Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến trường kỳ

Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?

15/09/2020 314

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết
Câu Hỏi:
Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?
A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng. B. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch. C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh. D. Tất cả các lí do trên.
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 12 bài 18 : Cuộc kháng chiến chống Pháp [1946 - 1950]
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: D
Ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài vì ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng, từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch và hậu phương của ta chưa vững mạnh

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Ôn tập lý thuyết
Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Vì sao phải kháng chiến lâu dài

Admin 12/05/2021 348


English

KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ÐIỆN BIÊN PHỦ [7.5.1954 - 7.5.2020]

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi

Một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn của Ðảng ta. Ðường lối này có nội dung cốt lõi là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến khía cạnh trường kỳ của nội dung cốt lõi nói trên.

Bạn đang xem: Vì sao phải kháng chiến lâu dài

1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch [19.12.1946], Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng [12.12.1946] và đồng chí Trường Chinh [Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng] giải thích rõ hơn trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi [tháng 9.1947].

Bộ Tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch, phương án tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, đầu năm 1954. ẢNH tư liệu

Đường lối kháng chiến của Đảng được hoạch định trên cơ sở kế thừa truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, vận dụng sáng tạo quan điểm chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước - trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, khi bước vào cuộc chiến.

2. Sở dĩ Đảng và Bác Hồ quyết định phải “Trường kỳ kháng chiến” - kháng chiến lâu dài, vì những lý do chủ yếu sau đây:

Một là, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong những ngày đầu cuộc chiến quá chênh lệch. Nhiều người đã dùng hình ảnh châu chấu đá voi hay châu chấu đá xe để so sánh.

Trên thực tế lúc này quân Pháp rất mạnh, gấp nhiều lần chúng ta, với đầy đủ các quân binh chủng [hải, lục, không quân, tăng thiết giáp, pháo binh...]. Đội quân này được trang bị đầy đủ vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ, chỉ trừ bom nguyên tử. Và đây là đội quân chính quy, được đào tạo rất bài bản. Địa bàn Việt Nam lại quá quen thuộc với quân Pháp sau hơn 80 năm có mặt trên đất nước ta...

Còn về phía chúng ta, khi bước vào cuộc chiến chúng ta chỉ có bộ binh, lại chưa được huấn luyện bài bản. Vũ khí thì thiếu thốn. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa từ Pháp về mới bắt tay vào nghiên cứu chế tạo, nhưng cũng trong điều kiện thiếu thốn trăm bề....

Xem thêm: Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì - Những Điều Cần Biết Về Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa

Trước so sánh tương quan lực lượng như vậy, nếu chúng ta đưa quân chủ lực ra đương đầu với quân Pháp thì chỉ một trận là “hết vốn”. Vì thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh mới sáng suốt chọn phương châm phù hợp là: Trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài.

Đảng và Bác xác định: Đánh lâu dài nhằm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chuyển yếu thành mạnh, chuyển thiếu thành đủ. Đồng thời, cũng nhấn mạnh, lâu dài song không có nghĩa là không có thời hạn, đến một lúc nào đó, khi so sánh tương quan lực lượng chênh lệch, theo hướng có lợi cho chúng ta và thời cơ đến, sẽ tiến hành tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Hai là, trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài, là nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp. Trong những ngày đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu của Pháp là đánh nhanh, thắng nhanh. Đánh nhanh, thắng nhanh sẽ phát huy được ưu thế quân sự áp đảo của Pháp; giúp Pháp nhanh chóng đạt mục đích quay trở lại tái chiếm Việt Nam và Đông Dương. Đồng thời, khắc phục được điểm yếu lớn nhất của quân Pháp là hậu cần.

Không để cho quân Pháp áp đặt lối chơi, phát huy thế mạnh, đồng thời, nhằm vào “gót chân Achilles” của kẻ thù, chúng ta đã chọn cách đánh du kích, lâu dài. Đây cũng là cách đánh “Lấy đoản binh chế trường trận” đã được Đảng ta vận dụng trong thời đại mới.

3. Với đường lối kháng chiến đúng đắn nói chung, phương châm trường kỳ kháng chiến nói riêng, đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945 - 1954]. Trong cuộc kháng chiến này, căn cứ vào tình hình thực tế, với phương châm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chúng ta đã chủ động phòng ngự [1946 - 1947], rồi tiến lên cầm cự [1948 - 1950] và chuyển sang phản công [1950 - 1954] mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.

4. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học hoạch định đường lối đúng đắn nói chung, xác định đúng phương châm trường kỳ kháng chiến, trong kháng chiến chống Pháp nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị.

Tiếp tục vận dụng sáng tạo bài học này giúp cho chúng ta có phương pháp đúng trong hoạch định đường lối nói chung, đường lối quốc phòng nói riêng. Phải luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước, đánh giá so sánh đúng tương quan lực lượng để lựa chọn cách ứng xử, đối phó phù hợp.

Mặt khác, bài học này cho chúng ta thêm vững tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường phía trước dù lắm chông gai, song nhất định chúng ta sẽ luôn gặt hái được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.



English

KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ÐIỆN BIÊN PHỦ [7.5.1954 - 7.5.2020]

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi

Một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn của Ðảng ta. Ðường lối này có nội dung cốt lõi là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến khía cạnh trường kỳ của nội dung cốt lõi nói trên.

Bạn đang xem: Vì sao phải kháng chiến lâu dài

1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch [19.12.1946], Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng [12.12.1946] và đồng chí Trường Chinh [Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng] giải thích rõ hơn trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi [tháng 9.1947].

Bộ Tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch, phương án tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, đầu năm 1954. ẢNH tư liệu

Đường lối kháng chiến của Đảng được hoạch định trên cơ sở kế thừa truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, vận dụng sáng tạo quan điểm chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước - trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, khi bước vào cuộc chiến.

2. Sở dĩ Đảng và Bác Hồ quyết định phải “Trường kỳ kháng chiến” - kháng chiến lâu dài, vì những lý do chủ yếu sau đây:

Một là, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong những ngày đầu cuộc chiến quá chênh lệch. Nhiều người đã dùng hình ảnh châu chấu đá voi hay châu chấu đá xe để so sánh.

Trên thực tế lúc này quân Pháp rất mạnh, gấp nhiều lần chúng ta, với đầy đủ các quân binh chủng [hải, lục, không quân, tăng thiết giáp, pháo binh...]. Đội quân này được trang bị đầy đủ vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ, chỉ trừ bom nguyên tử. Và đây là đội quân chính quy, được đào tạo rất bài bản. Địa bàn Việt Nam lại quá quen thuộc với quân Pháp sau hơn 80 năm có mặt trên đất nước ta...

Còn về phía chúng ta, khi bước vào cuộc chiến chúng ta chỉ có bộ binh, lại chưa được huấn luyện bài bản. Vũ khí thì thiếu thốn. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa từ Pháp về mới bắt tay vào nghiên cứu chế tạo, nhưng cũng trong điều kiện thiếu thốn trăm bề....

Xem thêm: Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì - Những Điều Cần Biết Về Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa

Trước so sánh tương quan lực lượng như vậy, nếu chúng ta đưa quân chủ lực ra đương đầu với quân Pháp thì chỉ một trận là “hết vốn”. Vì thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh mới sáng suốt chọn phương châm phù hợp là: Trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài.

Đảng và Bác xác định: Đánh lâu dài nhằm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chuyển yếu thành mạnh, chuyển thiếu thành đủ. Đồng thời, cũng nhấn mạnh, lâu dài song không có nghĩa là không có thời hạn, đến một lúc nào đó, khi so sánh tương quan lực lượng chênh lệch, theo hướng có lợi cho chúng ta và thời cơ đến, sẽ tiến hành tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Hai là, trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài, là nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp. Trong những ngày đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu của Pháp là đánh nhanh, thắng nhanh. Đánh nhanh, thắng nhanh sẽ phát huy được ưu thế quân sự áp đảo của Pháp; giúp Pháp nhanh chóng đạt mục đích quay trở lại tái chiếm Việt Nam và Đông Dương. Đồng thời, khắc phục được điểm yếu lớn nhất của quân Pháp là hậu cần.

Không để cho quân Pháp áp đặt lối chơi, phát huy thế mạnh, đồng thời, nhằm vào “gót chân Achilles” của kẻ thù, chúng ta đã chọn cách đánh du kích, lâu dài. Đây cũng là cách đánh “Lấy đoản binh chế trường trận” đã được Đảng ta vận dụng trong thời đại mới.

3. Với đường lối kháng chiến đúng đắn nói chung, phương châm trường kỳ kháng chiến nói riêng, đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945 - 1954]. Trong cuộc kháng chiến này, căn cứ vào tình hình thực tế, với phương châm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chúng ta đã chủ động phòng ngự [1946 - 1947], rồi tiến lên cầm cự [1948 - 1950] và chuyển sang phản công [1950 - 1954] mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.

4. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học hoạch định đường lối đúng đắn nói chung, xác định đúng phương châm trường kỳ kháng chiến, trong kháng chiến chống Pháp nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị.

Tiếp tục vận dụng sáng tạo bài học này giúp cho chúng ta có phương pháp đúng trong hoạch định đường lối nói chung, đường lối quốc phòng nói riêng. Phải luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước, đánh giá so sánh đúng tương quan lực lượng để lựa chọn cách ứng xử, đối phó phù hợp.

Mặt khác, bài học này cho chúng ta thêm vững tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường phía trước dù lắm chông gai, song nhất định chúng ta sẽ luôn gặt hái được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Sự hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp [1946-1954] của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn. Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào ngày 19-10-1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đề ra nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.

Cũng tại hội nghị Đảng ta đã đề ra những biện pháp, chủ trương cụ thể cả về tổ chức và tư tưởng. Hồ Chí Minh đã nêu lên chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ [5-11-1946] những việc có tầm toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến toàn cục và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc – Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.

20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ [Hà Nội] phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Mục lục

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hoá ra sao?

Đề bài

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được nêu ra trong:

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.

* Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:

- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất [Mặt trận Việt Minh].

- Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:

- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

* Thứ ba, kháng chiến trường kì:

- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơnta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.

* Thứ tư, kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế:

- Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

- Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.

- Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Loigiaihay.com