Vì sao cần phải sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

  • Chính sách Môi trường
  • Hỏi đáp chính sách

Thứ năm, 07/10/2021 14:02 [GMT+7]

Khai thác tài nguyên khoáng sản tác động tới môi trường ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Theo các nghiên cứu khoa học, tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái Đất. Song hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản đã gây ra các vấn đề tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của con người và khai thác sử dụng khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống.

Theo đó, ở điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng khai thác các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.

Một mặt, khoáng sản là nguồn vật chất tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải cho con người. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên khoáng sản cũng thường tạo ra các loại chất ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc [SO2, CO, CH4...].

Hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản gây ra các vấn đề tác động tới môi trường. [Ảnh minh họa]

Căn cứ theo dạng tồn tại, tài nguyên khoáng sản bao gồm: Rắn, khí [khí đốt, Argon, He], lỏng [Hg, dầu, nước khoáng]. Theo nguồn gốc, khoáng sản được chia thành 2 loại: Khoáng sản nội sinh [sinh ra trong lòng Trái Đất] và ngoại sinh [sinh ra trên bề mặt Trái Đất].

Theo thành phần hóa học, khoáng sản bao gồm khoáng sản kim loại [kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm], khoáng sản phi kim [vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng], khoáng sản cháy [than, dầu, khí đốt, đá cháy].

Tuy nhiên, do hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản đã gây ra các vấn đề tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. Quá trình vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. Đồng thời, sử dụng khoáng sản sẽ gây ra ô nhiễm không khí [SO2, bụi, khí độc...] và ô nhiễm nguồn nước.

Do đó, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh sau:

Thứ nhất, phải hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến.

Thứ hai, điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản.

Thứ ba, cần đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải.

Với tiềm năng khoáng sản quan trọng, chiến lược, quy mô lớn trên toàn quốc, Việt Nam thuộc nhóm có trữ lượng và tài nguyên bauxit, titan và urani lớn nhất thế giới.

Theo Bộ TN&MT, tính đến năm 2020, cả nước đã khoanh định 48 khu vực cho 10 loại khoáng sản là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; Trong đó, titan chiếm tỉ lệ cao nhất là 23 khu vực, với tổng số diện tích là 1.140 km2, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiếp đó là than nâu, than antraxit với 6 khu vực có diện tích 1.456 km2, trữ lượng 40,732 tỉ tấn; 4 khu vực cát trắng có trữ lượng 1,1 tỉ tấn; 3 khu vực bauxite, trữ lượng 917 triệu tấn; 3 khu vực apatit với diện tích 332 km2, có trữ lượng 1,6 tỉ tấn quặng apatit loại IV. Các khu vực dự trữ khoáng sản còn lại như đá trắng, đất hiếm, chì - kẽm, quặng cromit có trữ lượng không lớn được khoanh định do nằm trong các khu vực có công trình văn hóa, khu vực bảo tồn, khu vực rừng đặc dụng,…

Lan Anh [T/h]

  • Yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm khai thác, tập kết khoáng sản
  • Hàng loạt doanh nghiệp bị xử phạt vì vi phạm khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
  • Giải pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường nước?
  • Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?

Bạn đang đọc bài viết Khai thác tài nguyên khoáng sản tác động tới môi trường ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • khai thác khoáng sản
  • ô nhiễm môi trường
  • chất ô nhiễm

- Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bức nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Phương hướng:    + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa...

Đọc tiếp

- Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bức nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Phương hướng:

   + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.

   + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tiếp nhận các thông tin về môi trường, xây dựng nếp sống vệ sinh, tiết kiệm, đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.

   + Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan.

   + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Nhà nước áp dụng những biện pháp hiệu quả để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật, nhất là những động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm đất, nước, không khí.

   + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trước mắt, chúng ta cần chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thái đất và ô nhiễm môi trường.

   + Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn, nhất là ở các thành phố lớn.

* Tại sao cần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

Trả lời:

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí. Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và cần thiết đối với sự sống của con người và các loài sinh vật. Thế nhưng hiện nay, có rất nhiều yếu tố đe dọa đến những tài nguyên đó. Vậy, cần lưu ý và sử dụng chúng ra sao để không bị cạn kiệt?  

1. Tài nguyên thiên nhiên là gì? 

Tài nguyên thiên nhiên là những thành phần tồn tại trên trái đất mà không phải do con người tạo ra, chúng vô cùng cần thiết đến sự sống của con người cùng tất cả các sinh vật sống khác trên trái đất.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô cùng cao dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng của chúng. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia hiện nay đang thúc đẩy quản lý hợp lý và sử dụng bền vững các loại tài nguyên. 

Tài nguyên thiên nhiên là gì

2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên gồm có những loại sau: 

2.1 Tài nguyên thiên nhiên tái tạo

Là các tài nguyên có thể tự phục hồi sau khi sử dụng, bao gồm các tài nguyên như sau:

  • Gió
  • Nước
  • Thảm thực vật tự nhiên
  • Năng lượng mặt trời
  • Động vật

Chúng tồn tại vô cùng đa dạng trong tự nhiên. 

