Viêm tai giữa uống thuốc không khỏi

Viêm tai giữa cấp là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…, gây nhiễm trùng tai, với các triệu chứng bệnh như: đau tai, sốt và các vấn đề về nghe khác. 

Viêm tai là một bệnh lý thông thường ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra sau một đợt cảm lạnh, do dịch mũi được tạo thành phía sau màng nhĩ, sau đó dịch này bị nhiễm trùng và làm căng phồng màng nhĩ lên [lúc này triệu chứng mới thể hiện rõ]. 

Sau khi đã hết đau tai và nhiễm trùng, tình trạng ứ dịch có thể kéo dài thêm một thời gian, có khi đến vài tháng. Ứ dịch trong tai giữa thường nhẹ nhưng dai dẳng Tuy nhiên, cần lưu ý theo dõi vì một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và học tập của trẻ. 

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp là gì?

Ở trẻ sơ sinh:

  • Sốt 
  • Trẻ thường day hoặc ấn vào vành tai
  • Trẻ khó chịu và kém hoạt động hơn bình thường
  • Bú kém
  • Trẻ có thể nôn mửa hoặc tiêu chảy

Ở những trẻ lớn hơn có thể kèm theo đau tai hoặc nghe kém.

Tôi có thể biết được con mình bị viêm tai giữa hay không?

Nếu có những triệu chứng như trên hoặc nghi ngờ con bạn bị viêm tai thì tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở hạ tầng và thiết bị để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời. Qua khám bệnh, kết hợp nội soi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác.

Có cách nào giúp cho con đỡ khó chịu?

Bạn vẫn có thể tự mua thuốc giảm đau Paracetamol [đúng liều lượng] cho con bạn uống để giảm đau. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên tự ý cho con sử dụng kháng sinh, đồng thời, thuốc cảm lạnh và thuốc ho cũng không nên được sử dụng trong trường hợp này. 

Bệnh viêm tai giữa cấp được điều trị như thế nào?

Điều trị viêm tai giữa cấp bằng kháng sinh, do bác sĩ trực tiếp khám và kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm tai giữa do virus thì việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, một số trường hợp trẻ có đề kháng tốt, có thể tự khỏi nhiễm trùng mà không cần dùng kháng sinh. 

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh ngay để điều trị viêm tai giữa cấp cho trẻ. Đối với trẻ trên 2 tuổi, có thể theo dõi quan sát thêm trong vòng 1 – 2 ngày, có thể không cần sử dụng kháng sinh trong trường hợp:

  • Tổng trạng của trẻ khỏe mạnh
  • Trẻ chỉ đau tai và sốt nhẹ 

Bạn và bác sĩ cùng thảo luận vấn đề này dựa vào: tuổi của trẻ, tổng trạng chung, sức đề kháng, bệnh ở một hay hai tai, có tiền sử viêm tai trước đây chưa…

Khi nào tôi nên đưa con đi tái khám?

Sau khi đi khám, nếu tình trạng trẻ không cải thiện hoặc có những biểu hiện sau, cần gọi ngay cho bác sĩ:

  • Sau 1 – 2 ngày mà trẻ vẫn còn sốt cao, bác sĩ có thể sẽ kê thêm kháng sinh
  • Sau 2 ngày trẻ dùng kháng sinh mà triệu chứng không giảm hoặc nặng thêm

Trường hợp trẻ đã ổn định, bạn nên tái khám lại sau 1 – 2 tháng đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi hoặc trẻ có vấn đề nghe hay phát triển ngôn ngữ. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem có tình trạng ứ dịch hòm nhĩ ở trẻ hay không. Nếu tình trạng ứ dịch trong hòm nhĩ gây nghe kém kéo dài nhiều tháng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật đặt ống thông vào màng nhĩ để dẫn lưu dịch ra khỏi hòm nhĩ. 

Làm sao tôi có thể giảm số lần viêm tai cho con của mình? 

Nếu con bạn bị viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần, thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách dự phòng phù hợp:

  • Tiêm phòng một số loại vaccin phòng bệnh
  • Bác sĩ tư vấn và điều trị một số bệnh lý mạn tính liên quan
  • Tư vấn về nguy cơ và hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh nhiều lần và đặt ống thông khí

Khoa Tai - Mũi - Họng

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

=>> Nội soi tai mũi họng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ. Tôi bị bệnh viêm tai giữa được khoảng hơn 10 năm rồi. Lỗ tai bị chảy mũ hoài, tôi có điều trị nhiều rồi, nhưng không hết. Tôi không biết mình còn chữa được không? Cám ơn bác sĩ nhiều.

