Đề thi olympic hóa học sinh viên toàn quốc 2023 năm 2024

Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc là sân chơi học thuật đỉnh cao dành cho các sinh viên có yêu thích và đam mê Hóa học đang theo học tại các trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, đến nay Hội thi đã trải qua 10 lần tổ chức với sự chủ trì của Hội Hóa học Việt Nam cùng sự đăng cai luân phiên của các trường Đại học – Cao đẳng trên toàn quốc và đã thu hút 1411 sinh viên tham gia.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sau nhiều lần điều chỉnh thời gian, Hội thi lần thứ XI sẽ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 4 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh và do Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG – HCM đăng cai tổ chức..

Mục đích, ý nghĩa

Đây là sân chơi bổ ích, là cơ hội để các em sinh viên say mê Hóa học trong cả nước thể hiện tài năng của mình, động viên phong trào học tập, nghiên cứu của các em sinh viên chuyên ngành Hóa học và không chuyên và cũng là cơ hội để các cán bộ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giao lưu, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, tạo cơ hội hợp tác học thuật

Đối tượng dự thi

Cuộc thi dành cho các sinh viên có yêu thích và đam mê Hóa học đang theo học tại các trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước

Hình thức dự thi

Cuộc thi có 2 phần là lý thuyết và thực hành, mỗi phần thi làm trong 180 phút Chia các đội thành 3 bảng để thi

Bảng A: Dành cho các trường đào tạo chuyên sâu về hóa học và kỹ thuật hóa học

Thí sinh bảng A thực hiện các bài thi sau:

  • Bài thi lý thuyết: nội dung bao gồm các lĩnh vực Hóa vô cơ, Hóa đại cương, Hóa phân tích, Hóa học xanh và Hóa hữu cơ.
  • Bài thi thực hành: Thí sinh sẽ bốc thăm để làm 1 trong 2 bài: Hóa hữu cơ (điều chế acetanilide); hoặc Hóa vô cơ (điều chế muối Mohr).

Bảng B: Dành cho các trường đào tạo về công nghệ và khoa học hóa học

Thí sinh bảng B thực hiện các bài thi sau:

  • Bài thi lý thuyết: nội dung bao gồm các lĩnh vực Hóa vô cơ, Hóa đại cương, Hóa học xanh.
  • Bài thi thực hành: Thí sinh bốc thăm và chọn 1 trong 2 bài: Nhiệt động của quá trình hòa tan borax, hoặc Khảo sát tốc độ phản ứng hydrogen peroxide với KI.

Bảng C: Dành cho các trường đào tạo không chuyên hóa và các trường cao đẳng đào tạo chuyên hóa

Thí sinh bảng C thực hiện các bài thi sau:

– Bài thi lý thuyết: nội dung bao gồm các lĩnh vực Hóa đại cương, Hóa học xanh.

– Bài thi thực hành: Thí sinh bốc thăm và chọn 1 trong 2 bài: Xác định nồng độ acid acetic trong giấm ăn; hoặc Xác định nồng độ hydrogen peroxide trong nước oxy già.

Cơ cấu giải thưởng

  • Giải thưởng cá nhân cho từng bảng: tổng số giải thưởng là 75% trên tổng số SV tham dự của mỗi bảng và phân bố như sau: Giải nhất (10%), Giải Nhì (20%), Giải Ba (30%) và Giải Khuyến khích (15%).
  • Giải toàn đoàn: Giải nhất (2), Giải Nhì (3), Giải Ba (4). Đánh giá dựa trên tổng số giải thưởng cá nhân của đoàn đạt được

Cách đăng ký thi

Mỗi trường cử 1 trưởng đoàn và từ 1 – 2 phó đoàn, để phù hợp chuyên môn tham gia chấm thi, đoàn cán bộ của các trường bao gồm một cán bộ có chuyên môn Hóa vô cơ/ Hóa đại cương và một cán bộ có chuyên môn Hóa hữu cơ. Mỗi trường cử ít nhất 1 đội tuyển gồm 5 sinh viên ở mỗi bảng thi đấu (có thể đăng ký nhiều đội tuyển ở 1 bảng thi đấu hoặc tham gia nhiều hơn một bảng thi đấu).

Bước 1: Các đoàn gửi Phiếu đăng ký dự thi (file excel) về địa chỉ email [email protected] với tên tiêu đề là [Tên trường] – Phiếu đăng ký dự thi

Bước 2: Sau thời gian trên, BTC sẽ tiến hành nhập dữ liệu tham gia của các trường; khởi tạo và cung cấp tài khoản (username, password) để các trường đăng nhập vào hệ thống và điều chỉnh Thí sinh tham dự (nếu có) và cập nhật hình ảnh Thí sinh và trưởng, phó đoàn.

Bước 3: Các trường hoàn thành việc điều chỉnh, thay đổi thành viên và cập nhật hình ảnh để BTC tiến hành thực hiện phiếu dự thi và các thủ tục khác

Bước 4: (trước ngày thi): Các trường đăng nhập hệ thống in phiếu đăng ký từ hệ thống, ký tên, đóng dấu xác nhận của trường. Các trường sẽ nộp lại bản cứng cho BTC và nhận Phiếu báo danh, Thẻ dự thi vào ngày làm thủ tục đăng ký

Ngoài ra, để phục vụ công tác truyền thông, giới thiệu các đơn vị tham gia Hội thi; các Đoàn vui lòng cung cấp lại về email BTC: Logo Đơn vị và 1 bài tóm tắt giới thiệu về Đơn vị (dưới dạng File Word, không quá 1 trang A4)

Cách ôn luyện

Tham gia các câu lạc bộ hóa học tại trường để cùng bạn bè ôn luyện

Lấy đề thi của các năm trước để ôn luyện tại link https://123docz.net/document/1439124-cau-tao-chat-trong-ky-thi-olympic-hoa-hoc-sinh-vien.htm

Phương pháp tự ôn tập tại nhà

  • Học tập lý thuyết cơ bản: Để đạt điểm cao trong kỳ thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc, bạn cần có cơ sở vững chắc về các khái niệm cơ bản và các kỹ thuật hóa học. Nội dung thi thường gồm có hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa học xanh, hóa hữu cơ. Chi tiết hơn, nội dung thi thường gồm có phần cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, hydrocarbon, dẫn xuất halide….
  • Luyện tập với các bài tập mẫu: Bạn nên luyện tập với các bài tập mẫu để có cơ hội áp dụng các kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học được.

Hãy chú ý đến các ví dụ thực tế và áp dụng các kiến thức đã học vào các bài tập thực hành: Bài thực hành có thể có thực hành hóa hữu cơ, thực hành hóa vô cơ. Cụ thể hơn, bài thực hành có thể có các dạng là kiến thức thực hành, nhận biết hợp chất, điều chế chất…