối hơi cong, trọng lượng chia đều trên hai chân.
  • Thế tấn Mo Joochoom được tạo thành từ tấn ngang Joochoom Seogi chuyển thành khi một trong hai chân bước tới.
  • Tấn trước ngắn Apseogi được tập bằng cách bước tới một bước tự nhiên rồi dừng lại, trọng lượng chân trước chịu là từ 60 đến 70%, phần đầu gối hơi cong đặt trong tư thế thoải mái.
  • Lập tấn Ap Koobi với chiều dài của hai bàn chân ngang khoảng hai vai và chiều ngang rộng khoảng một bàn chân, phần bàn chân trước thẳng và bàn chân sau mở ra ngoài một góc khoảng 30 độ, 2/3 trọng lượng của cơ thể chịu ở chân trước, đầu gối chân trước chùng xuống đến khi ống quyển đặt thẳng góc với mặt đất và phần chân sau thẳng.
  • Thế tấn sau Dwitkoobi có khoảng cách bàn chân trước tới bàn chân sau rộng khoảng hai vai, hai gót chân nằm trên một đường thẳng và tạo thành một góc vuông.  Phần đầu gối chân sau chùng xuống để trọng lượng cơ thể chịu về phía sau nhiều, chân trước hơi cong.
  • Thế tấn chéo Koa Seogi có hai tư thế: Tư thế DWIT KOASEOGI nhảy về phía trước rồi kéo kéo chân sau lên chịu vào bắp chuối chân trước; Tư thế AP KOASEOGI với cách tập một chân bước chéo qua chân kia.
  • Thế hạc tấn Hakdari Seogi. Nếu như một trong hai chân móc vào phía sau đầu gối chân kia thì gọi là thế OGEUM SEOGI.
  • Thế hổ tấn Beom Seogi với cách tập giống miêu tấn nhưng toàn bộ phần bàn chân chạm đất.
  • Miêu tấn Gyottari Seogi có cách tập giống hổ tấn nhưng phần chân trước nhón lên phần gót.
  • Thế tấn Ap Joochoom có tư thế giống như tấn APSEOGI nhưng chỉ khác một điểm là hai đầu gối hơi cong và đưa vào bên trong, toàn bộ trọng lượng cơ thể chia đều lên hai bàn chân.
  • Tấn nghỉ Joonbi Seogi

Mong rằng những bài tập đứng tấn được chia sẻ trên sẽ giúp bạn tự luyện tập tại nhà để cơ thể nhận được những lợi ích tốt nhất. Bạn đừng quên rằng trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, vì thế việc tập luyện kiên trì sẽ đưa bạn đến với những điều mà mình mong muốn.

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Mặc dù tấn pháp có sự phức tạp vì số lượng, hình dáng tư thế khá nhiều nhưng mục đích đơn giản của loại hình này chính là kiểm soát trọng tâm cho cơ thể, giữ thăng bằng để người tập thực hiện được các kĩ thuật di chuyển, phòng thủ và tấn công tốt. Đối với võ thuật hiện đại, đứng tấn cũng mang một mục đích tương tự là tạo ra sự cân bằng giúp người tập võ ra các đòn thế cần thiết.

Võ thuật cổ truyền được sinh ra trong thời thế loạn lạc, chiến tranh, phong kiến nên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, trong khi võ thuật hiện đại ngày này chủ yếu tập trung vào yếu tố thi đấu.

Dù tự học võ tại nhà hay theo học tại trung tâm, võ đường thì bạn cũng cần chú ý vào những điều này để đạt được một thế tấn đẹp: Thế tấn phải thằng đứng; Lấy chiều dài của bước chân làm đơn vị đo, tiêu chuẩn hạn định thông thường là một bước rưỡi; Trong quá trình di chuyển, khoảng cách giữa chân sau và chân trước thường lấy một bước bình thường làm đơn vị đo nên người ta đã đặt ra hạn định tiêu chuẩn thường là một bước hoặc một bước rưỡi; Góc độ giữa hai chân sẽ được xác định bởi góc độ bên trong của hai bàn chân.

Đứng tấn có công dụng: Tập cho phần thân dưới; Tránh các chấn thương về sau; Chạy nhanh và nhảy cao hơn; Hỗ trợ tập luyện đồng thời nhiều nhóm cơ; Đốt cháy năng lượng nhanh chóng

Các thế tấn trong Taekwondo bao gồm: Thế tấn nghiêm Moa Seogi; Thế tấn chữ V Charyot Seogi; Thế tấn song song Naranhi Seogi; Thế tấn song song so le Mo Seogi; Thế tấn trước phải Oen Pyeonhi Seogi; Thế tấn ngang Joochoom Seogi...

Video liên quan

Chủ Đề