TRẢ LỜI:

Tai có ba phần: ngoài, giữa và trong. Tai giữa ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ và có vòi nhĩ Eustachian thông xuống họng hầu. Tai trong là hệ thống vòng bán khuyên [tiền đình] và dây thần kinh nhĩ loa [vestibule-cochlear, dây thần kinh số VIII].


Với cấu trúc như thế, tai giữa rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc sự nhiễm trùng lan lên từ vùng mũi họng thông qua vòi nhĩ Eustachian.


Viêm tai giữa mủ mãn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 6 đến 12 tuần gây thủng màng nhĩ. Đây là một bệnh lý khó điều trị. Các dấu chứng chính của viêm tai giữa mãn tính gồm: Chảy dịch nhầy, mủ tai kéo dài, giảm thính lực, đau đầu, chóng mặt khi có biến chứng xâm lấn xương thái dương hoặc nội sọ.
 

Có hai loại viêm tai giữa mãn tính một là không có cholesteatoma, tiên lượng thường tốt và hai là có cholesteatoma, tiên lượng nặng hơn vì có hiện tượng hủy xương, xâm lấn các cơ quan lân cận gây viêm não, áp xe não, liệt mặt, viêm tắc xoang tĩnh mạch...
 

Chẩn đoán viêm tai giữa thường không khó. Sau khi hỏi bệnh sử, thầy thuốc sẽ nội soi tai và dễ dàng phát hiện màng nhĩ bị thủng, chảy dịch nhầy mủ ra ống tai ngoài. Trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải đo thính lực, CT Scan hoặc MRI để xem có xâm lấn sọ não, thái dương không.
 

Viêm tai giữa mãn tính có thể điều trị theo nhiều cách:

- Tại chỗ: Rửa tai, nhỏ thuốc kháng sinh.

- Nội khoa: Kháng sinh 1-2 tuần.

- Phẫu thuật: Có thể vá nhĩ đơn thuần [myringoplasty]; Vá nhĩ, chỉnh hình xương con [tympanoplasty] và Khoét rỗng đá chủm [mastoidectomy]

Theo thư trình bày, chắc chắn bạn bị viêm tai giữa mãn tính, đã rách màng nhĩ nên mủ chảy ra ống tai ngoài. Bạn cần đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được xác định chắc chắn mức độ tổn thương và được đưa ra phương cách điều trị tối ưu nhất.

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ
Hotline: 02363 509 808
Email:

Ban tư vấn sức khỏe 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Ngày nay, bệnh viêm tai giữa đã quá quen thuộc với hầu hết mọi người, chắc hẳn bạn cũng đã từng mắc một lần trong đời, không phải lúc nhỏ thì lớn lên cũng đã từng mắc phải. Thông thường, bệnh này xảy ra ở trẻ nhỏ do bị nhiễm trùng ở tai giữa gây ra tích tụ chất lỏng ở phía sau màng nhĩ, viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Đa phần khi thấy con em mắc phải tình trạng này, các bậc phụ huynh cũng đưa bé đi khám và chữa trị. Vậy thì việc điều trị viêm tai giữa bao lâu thì khỏi bệnh? Hãy cùng bài viết đón xem nhé!

Bệnh viêm tai giữa bao lâu thì khỏi?

Có thể nói rằng, việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em rất thường hay gặp. Khi các bác sĩ điều trị, họ thường cho bé sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh nhanh chóng và kịp thời. Phương pháp này khá là hiệu quả và nhanh nhất, chỉ tốn trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày là bé có thể hoàn toàn được hồi phục bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa

Các dấu hiệu xuất hiện ban đầu như là cảm lạnh không phải từ môi trường mà là cũng có thể gây ra là do sự tích tụ khá nhiều chất nhầy ở nơi phần tai giữa và còn có thể làm cho ống Eustachian bị sưng lên – ống này là một loại ống mỏng manh chạy từ tai giữa đến bộ phận mũi. Chính vì thế mà chúng thường xuyên gây ra rối loạn các chức năng của ống này, thể tích bên trong tai luôn được giữ lại. Bên cạnh đó, các phần đó được các mô xung quanh vành tai hấp thụ dần dần, chậm chậm khiến cho áp suất âm ở tai giữa.

