Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng

Triệu chứng mồ hôi trộm ở trẻ biểu hiện như thế nào?

- Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.

- Dấu hiệu thường gặp ở trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Theo lời chuyên khoa nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng

Ảnh minh họa

Trước tiên cần phân biêt trẻ đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh với trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

- Bé bị nóng sẽ cảm thấy nóng nực trước khi bắt đầu ngủ sâu. Còn bé đổ mồ hôi trộm, dù ngủ dậy với mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ. Khi gáy trẻ ấm, đầu nóng thì mồ hôi đó là nóng. Còn khi gáy lạnh, quanh đầu cũng lạnh thì đó là mồ hôi do lạnh, chỉ cần lau hết mồi hôi và ủ ấm là hết.

- Vì vậy, nếu con của bạn đổ hồ môi trước khi ngủ hay nếu bé khó chịu vì trời quá oi bức, hãy điều chỉnh máy điều hòa nhiệt độ và chắc chắn rằng bé không đắp quá nhiều chăn. Mẹ cũng nên lưu ý trang phục mặc ngủ của bé, chỉ cần một lớp đồ ngủ là đủ rồi.

Cần phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

- Do sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng

Ảnh minh họa

- Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng. Đây là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.

Đẩy lùi chứng mồ hôi trộm ở trẻ bằng đông y gia truyền

Mồ hôi trộm là hiện tượng rối loạn bài tiết mồ hôi, thường xảy ra trong khi ngủ. Mồ hôi ra rất nhiều, ra mồ hôi như tắm gây ướt quần áo, đệm, ga trải giường, hiện tượng ra mồ hôi này không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mồ hôi trộm, theo lý luận y học cổ truyền: khi các nguyên nhân gây bệnh từ tà khí bên ngoài (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) hay các nguyên nhân gây bệnh bên trong (vui, giận, lo, buồn, nghĩ kinh sợ) làm ảnh hưởng đến hoạt động công năng của khí đều có thể xuất hiện chứng ra mồ hôi trộm

Y học cổ truyền (YHCT) cũng chỉ ra rằng: thận chủ về cốt tủy nên thận suy yếu sẽ làm cho xương khớp đau nhức, đau lưng, mỏi gối. Mặt khác thận âm hư sẽ làm cho tân dịch trong cơ thể bị thiếu, biểu hiện người gày gò, cảm giác nóng bức, khô khát, tiểu vàng, táo bón, ra mồi hôi trộm.

YHCT nói can thận cùng một nguồn, can tàng huyết, thận tàng tinh, âm của can thận tư sinh lẫn nhau. Can âm sung túc thì tàng ở  thận, thận âm vượng thịnh thì nuôi cho can. Can thận âm dịch không đủ gây choáng váng ù tai, bể tủy không đủ thì sinh hay quên. Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa phù lên thì gò má đỏ hồng, nhiệt bức dịch tiết ra thì mồ hôi trộm.

PQA Bổ thận thủy có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, cố biểu liêm hãn giúp đẩy lùi chứng  mồ hôi trộm. Sản phẩm được sản xuất ứng dụng từ bài “Lục Vị “ gia giảm thêm Hoàng kỳ, Bạch Truật, Phòng phong giúp bổ âm, sẽ bổ sung phần chân âm còn thiếu hụt, giúp bé hết mồ hôi trộm, ăn ngon hơn, ngủ ngon và không quấy khóc.

Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng

>>XEM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM TẠI ĐÂY<<

Ngoài công dụng dưỡng âm, bổ huyết, Bổ Thận Thủy có 1 tính năng duy nhất trên thị trường không sản phẩm nào có đó là: cố biểu liễm hãn

Cố biểu liễm hãn: Nếu dương hư sẽ không bảo vệ được bên ngoài, âm hư không giữ được bên trong sẽ gây ra chứng mồ hôi trộm (đạo hãn), tự ra mồ hôi (tự hãn), nếu mồ hôi ra quá nhiều có thể gây chứng vong dương (choáng, trụy mạch), phải cầm mồ hôi để đẩy lùi (liễm hãn). Đạo hãn là do rối loạn thực vật vì ức chế thần kinh, bị yếu thường gặp ở trẻ con, suy nhược thần kinh, rối loạn giao cảm. Tự hãn là do suy nhược cơ thể.

Không chỉ đẩy lùi mồ hôi trộm cho béPQA Bổ Thận Thủy còn có tác dụng bổ dưỡng, giúp bé ăn ngon, ngủ ngoan, chóng lớn. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

PQA Bổ Thận Thủy của Công ty cổ phần Dược phẩm PQA hy vọng các mẹ không còn phải lo con ra nhiều mồ hôi trộm, ốm vặt, gầy yếu, nhất là khi giao mùa.

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA: 1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.

Video chia sẻ của người đã dùng sản phẩm TẠI ĐÂY

Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng

Số GPQC: 01108|2016|XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là hiến tượng khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra có thể do do chức năng sinh lý của trẻ vẫn chưa ổn định. Hoặc có thể do một bệnh lý nào khác. Vậy những nguyên nhân khác gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ lúc ngủ là gì? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Bạn hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khái quát về tình trạng trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ

Đổ mồ hôi đầu khi ngủ có thể chỉ là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Trẻ em dễ bị đổ mồ hôi đầu nhiều do mức năng lượng của chúng cao. Thực tế là chúng hoạt động thể chất trong hầu hết thời gian. Mặc dù điều này có thể không đúng với một số trẻ có lối sống ít vận động. Nhưng có trẻ vẫn luôn hoạt động và đổ mồ hôi rất nhiều. Tuy nhiên, đôi khi trẻ cũng đổ mồ hôi nhiều ở các vùng như da đầu và cổ ngay cả khi không hoạt động. Điều này có thể là do một tình trạng gọi là hyperhidrosis, nghĩa là viết tăng tiết mồ hôi.