Tài nguyên thiên nhiên tái tạo

2.2 Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo là những tài nguyên mất quá nhiều thời gian để bổ sung sau khi sử dụng hoặc tồn tại với số lượng hạn chế. Bao gồm các sản phẩm như:

  • Dầu thô
  • Kim loại quý
  • Khoáng sản
  • Đá

Hiện nay có một số động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng được liệt kê vào danh sách tài nguyên không tái tạo vì tỷ lệ tử vong cao so với sinh sản của chúng. Chúng cần được bảo vệ và được sử dụng có trách nhiệm để ngăn chặn sự cạn kiệt. 

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo

2.3 Tài nguyên sinh học

Gồm các tài nguyên sống tồn tại tự nhiên trong môi trường, bao gồm: rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu hóa thạch...

2.4 Tài nguyên thiên nhiên phi sinh học

Đây là những sản phẩm tự nhiên trong môi trường không có sự sống, bao gồm: Nước, đá, kim loại, khoáng sản trong số nhiều tài nguyên khác.

3. Những vai trò của tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển ổn định của đất nước như sau: 

3.1 Đối với nền kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần để giúp phát triển nền kinh tế, mỗi khi chúng ta biết cách khai thác những tài nguyên thiên nhiên này một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Những tài nguyên như quặng kim loại [sắt, đồng, vàng, bạc…] sẽ giúp nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ…

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

3.2 Đối với sự phát triển ổn định của đất nước

Tài nguyên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định như sau:

  • Liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • Nhờ ưu đãi của tự nhiên mà nhiều quốc gia có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn.
  • Tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên nhiên liệu cho ngành kinh tế khác.
  • Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

4. Những mối đe dọa với tài nguyên thiên nhiên

Cần lưu ý những mối đe dọa sau với tài nguyên thiên nhiên bởi chúng tác động rất xấu đến sự sống cũng như phát triển của con người, các loài sinh vật: 

4.1 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân là do các ngành sản xuất và sử dụng hóa chất, nhựa trong quá trình hoạt động của họ dẫn đến ảnh hưởng hệ thống đất và nước, hủy hoại đời sống thủy sinh.

Ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên

4.2 Tình trạng bùng nổ dân số

Khi dân số bùng nổ khiến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo, con người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như nước, đất nông nghiệp, khoáng sản và động vật hoang dã dẫn đến cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Tại các quốc gia có sự gia tăng bùng nổ dân số, sẽ gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến suy thoái môi trường.

4.3 Phát triển nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tạo ra các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới, đòi hỏi rất nhiều tài nguyên như đất đai, năng lượng, nước và nhân lực.

Trong một số trường hợp, sự xâm nhập và tác động vào rừng, đất dẫn đến phá hủy thảm thực vật và động vật hoang dã. Chính vì thế, nên kiểm soát sự phát triển để ngăn chặn việc sử dụng quá mức các nguồn lực hạn chế và có nguy cơ tuyệt chủng.

4.4 Do khí hậu thay đổi

Biến đổi khí hậu gây ra những tình trạng vô cùng nguy hiểm như: lũ lụt quá mức, thời tiết khắc nghiệt, động đất và các thiên tai khác....chúng đe dọa lối sống của nhiều loài dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài. Điển hình việc cháy rừng do biến đổi khí hậu cũng dẫn đến việc phá hủy các khu rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá.

4.5 Lối sống hiện đại

Do lối sống hiện đại cần nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng những nhu cầu của con người.

Ví dụ:

Hiện nay, con người cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện trên đường, thiết bị điện tử trong nhà, các hoạt động giải trí. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đã dẫn đến nhu cầu cao đối với nhiên liệu hóa thạch và sản xuất năng lượng, các tài nguyên thiên nhiên đã được sử dụng quá mức dẫn đến sự cạn kiệt. 

5. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên chính là đảm bảo việc sử dụng hợp lý và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ sau này: 

5.1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Sứ dụng hợp lí tài nguyên đất chính là làm cho đất không bị thoái hoá.

Ví dụ: Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

5.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nước

Nước là yếu tô quyết định chất lượng môi trường sống của con người, hiện nay nguồn tài nguyên nước trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm trầm trọng, chính vì thế mỗi chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí và không làm ô nhiễm, cũng như gây cạn kiệt nguồn nước.

Hãy sử dụng hợp lí tài nguyên nước

5.3 Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng 

Cần kết hợp giữa khai thác có mức độ với bảo vệ, khuyến khích trồng rừng, trồng cây xanh...

Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia... để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.

Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng

Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không là hành động của riêng ai, mỗi chúng ta cần có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ cũng như góp phần để bảo vệ chúng từ những việc làm nhỏ nhất. Vì sự sống của toàn nhân loại hãy bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường ngay hôm nay. 

HOTLINE

0388.63.65.69

Video liên quan

Chủ Đề