Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 23 Tập làm văn

Với bài giải Tập làm văn Tuần 22 trang 22, 23, 24 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

1, Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học [Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo] và nhận xét :

a] Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của câyTrình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng
Bãi ngô
Cây gạo

b] Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác[mắt]:

     + [Bãi ngô]:

     + [Cây gạo]:

     + [Sầu riêng]:

- Khứu giác[mũi]:

     + [Bãi ngô]:

     + [Cây gạo]:

     + [Sầu riêng]:

- Vị giác[lưỡi]:

     + [Bãi ngô]:

     + [Cây gạo]:

     + [Sầu riêng]:

- Thính giác[tai]:

     + [Bãi ngô]:

     + [Cây gạo]:

     + [Sầu riêng]:

c] Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d] Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e] Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

Trả lời:

a]

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của câyTrình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x
Bãi ngô x
Cây gạo x

b] Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác[mắt]:

     + [Bãi ngô]: Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + [Cây gạo]: cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + [Sầu riêng]: hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác[mũi]:

     + [Sầu riêng]: hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác[lưỡi]:

     + [Sầu riêng]: vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác[tai]:

     + [Bãi ngô]: tiếng tu hú

     + [Cây gạo]: tiếng chim hót

c]

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh :

     + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

     + Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d]

Hai bài Sầu riêngBãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e] - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

2, Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em [hoặc nơi em ở] và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem :

a] Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

b] Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?

c] Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ? Tác dụng gì ?

Em là tổ trưởng. Để chuẩn bị họp tổ, em hãy :

1. Chọn nội dung họp thích hợp [bằng cách gạch dưới nội dung em chọn]

a]    Giúp đỡ nhau học tập.

b]    Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 -11.

c]    Trang trí lớp học.

d]    Giữ vệ sinh chung.

2. Ghi vắn tắt những ý chính cần nói.

a]   Mục đích cuộc họp 

..................................

b]   Tình hình

..................................

c]   Nguyên nhân

..................................

d]   Cách giải quyết

..................................

e]   Giao việc cho các bạn

..................................

TRẢ LỜI:

1. Chọn nội dung hợp thích hợp [bằng cách gạch dưới nội dung em chọn] :

a]   Giúp đỡ nhau học tập.

b]   Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11.

c]   Trang trí lớp học.

d]   Giữ vệ sinh chung.

2. Ghi vắn tắt những ý chính cần nói :

a] Mục đích cuộc họp

Thưa các bạn ! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giữ vệ sinh chung trong lớp.

b] Tình hình

- Lớp học rất dơ, mặt bàn bị vẽ bẩn.

c] Nguyên nhân

Các bạn ăn quà vặt rồi xả rác trong lớp. Thói quen thích ghi bậy lên bàn.

d] Cách giải quyết

Đặt thùng rác trong lớp, yêu cầu các bạn bỏ rác vào đó, làm vệ sinh mặt bàn. Thực hiện tốt lịch trực nhật của tổ.

e] Giao việc cho các bạn

Tổ trưởng và tổ phó nhắc nhở các bạn thực hiện đúng lịch trực nhật của tổ. Các bạn nữ theo dõi việc thực hiện vứt rác đúng nơi quy định của tất cả các thành viên trong tổ.

Sachbaitap.com

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi

Chọn bài tập 1 hoặc 2

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi:

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ............. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê,

-   Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời ..... đưa tiếng sáo, ..... nâng cánh .....

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch ..... chốn này

D ..... d ..... một quà xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya.

Soi vào trong giấc ngủ                                 

Ngọn đèn khuya bóng mẹ                         

Sáng một v ..... trên s .....

Nơi cà nhà tiễn ch .....

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi :

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân

Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội  

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 4 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1

Video liên quan

Chủ Đề