Ví dụ về tội phạm ít nghiêm trọng

Người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chịu các hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự được gọi là tội phạm. Tội phạm được phân thành nhiều loại, trong đó có tội phạm nghiêm trọng.

Tội phạm nghiêm trọng là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội phạm được phân thành các loại, gồm:

- Tội phạm ít nghiêm trọng

- Tội phạm nghiêm trọng

- Tội phạm rất nghiêm trọng

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Cụ thể về các loại tội phạm và hình thức xử lý hành vi vi phạm như sau:

Loại tội phạm

Tính chất, mức độ nguy hiểm

Mức cao nhất của khung hình phạt

Tội phạm ít nghiêm trọng

Tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không lớn.

Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Tội phạm nghiêm trọng

Tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội lớn.

Phạt từ trên 03 năm - 07 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội rất lớn.

Phạt từ trên 07 năm - 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn.

Phạt từ trên 15 năm - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.


Tội phạm nghiêm trọng có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội lớn. [Ảnh minh họa]

Được coi là tội phạm nghiêm trọng khi phạm tội gì?

Như nội dung trên, chúng ta đã biết tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Bộ luật Hình sự có quy định về các tội danh có mức phạt tù từ 3-7 năm như ví dụ chúng tôi đưa dưới đây.

Ví dụ:

- Tội đe dọa giết người [Điều 133 Bộ luật Hình sự]

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [Điều 134]

- Tội trộm cắp tài sản [Điều 173]

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Điều 174]

- Tội lây truyền HIV cho người khác [Điều 148]

- Tội cưỡng dâm [Điều 143]

- Tội Cướp giật tài sản [Điều 171]

- Tội thao túng thị trường chứng khoán [Điều 211]

- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm [Điều 213]

- Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc [Điều 322]…

Như vậy, tùy từng mức độ, hành vi vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mà người phạm tội sẽ có khung hình phạt khác nhau. Cùng 1 tội danh nhưng có người chịu mức phạt cao hơn, có nười lại chịu mức cao hơn. Và những tội phạm mà mức phạt của hành vi phạm tội ấy là từ trên 3 năm tù trở lên đến 7 năm tù thì đều được coi là tội phạm nghiêm trọng. 

Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự đa dạng, phức tạp, xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, việc phân loại tội phạm là sự cần thiết để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt với từng hành vi cụ thể.

Phân loại tội phạm còn là cơ sở để xác định đường lối đấu tranh với các tội phạm khác nhau cũng như xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Bên cạnh đó, việc phân loại tội phạm còn nhằm xác định thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn xóa án tích cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội phạm cụ thể...

Trên đây là các thông tin giải đáp cho vấn đề tội phạm nghiêm trọng là gì? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Phạm tội lần đầu là gì? Phạm tội lần đầu có được giảm nhẹ tội?

    Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy định các nguyên tắc xử lý, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án và các quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt…Phân loại tội phạm còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung hình phạt, bảo đảm nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa đối với việc quy định một số chế định tạm giam, tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Hừng Đông xin được chia sẻ cùng bạn đọc như sau:

Theo quy định tại Điều 8 BLHS 2015 thì Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

          Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Theo Điều 9 BLHS 2015 thì  Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; Ví dụ: Tội giết con hoặc vứt con mới đẻ [Điều 124 BLHS]. Tại khoản 1 quy định mức cao nhất của khung hình phạt với tội này là phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm nên thuộc tội phạm ít nghiêm trọng

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Ví dụ: Tội lây truyền HIV cho người khác thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 148 BLHS 2015 [từ 03 - 07 năm tù]
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Ví dụ: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp khoản 3 Điều 192 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 [từ 07 – 15 năm tù]
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ví dụ: Tội giết người  tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015
     Bộ luật hình sự 2015 đã quy định pháp nhân thương mại cũng có thể là chủ thể của tội phạm, đồng thời quy định những loại hình phạt triêng cho pháp nhân thương mại phạm tội. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo phân loại nói trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự quy định về Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

      Trên đây là những chia sẻ của Luật Hừng Đông về vấn đề Phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự 2015. Nếu bạn đọc còn vấn đề gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý về một vấn đề nào khác, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được giải đáp hoặc gửi câu hỏi qua hòm thư email: .