Khi còn ở trong bào thai, tuyến mồ hôi của trẻ không hoạt động. Do vậy lúc này trẻ không cần khả năng bài tiết mồ hôi. Nhưng khi sinh ra các tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động nhiều. Nhưng do hệ thần kinh chưa hoàn thiên nên hoạt động bài tiết mồ hôi chưa được ổn định. Vì vậy trẻ có thể bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt là trong lúc ngủ.

Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu?

Trẻ em cũng có thể bị đổ mồ hôi khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mặc quá nhiều quần áo. Nhưng nó cũng có thể là do một số điều kiện khác. Ví dụ là:

  • Trẻ gặp ác mộng hoặc đang đắm chìm vào trạng thái giống như mơ. Đây có thể là viễn cảnh đáng sợ đối với trẻ khiến chúng bị căng thẳng, sợ hãi và vã mồ hôi.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút.
  • Một số loại thuốc cũng có thể gây đổ mồ hôi.
  • Một số bệnh lý như cường giáp, tiểu đường, hen suyễn ở trẻ em cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.
  • Vị trí của tuyến mồ hôi ở đầu hoạt động mạnh mẽ.
  • Nhiệt độ trong phòng cao.
  • Trẻ quấy khóc nhiều trước khi ngủ.
  • Thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì.
Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng
Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ chủ yếu là do mặc quá nhiều quần áo

Cách giảm đổ mồ hôi đầu cho trẻ khi ngủ

Đối với tình trạng trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ, cha mẹ có thể giảm đổ mồ hôi bằng cách:

Tăng cường bổ sung vitamin D

Vitamin D là chất thiết yếu trong quá trình phát triển “bộ xương vững chắc” của trẻ. Chúng còn giúp trẻ tránh bị bệnh còi xương. Nguồn vitamin D rẻ tiền mà hiệu quả đó là ánh nắng mặt trời. Phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D vào buổi sáng. Thời gian tắm nắng là trước 10 và tăng dần từ từ khoảng 10 – 30 phút. Cha mẹ chú ý không cho mắt con tiếp xúc thẳng với ánh nắng mặt trời khi tắm nắng.

Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng
Cho trẻ tắm nắng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả nhất

Để cơ thể trẻ mát mẻ khi ngủ

Phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ một cách thoải mái lúc ngủ. Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Bởi điều này sẽ khiến bé đổ mồ hôi lúc ngủ vì da không “thở” được.

Khi thời tiết ấm áp, mẹ hãy mặc cho con đồ ngủ hoặc áo lót nhẹ thoải mái. Ngược lại với thời tiết lạnh, sử dụng chăn để giữ ấm cho trẻ. Nhưng nên hạn chế sử dụng các loại chăn dày hoặc chăn bông vì có thể làm trẻ bị bí dễ đổ mồ hôi hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ để giúp tăng cường sức đề kháng.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của trẻ nhiều loại rau củ quả có tính mát như: bí đao, cải ngọt, cam, quýt, rau má,… để giảm đổ mồ hôi.

Sử dụng khăn mềm thấm mồ hôi

Nếu trẻ đổ mồ hôi đầu thì cha mẹ sử dụng khăn mềm để lau vùng có mồ hôi. Điều này không những ngăn mồ hôi thể thấm ngược vào cơ thể mà còn phòng ngừa trẻ sốt và cảm lạnh.

Một số tip cha mẹ nên biết để giảm mồ hôi cho trẻ

  • Một số loại thực phẩm có thể kích thích bài tiết mồ hôi. Loại bỏ khả năng này bằng cách theo dõi thật kỹ những gì trẻ ăn. Sau khi xác định nguyên nhân có thể, hãy tránh các thức ăn gây đổ mồ hôi đó.
  • Giảm nguy cơ thay đổi nhiệt độ mạnh bằng cách cho trẻ mặc các loại vải mỏng nhẹ và để tóc ngắn.
  • Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Nếu cân nặng quá mức là nguyên nhân khiến trẻ dễ đổ mồ hôi. Cha mẹ nên quản lý cân nặng của trẻ. Có thể cho con giảm cân nhưng vẫn duy trì chế độ ăn uống đủ chất.
  • Trẻ nhỏ thường hiếu động, tinh nghịch và hoạt động nhiều. Do đó cha mẹ cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ để giảm thiểu đổ mồ hôi.
Vì sao bé cứ ngủ là mồ hôi đầy lưng
Có thể cho trẻ để tóc ngắn để giảm đổ mồ hôi đầu

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều cách thường xuyên, hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu bất thường khác như là:

  • Trẻ vừa đổ mồ hôi trẻ vừa mệt mỏi.
  • Tóc bé bị thưa, rụng, chậm mọc răng.
  • Thóp đầu của trẻ chậm liền.
  • Trẻ chậm phát triển các khả năng hoạt động như: chậm biết bò, chậm biết đi…
  • Bé nhẹ cân, biếng ăn…

Qua bài viết trên, hy vọng cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Hầu hết đây là các trường hợp là bình thường. Nhưng nếu bé ra mồ hôi kèm các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ nên cần đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị.