Vì sao lạm phát ở zimbawe

Nghe đến Châu Phi chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết đến đây là khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao, một trong những đất nước chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay đó là Zimbabwe. Nơi được biết đến với nhiều kỷ lục nhất thế giới như: Nghèo nhất, nhiều tiền nhất, nhiều ngôn ngữ chính thức hay nơi có nhiều người sống chung với HIV nhất và đặc biệt là nước siêu lạm phát cao nhất, lâu nhất.

Bạn sẽ nghĩ nghèo là do họ thiếu tiền đúng không? Hoàn toàn sai nha,  người Zimbabwe họ có rất nhiều tiền, thậm chí tiền nhiều đến nổi dùng để đốt củi, đốt thuốc vứt ra đường không em thèm nhặt là biết như thế nào rồi. Có nhiều tiền nhưng tiền lại không có giá trị gì cả. Bạn có thể thử một lần đến đây, khi sử dụng đồng USD để chi tiêu, cảm nhận được cách tiêu tiền của đại gia là như thế nào.

Để làm rõ hơn về vấn đề siêu lạm phát ở Zimbabwe, mọi người có thể tìm hiểu qua nội dung được chia sẻ dưới đây của Kienthuctaichinh.org

1. Tìm hiểu về nước Zimbabwe

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu đôi chút về đất nước Zimbabwe này. Cộng hòa Zimbabwe, phát âm: Dim-ba-bu-ê, trước đây từng được gọi là Nam Rhodesia, Cộng hòa Rhodesia và sau đó là Zimbabwe Rhodesia] là một quốc gia không giáp biển nằm ở phía nam lục địa Phi, bị kẹp giữa hai con sông Zambize và Limpopo. Nước này là ‘vựa lúa châu Phi’ với nền nông nghiệp khá hiện đại và họ còn thừa hưởng ngôn ngữ và hệ thống pháp luật Anh.

Bạn sẽ thấy Zimbabwe từng tốt đẹp, từng đầy đủ và no ấm như vậy nhưng đó là những gì của nhiều nhiều năm về trước mà thôi, còn hiện tại thì không?  Chúng ta quay trở lại với thực tế của nước này, thì phải thốt lên niềm chua xót “ nghèo gì mà nghèo dữ vậy”.

Trước hết chúng ta sẽ quay trở lại hiểu một chút về lạm phát.

 Hiểu Đơn giản như thế này, bạn mua 1 cân gạo tháng này là 10 nghìn đồng, đến tháng sau mua lại thì giá tăng lên 20 nghìn đồng 1 cân, nên tiền mất đi giá trị của nó khi mua gạo. Như vậy lạm phát được hiểu là hiện tượng tăng giá liên tục và lên cao của các mặt hàng hóa, làm giảm đi giá trị tiền tệ.

2. Tình hình siêu lạm phát ở Zimbawe

Còn siêu lạm phát có nghĩa là đang nhắc đến 1 con số lớn và theo lý thuyết thì lạm phát được chia các mốc tỷ lệ  như sau:

–        Dưới 10% gọi là lạm phát tự nhiên

–        Nếu từ 10 – 1000 % là lạm phát phi mã

–        Cuối cùng là nước nào trên 100% là siêu lạm phát

Hoặc có thể hiểu nếu như lạm phát xảy ra với tỷ lệ trên 50% 1 tháng có nghĩa là siêu lạm phá, hiện cách tính siêu lạm phát này khá phổ biến hơn so với lạm phát có 3 con số. 

Trở lại với tình hình lạm phát ở Dim-ba-bu-ê, một đất nước được đứng đầu top siêu lạm phát, nơi có mệnh giá tờ tiền lớn nhất thế giới.

Nếu nhìn vào tỷ lệ lạm phát của nước này, thì hiện nay tỷ lệ  ở mức vài trăm % mà thôi, đáng ra đúng với lý thuyết là đang lạm phát phi mã chứ, nhưng tại sao lại được đánh giá và phân tích ở mức siêu lạm phát. Đó là vì tỷ lệ lạm phát nó vượt mức 50%/ tháng, dựa trên cách tính tỷ lệ siêu lạm phát mới nhất.

Mọi người có thể hiểu đơn giản về siêu lạm phát ở Dim-ba-bu-ê thông qua sự tăng giá của các hàng hóa, cụ thể thì giá hàng hóa tại thời điểm cao nhất là :

–        1 ổ mì giá là 30000 tỷ Zim đô la

–         3 quả trứng gà 100 tỷ Zim đô la

–         1 gói khoai tây giá 2 triệu Zim đô la

–        4 lít xăng giá từ 25 triệu tăng lên 32 triệu rồi đến 40 triệuZim đô la 

–        1 cuộn giấy vệ sinh là 10 triệu Zim đô la

–        1 gói bánh quy 10 chiếc là 19 tỷ Zim đô la

Cơ bản thì người dân nước này tiêu tiền mùa lạm phát  tầm từ 250  đến 500 tỷ đô Dim-ba-bu-ê.

Một thực tế đơn giản hơn đó là tuần trước bạn đổi 20 Zim đô la  lấy 1 tờ tiền Mỹ, nhưng tuần sau bạn lại phải mất đến 50 Zim đô la  để đổi được 1 tờ tiền cứng đô la Mỹ mệnh giá nhỏ nhất. Vậy thì có thể thấy giá trị của đồng tiền nước này không còn nữa, nó ngày càng nhiều về số lượng nhưng lại thấp về chất lượng, dường như là về bằng 0.

Với mức giá như vậy, thì mỗi lần mua món đồ gì đó thì tiền chắc phải lấy xe ba gác chở mới   mang đi hết được. Để thấy được sự mất giá của đồng tiền này thì ngay cả ở những bãi rác, trên đường hay bất kỳ đâu bạn cũng sẽ bất ngờ vì tiền rơi vãi nhiều mà không ai thèm nhặt.  Và nước này đang có kế hoạch không đưa đồng đô của mình vào lưu hành nữa mà chuyển sang dùng đô la Mỹ thay thế.

3. Nguyên nhân siêu lạm phát ở Zimbabwe

Vậy thì từ đâu mà đồng tiền này mất giá đến vậy, hay chính xác là tại sao siêu lạm phát lại xảy ra đối với đất nước từng là vựa lúa ở Châu phi mà dẫn đến đói nghèo nghiêm trọng như vậy.

Có lẽ chúng ta phải đi lùi về nhiều năm trước đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc siêu lạm phát thời kỳ 2000  đến năm 2009, thời điểm lạm phát của nước này lên 231 triệu %. Tại thời điểm năm 2008, thì lương của 1 người công nhận được trả là 300 triệu đô la Zim, mức lương nghe có vẻ cực kỳ giàu có.

Nhưng khi nhìn nhận lại bảng giá hàng hóa thì ngay khi đi 1 vòng ở chợ, chỉ mua được vài món đồ, đi chuyến xe buýt là tiền lương cả tháng đã bay màu rồi.

Nguyên nhân dẫn đến đồng tiền mất giá chính xác là do chính phủ in quá nhiều tiền, ban đầu nước này chỉ in tiền để làm cơ sở để khôi phục kinh tế, nhưng về sau nó càng mất giá trị, cứ 1 ngày giá tăng lên gấp đôi nên nước này quyết định in thêm tiền. Và từ đó tiền xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng lại không có giá trị nhiều dẫn đến dư thừa hoặc vô giá trị. Thậm chí in những tờ tiền mệnh giá lên đến 100 nghìn tỷ đô, nhưng khi đổi sang đô la Mỹ thì nó chỉ có giá trị là 40 xu mà thôi.

Và hiện tại thì nước này không còn sử dụng nội tệ của mình mà chuyển sang dùng đô la Mỹ. Chính phủ đã ra quyết định phế bỏ đồng nội tệ của mình, tất cả các số dư của người dân sẽ đổi sang tiền đô Mỹ hết.

Đúng như câu nói của vị tổng thống nước này, ông Mugabe « nếu thiếu tiền chúng tôi sẽ tự in thêm ».  Như vậy có thể thấy được tình trạng siêu lạm phát này được dẫn đến là từ những chính sách sai lầm về quản lý, về cải cách về chi tiêu ngân hàng của chính phủ Zim ba bu ê, cụ thể hơn là đến từ người đứng đầu đất nước  tổng thống Mugabe. Tuy nhiên, vị tổng thống này lại xác định nguyên nhân nước mình bị sụp đổ về kinh tế là đến từ lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh Châu Âu.

4. Những biện pháo khắc phục siêu lạm phạt của Zimbabwe

Và nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu tình trạng này có kéo dài nữa không, chính phủ nước này đang làm gì để khắc phục. Thực ra cũng có làm nhưng do hậu quả, tỷ lệ lạm phát quá cao nên dẫn đến không kiểm soát được. Nhưng từ năm 2015, ngay sau khi đổi sang sử dụng đồng USD thì tình trạng lạm phát của nước này có giảm đáng kể, với tỷ lệ giảm khá sâu. Và hy vọng một ngày không xa thì người dân của Zimbabwe sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

 Một trong những đất nước hiện có tình trạng siêu lạm phát cao, tiền mất giá trị phải nhắc đến Venezuela, siêu lạm phát ở đây cũng khiến cho đồng tiền của họ không còn giá trị, nếu bạn tò mò có thể xem thông tin siêu lạm phát ở Venezuela ở trong seri về các nước siêu lạm phát trên thế giới của Kênh kiến thức tài chính, link để ở phần mô tả dưới video ngày hôm nay.

Siêu lạm phát ở Zimbabwe sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, đây là một trong những điều tồi tệ sẽ còn diễn ra nếu như chính phủ nước này không đưa ra các chiến lược đúng đắn. Bên cạnh, siêu lạm phát thì đây là đất nước có nhiều điều thú vị khác mọi người có thể tìm hiểu thêm.

Một thời là "rổ bánh mì" của châu Phi, Zimbabwe giờ đây đối mặt với một nền công nghiệp trì trệ, thiếu lương thực nghiêm trọng, đồng tiền sụt giá chóng mặt, và nạn tham nhũng tràn lan.

Theo hãng tin CNN, ngày 15/11, quân đội Zimbabwe đã giành quyền kiểm soát Chính phủ, triển khai xe tăng khắp thủ đô Harare, và đặt Tổng thống 93 tuổi Robert Mugabe vào tình trạng bị quản thúc tại gia. Diễn biến này làm dấy lên những tin đồn về một cuộc đảo chính, cho dù, quân đội nói đây không phải là một cuộc đảo chính.

Ông Mugabe đã lãnh đạo Zimbabwe gần 4 thập kỷ và bị cho là nguyên nhân dẫn tới sự suy sụp kinh tế của quốc gia Nam Phi này.

CNN đã điểm lại sự thăng trầm kinh tế của Zimbabwe kể từ khi ông Mugabe lên cầm quyền vào năm 1980, sau khi nước này giành độc lập từ Anh:

Thập niên 1980

Ông Mugabe cùng Thủ tướng Anh Margaret Thatcher [bên phải] trong một chuyến thăm nước này năm 1980 - Ảnh: Getty.

Sau nhiều năm là một tù nhân chính trị, ông Mugabe trở thành Thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe độc lập vào năm 1980. Ở thời điểm đó, ông được người dân Zimbabwe yêu mến bởi phong cách được cho là giống với Nelson Mandela. Người dân kỳ vọng ông sẽ lãnh đạo đất nước tiến lên sau nhiều thập kỷ nằm dưới sự thống trị của người da trắng.

"Trước đây, ông ấy luôn có lập trường dân túy, nghĩa là muốn làm việc vì lợi ích cao nhất của người dân, nhưng chưa hẳn là vì nền kinh tế", nhà quản lý danh mục đầu tư Funmi Akinluyi, một người chuyên đầu tư vào châu Phi và các thị trường mới nổi, thuộc quỹ Silk Invest, nhận xét.

Sau đó, ông Mugabe còn nhận được cộng đồng quốc tế công nhận bởi những sáng kiến giáo dục và y tế. Zimbabwe nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa và nông sản, đặc biệt là thuốc lá nhờ điều kiện thời tiết phù hợp với cây trồng này.

Thập niên 1990

Đến thập niên 1990, sức mạnh chính trị của ông Mugabe bắt đầu suy giảm. Giới phê bình cáo buộc ông sử dụng vũ lực và hối lộ để duy trì quyền lực, nhưng ông liên tục phủ nhận.