      Rất mong được hỗ trợ và hợp tác cùng Quý khách!

      Xin chân thành cảm ơn!

Có lẽ hiện nay chỉ có quốc gia Hà Lan là nước phải đóng cửa nhiều nhà tù nhất vì mức độ tội phạm hầu như đã không còn. Ngoài ra trên thế giới này vẫn còn tồn tại rất nhiều loại tội phạm khác nhau. Để hiểu được tội phạm là gì và những loại tội phạm khác nhau.

Tội phạm là gì?

Tội phạm là một hành vi phạm tội đáng lên án và trừng phạt của cộng đồng, thường là bằng cách phạt tiền hoặc phạt tù. Có nhiều loại tội phạm khác nhau tại mỗi quốc gia, mọi loại tội phạm đều sẽ bị coi là phạm pháp và phải chịu mọi hình phạt.

Tội phạm là hành vi trái pháp luật bị nhà nước hoặc cơ quan khác trừng phạt. Thuật ngữ “tội phạm” không trong luật hình sự hiện đại cũng không có bất kỳ định nghĩa đơn giản và được chấp nhận phổ biến, mặc dù các định nghĩa theo luật định đã được cung cấp cho các mục đích nhất định. Quan điểm phổ biến nhất là tội phạm là một phạm trù được tạo ra bởi pháp luật.

Ví dụ về tội phạm

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn X đã giết người, dù là cố ý hay là vô tình thì đều được xếp vào loại tội phạm hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị X đã cướp giật của Ông A và bị bắt, như vậy bà X cũng sẽ bị xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng. Như vậy là bà X có thể bị phạt  hành chính hoặc bị phạt tù theo thời gian của hành động.

Ví dụ 3: Gia đình A đã trồng cây lên mảnh đất của gia đình B sẽ bị quy vào loại tội phạm ít nghiêm trọng theo bộ luật hình sự Việt Nam.

Xung quanh cuộc sống của chúng ta đều có rất nhiều loại tội phạm khác nhau, những tội phạm thường xuyên gặp như cướp của, trộm cắp, đánh nhau… những tội phạm ít gặp hơn như hiếp dâm, giết người… và những loại tội phạm hiếm gặp như buôn bán phụ nữ, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy… Tùy thuộc vào từng loại tội phạm sẽ có những loại hình phạt khác nhau. Có thể cùng là một loại tội phạm nhưng hình phạt cũng khác nhau, ví dụ như cùng giết người nhưng có người bị phạt nặng hơn vì còn xét vào động cơ giết người, hành vi của người đó là vô tình hay cố ý, hành vi có kiểm soát hay không kiểm soát…

Các loại tội phạm trong bộ luật hình sự Việt Nam

Theo bộ luật hình sự năm 1999 [đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009] quy định bốn loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8, bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng

Đây là một loại tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Nếu bạn vẫn chưa hiểu tội phạm ít nghiêm trọng là gì có thể hình dung như tội đất trồng rừng, thu hồi rừng, tội giao rừng, đất trồng rừng trái pháp luật tại Điểm a, khoản 1 Điều 176 BLHS, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 171 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến ba năm tù.

Tội phạm nghiêm trọng

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội như tội mua bán phụ nữ tại khoản 1 Điều 119 BLHS, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại khoản 1 Điều 134 BLHS, tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em tại khoản 2 Điều 228… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 7 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội như tội vô ý làm chết người tại khoản 2 Điều 98 BLHS, tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 2 Điều 111 BLHS, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại khoản 2 Điều 194 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến mười lăm năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội như tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS, tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS, tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tất cả công dân Việt Nam đều sẽ phải tuân theo bộ luật hình sự và nhiều bộ luật khác nhằm đảm bảo an toàn trật tự của xã hội. Như vậy thì đất nước mới phồn vinh, toàn dân cùng phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề