Ví dụ tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại được diễn ra rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đôi khi chỉ là vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan xảy ra giữa các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nhà kinh doanh với nhau.Trong lúc làm việc sẽ có những bất đồng xảy ra dẫn đến các tranh chấp khi thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại là gì?

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại được biết đến là những bất đồng hay mâu thuẫn xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh thương mại. Những điều đó xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích chung đều là lợi ích kinh tế.

Trong Điều 3 của Luật Thương mại 2005 quy định rằng: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

3 Đặc điểm nổi bật của tranh chấp kinh doanh thương mại

Thứ nhất

Nội dung của cuộc tranh chấp kinh doanh chủ yếu sẽ là những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh. Đôi khi, mục đích cơ bản mà những chủ thể đều muốn hướng tới trong hoạt động kinh doanh thương mại là do đồi tượng đầu tư hay lợi nhuận đem lại.

Thứ hai

Chủ thể chủ yếu của những cuộc tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân hay tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại [hay còn được gọi là thương nhân]. Vì thế mà nguyên nhân chính trong những cuộc tranh chấp kinh doanh là do bị xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên. Những chủ thể này đều có tâm lý là mong muốn xác định quan hệ lâu dài, ổn định trên cơ sở hợp tác tin cậy lẫn nhau. Đó là điều cần thiết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại như thế này.

>>>Đặc Điểm Của Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Chính vì thế mà các tranh chấp xảy ra sẽ có nguy cơ ảnh thưởng và đe dọa xấu đến quyền, lợi ích của các bên tham gia. Đôi khi cũng xảy ra một số trường hợp đặc biệt là những cá nhân, tổ chức khác cũng là chủ thể của việc tranh chấp trong kinh doanh. Ví dụ như: tranh chấp giữa các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, chia, tách,…

Thứ ba

Tranh chấp kinh doanh thương mại gắn liền với những hoạt động kinh doanh thương mại. Các hoạt động này rất đa dạng với nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau và đều phải chịu tác động, điều tiết của các quy luật khách quan . Kể cả những yếu tố thị trường, ví dụ như: sự biến đổi không ngừng của giá cả, quy luật cung cầu thị trường,… Những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà sẽ có những biến đổi linh hoạt về hình thức biểu hiện, tính chất mức độ và đòi hỏi. Cũng như cách thức giải quyết để phù hợp với các bên.

Quy trình giải quyết tại Tòa án trong vụ án kinh doanh thương mại 

Theo điều 191 của BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thì Thẩm phán sẽ xem xét đơn kiện và đưa ra một số quyết định sau:

Yêu cầu sửa đổi hay bổ sung thêm thông tin vào đơn khởi kiện.

  • Tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc có thể theo thủ tục rút gọn. Nếu như vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn theo khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này.
  • Chuyển đơn khởi kiện lên cho Tòa án có thẩm quyền. Tiến hành thông báo cho người khởi kiện nếu như vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toàn án khác.
  • Trả lại đơn kiện cho người khởi kiện nếu như vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án thì Tòa án tiến hành hòa giải các đương sự với nhau về việc giải quyết vụ án. Trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không được tiến hành hòa giải theo thủ tục rút gọn.

>>> Hòa Giải Đối Thoại Tại Tòa Án

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án sẽ phải mở phiên tòa. Trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

>>> 3 Cách Giải Quyết Tình Huống Tranh Chấp Trong Kinh Doanh

Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

Đầu tiên sẽ là đơn khởi kiện, theo Điều 186 BLTTDS 2015 quy định thì người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp sẽ khởi kiện vụ án. Sau này thì người ta sẽ gọi là người khởi kiện. Tại Tòa án có thẩm quyền thì người khởi kiện sẽ yêu cầu bảo vệ cho lợi ích và quyền hợp pháp của mình. Nội dung khởi kiện phải tuân thủ các yêu cầu theo luật định.

Tiếp theo sẽ là danh mục tài liệu và các chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện của chủ thể.

Nhớ kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu cùng các chứng cứ chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện khi bị xâm phạm.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật TNHH Quốc tế An Phú.

Địa chỉ: Lầu 9, 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

SĐT: 028 6656 1770 hoặc 0966309023

Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Theo Nghị quyết 03/2012/NQ –HĐTP quy định như sau:

“Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

a] Mua bán hàng hoá;

b] Cung ứng dịch vụ;

c] Phân phối;

d] Đại diện, đại lý;

đ] Ký gửi;

e] Thuê, cho thuê, thuê mua;

g] Xây dựng;

h] Tư vấn, kỹ thuật;

i] Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

k] Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l] Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m] Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

n] Bảo hiểm;

o] Thăm dò, khai thác.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.”

Đồng thời tại Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ –HĐTP hướng dẫn quy định tại Điều 29 BLTTDS như sau:

Điều 6. Về quy định tại Điều 29 của BLTTDS 

1. Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a] Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác [theo “Bộ luật dân sự năm 2015”, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác của về đăng ký kinh doanh];

b] Doanh nghiệp [theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp];

c] Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã [theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã];

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

d] Cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động

2. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.

3. Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Hoạt động của Công ty A không chỉ giới hạn ở việc may sản phẩm là hàng dệt may để phục vụ thị trường mà còn bao gồm cả hành vi mua nguyên vật liệu về để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê xe ô tô để đưa công nhân đi làm, đi nghỉ hàng năm theo chế độ hoặc mua một số ti vi để cho công nhân giải trí sau giờ làm việc,…

4. Đối với các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 29 của BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 Điều 25 của BLTTDS.

5. Về các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS cần phân biệt như sau:

a] Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty [thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp]; về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

b] Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

c] Khi thực hiện hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự [ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản,…] thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự uy tín

Video liên quan

Chủ Đề