Sai lầm của ông Mugabe trong quản lý ngành nông nghiệp của Zimbabwe được cho là bước ngoặt dẫn tới thảm họa kinh tế ở nước này. Chính phủ Zimbabwe tiến hành cải cách ruộng đất nhằm chấm dứt chuỗi thập kỷ các chủ đất da trắng nắm quyền sở hữu đất đai.

Đạo luật thâu tóm đất đai ra đời năm 1992 cho phép ông Mugabe buộc các chủ đất phải nộp lại đất và Chính phủ Zimbabwe tiến hành phân bổ lại đất đai. Năm 1993, ông Mugabe dọa trục xuất các chủ đất da trắng phản đối quy định mới này.

Thập niên 2000

Một biểu ngữ trong chiến dịch cải cách ruộng đất tại Zimbabwe những năm 2000, gián tiếp dẫn đến nạn đói tại nước này sau đó - Ảnh: Newsweek.

Phải đến năm 2000, chiến dịch của ông Mugabe mới trở nên mạnh mẽ và khiến 4.000 chủ đất là người da trắng phải nộp lại đất. Nhưng sản lượng nông nghiệp của Zimbabwe ngay lập tức sụt giảm chóng mặt.

"Tình trạng thiếu lương thực xảy ra liên tục", bà Akinluyi nhớ lại. "Mọi người rơi vào cảnh đói".

Sau chiến dịch thu đất là hai năm mùa màng thất bát và hạn hán, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất ở Zimbabwe trong 60 năm.

Trong bối cảnh thiếu lương thực cơ bản nghiêm trọng và kéo dài năm này qua năm khác, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt.

Ở thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng, giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ đồng hồ. Các chuyên gia kinh tế ước tính lạm phát hàng tháng ở Zimbabwe đạt mức 7,9 tỷ phần trăm vào năm 2008. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt, các dịch vụ công cộng tê liệt, và nền kinh tế Zimabwe suy giảm 18% trong năm 2008.

Năm 2009, Zimbabwe từ bỏ đồng tiền riêng, chuyển sang dùng đồng USD, đồng Rand Nam Phi và 7 đồng tiền khác.

Thập niên 2010

Tổng thống Mugabe đáp trả lệnh trừng phạt quốc tế đối với Zimbabwe vào năm 2010 bằng cách đe dọa sẽ tịch thu tất cả các khoản đầu tư của phương Tây ở nước này. Lời đe dọa đã khiến các nhà đầu tư có ý định rót vốn vào Zimbabwe bỏ chạy.

"Rủi ro chính trị lớn hơn cơ hội mà bạn nhìn thấy ở đó", bà Akinluyi nói.

Những đồng tiền có mệnh giá khổng lồ trở nên quen thuộc tại Zimbabwe trong giai đoạn siêu lạm phát cuối những năm 2000.

Trong thời gian này, Chính phủ Mugabe chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang khai mỏ, yêu cầu gần một nửa số công ty khai mỏ kim cương phải ngừng hoạt động và từ bỏ các mỏ họ đang khai thác. Kế hoạch được vạch ra nhằm để một đơn vị quốc doanh tiếp quản toàn bộ hoạt động đào kim cương.

Những ngành xuất khẩu quan trọng đều gặp khó, Zimbabwe giờ đây chật vật tìm nguồn thu ngoại tệ. Hạn hán nghiêm trọng càng khiến tình hình kinh tế nước này thêm khó khăn, dẫn tới những đợt rút vốn ngân hàng ồ ạt trong năm 2016.

Vào cuối năm ngoái, Zimbabwe bắt đầu in tín phiếu trị giá 1 USD mỗi tờ nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm tiền mặt.

Bà Akinluyi nói rằng tình hình hiện nay là rất đáng thất vọng, bởi Zimbabwe từng là một quốc gia rất có tiềm năng phát triển kinh tế. "Họ có kim cương, than, đồng, quặng sắt… Nghĩa là họ có tài nguyên", bà nói. "Cá nhân tôi nghĩ rằng tình hình sẽ được xoay chuyển nhanh chóng nếu họ tìm được một nhà lãnh đạo đúng đắn".

Video liên quan

Chủ Đề