Hơn hết, áp lực của vành tai giữa đạt đến âm tính, từ đó dẫn đến tình trạng chất lỏng có trong các mô xung quanh tai bị hút vào khoang giữa và gây ra các tình trạng xuất hiện tràn dịch bên trong tai, dẫn đến viêm tai giữa trầm trọng. Không gian bên trong tai giữa là khổng không vô trùng, nếu như dịch tiết ra vô tình tràn vào khoang giữa này thì cũng có thể làm cho tai giữa bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây nên bệnh viêm tai giữa không như mong muốn.

Bệnh viêm tai giữa này thường được chia thành 2 loại chính và khác nhau, đó là viêm tai giữa mũ mãn tính và viêm tai giữa cấp tính.

Thường thì các bác sĩ chẩn đoán sẽ dựa trên việc bệnh viêm tai giữa cấp tính sẽ có sự xuất hiện ở cơ thể bệnh nhân tình trạng tràn dịch, khó chịu, đau nhức tai, hay sốt nhẹ…

Bên cạnh đó thì bệnh viêm tai giữa mũ mãn tính cũng là một trong số những loại bệnh đáng quan tâm. Chúng có sự xuất hiện tình trạng viêm nhiễm gây ra chảy mủ ở tai, thường có thời gian kéo dài suốt từ 6 tuần đến 12 tuần và hơn hết, chúng cũng có thể gây nên khuyết tật, khiếm thính hoặc trầm trọng hơn mà bạn có thể gặp đó chính là nhiễm trùng hộp sọ gây ra tử vong.

Vậy thì điều trị bệnh viêm tai giữa như thế nào mới đúng?

Nếu như bệnh không quá nặng nề, có thể kể đến bệnh viêm tai giữa cấp tính được các bác sĩ điều trị chỉ định bằng các loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh thông thường là được. Nhưng có một vài trường hợp, bác sĩ cũng có thể khuyên nên chữa trị kháng sinh thông qua đường uống sẽ hiệu quả hơn là nhỏ tai bên ngoài. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh và lứa tuổi, các y bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp nhất để bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Viêm tai giữa bao lâu thì khỏi và cách điều trị hiệu quả

Tùy theo độ tuổi mà thời gian khỏi khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau

Đối với trẻ em: Khi trẻ em trên 6 tháng bị mắc bệnh viêm tai giữa này nhưng ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể yên tâm để bé ở nhà điều trị bằng thuốc giảm đau, kèm theo đó là những biện pháp ngăn ngừa, vệ sinh rửa sạch cho bé thật kỹ càng. Thế nhưng, nếu như bé bị mắc bệnh vô cùng nghiêm trọng, chiều hướng chuyển biến bệnh ngày càng tồi tệ hơn thì bạn nên đưa bé đi các cơ sở y tế thăm khám một cách kịp thời nhất.

=>>> Xem chi tiết bệnh viêm tai giữa ở trẻ em tại đây

Điều trị viêm tai ở trẻ em

Đối với bệnh xuất hiện ở người lớn: 

  • Uống hoặc nhỏ tai bằng thuốc kháng sinh
  • Dùng thuốc giảm đau để điều trị
  • Thuốc thông mũi, chống dị ứng
  • Nếu như nghiêm trọng như bị tràn dịch, bạn nên đến gặp bác sĩ để có được những phác đồ chữa trị hiệu quả nhất.

Thời gian điều trị viêm tai giữa bao lâu thì khỏi?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng hay nhẹ thì thời gian điều trị viêm tai giữa bao lâu thì khỏi khác nhau. Nếu như nhẹ thì có thể giảm sau 2 đến 3 ngày nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng đắn, sạch sẽ mỗi ngày.

Trong một vài trường hợp nếu như bệnh chuyển biến nặng nề thì người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm bị lây lan. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài khoảng 10 ngày điều trị. Đối với trẻ em thì đừng quá lạm dụng thuốc, chỉ nên giảm xuống còn khoảng 5 đến 7 ngày điều trị là đủ.

Trên đây là những thông tin về thời gian viêm tai giữa bao lâu thì khỏi. Hi vọng nó sẽ bổ ích với bạn. Nếu còn thắc mắc về những triệu chứng và cách chữa trị kỹ càng hơn về bệnh thì đừng ngần ngại mà liên hệ với Bệnh viện An Việt ngay qua số hotline 1900 2838 nhé! Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề