Vợ trịnh xuân thanh là ai

Sáng 3/2, sau sáu ngày xét xử, ông Trịnh Xuân Thanh [cựu chủ tịch HĐQT PVC] cùng bảy bị cáo trong vụ án Tham ô tài sản [điều 278 Bộ luật Hình sự 2015] xảy ra tại Công ty Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam [PVP Land] được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghỉ nghị án.

Là người đầu tiên trình bày, bị cáo Đào Duy Phong [cựu chủ tịch HĐQT PVP Land] khẳng định giữ nguyên quan điểm về việc không có hành vi tham ô như cáo buộc. "Suốt 8 năm nay từ những lời khai đầu tiên cho tới phiên tòa này, lời khai bị cáo là hoàn toàn chính xác, trước sau như một", ông nói.

Dù vậy, nếu bị kết tội, ông Phong được tòa cho hưởng chính sách khoan hồng vì phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, ăn năn hối cải, lại đang bị bệnh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN

Còn ông Trịnh Xuân Thanh nóinhiều đêm mất ngủ nhớ vợ con bạn bè, nhưng ít khi rơi nước mắt. "Bị cáo không muốn nói nhiều nữa không lại thành quanh co…", ông Thanh nói và cám ơn tất cả những người đã quan tâm tới mình

Trình bày năm ngoái bị thấp khớp rất nặng, có thể bị đột quỵ, đột tử, ông Thanh tiếp tục bày tỏ mong muốn được gần vợ con sau khi kết thúc vụ án, "nếu có chết thì chết trong vòng tay" gia đình.

Khi nói lời sau cùng, cựu tổng giám đốc PVP Land Nguyễn Ngọc Sinh đã gửi lời xin lỗi tới các cổ đông ở PVN, gia đình và cả cơ quan công an. Ông nói nhận thức được sai phạm và đã khắc phục hậu quả.

Như ông Sinh, bị cáoĐinh Mạnh Thắng [em trai ông Đinh La Thăng] nói rằng đãnhận thức được hành vi phạm tội. Suốt quá trình điều tra, xét xử, ông thành khẩn khao báo những tình tiết liên quan vụ án. Với hành vi bị cáo buộc, ông Thắng trình bày chỉ là "vô tình kết nối tạo cuộc gặp gỡ, chứ thực sự không biết về việc mua bán cổ phần". Ông mong HĐXX xem xét thấu đáo để có phán xử công tâm, thấu tình đạt lý, mức án thấp để có thời gian về với gia đình, xã hội.

Bà Thái Kiều Hương [cựu phó tổng giám đốc công ty Vietsan] nói ngắn gọn rằng: "Hôm nay thấy cái giá phải trả rất lớn". Bà Hương đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi để xem xét công minh.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa [cựu kế toán trưởng công ty 1/5] chỉ nói một câu: "Bị cáo đã cung cấp hết những dữ liệu trong khả năng có thể, không xin khoan hồng chỉ xin công bằng"...

Sau 20 phút với phần trình bày của bảy bị cáo, chủ tọa thông báo 9h thứ hai [ngày 5/2], HĐXX sẽ tuyên án.

* Vụ án tham ô xảy ra tại PVP Land

Đồ họa: Tiến Thành

Theo cáo trạng, ngày 27/3/2010, nhóm năm cổ đông sáng lập Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương thống nhất ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu tại dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp Nam Đàn Plaza ở đường Phạm Hùng [Hà Nội] cho Lê Hòa Bình [Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5] với giá là 20.756,34 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2.

Trong khi bốn cổ đông thực hiện việc chuyển nhượng với giá trên, thì cổ đông còn lại cũng là đơn vị sở hữu nhiều cổ phần nhất [50,5%] là PVP Land lại chỉ bán với giá 13.578 đồng/cổ phần, tương đương 34 triệu đồng/m2. Tổng giá trị hợp đồng hơn 191 tỷ đồng, giảm 87 tỷ so với giá tại hợp đồng đặt cọc và khoản này được xác định là thiệt hại của PVP Land.

Nhà chức trách xác định việc chuyển nhượng giá thấp nhằm lấy tiền chênh lệch chia nhau giữa các bị cáo, tổng cộng 49 tỷ đồng. Cụ thể, ông Thanh bị cáo buộc tham ô 14 tỷ đồng, ông Thắng: 5 tỷ; ông Phong: 8 tỷ; ông Sinh: 2 tỷ; ông Hùng: 20 tỷ.

Viện kiểm sát xác định toàn bộ hơn 12 triệu cổ phần mà PVP Land sở hữu tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương thuộc phần góp vốn của nhà nước, bởi PVC là doanh nghiệp có gần 89% vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam [PVN].

Bảo Hà

BERLIN, Đức [NV] – Vợ ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đình Duy, cựu tổng giám đốc tổng công ty xơ sợi Đình Vũ [PVTex], ra tòa thượng thẩm tại thủ đô Berlin hôm 7 Tháng Năm, làm nhân chứng trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cả bà Trần Dương Nga và ông Vũ Đình Duy làm nhân chứng trong vụ tòa án thượng thẩm Đức xử Nguyễn Hải Long, chủ một công ty dịch vụ chuyển tiền tại Praha, Cộng Hòa Czech, về tội làm gián điệp và tiếp tay bắt cóc Trịnh Xuân Thanh buổi sáng ngày 23 Tháng Bảy, 2017, tại công viên Tiergarten, thủ đô Berlin cùng với “đào cũ” của ông ta.

Bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã chạy sang Đức khoảng thời gian ông trốn khỏi Việt Nam ra tòa làm nhân chứng là dễ hiểu. Nhưng sự xuất hiện bất ngờ của ông Vũ Đình Duy, nguyên là tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hóa Dầu và Xơ Sợi Dầu Khí [PVTex], trốn khỏi Việt Nam hồi Tháng Mười năm ngoái, hiển nhiên gây kinh ngạc không ít.

Ông Vũ Đình Duy, 42 tuổi, hiện đã bị nhà cầm quyền Việt Nam truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế…” và bị truy nã khắp nơi. Công ty PVTex là một công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam [Petro Vietnam], thua lỗ chỏng chơ, số tiền đầu tư 7,000 tỉ đồng giờ chỉ như đống sắt vụn.

Theo tường thuật phiên xử ngày 7 Tháng Năm, 2018, của BBC và Thời Báo bên Đức, bà Trần Dương Nga, 49 tuổi, vợ ông Trịnh Xuân Thanh, khai tại tòa rằng vợ chồng bà đã bàn tính chuyện trốn chạy khỏi Việt Nam từ năm 2016 khi thấy chồng bà “đang có chuyện.”

Ông Vũ Đình Duy lúc còn là phó bí thư Đảng Ủy, tổng giám đốc PVTEX. [Hình: PVTEX]

“Chuyện,” có nghĩa là những chuyện lình xình khởi đầu từ cái xe riêng mang bảng số “xe công” Trịnh Xuân Thanh sử dụng khi làm phó chủ tịch Hậu Giang dẫn đến bới móc những chuyện khác trước đó tại tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí [PVC] khi ông ta làm chủ tịch hội đồng thành viên.

“Chúng tôi bàn với nhau tôi đi trước cùng các con, chồng tôi sẽ đi sau. Chúng tôi không muốn ai biết là chúng tôi ra đi.” BBC dẫn lời bà Nga khai tại tòa. Bởi vậy, bà Nga đã sang Đức từ Tháng Bảy, năm 2016, lấy cớ đi chữa bệnh. Rồi sau đó quay lại Việt Nam và trở lại Đức cùng với 3 người con khoảng cuối Tháng Tám, năm 2016.

Tại phiên tòa, bà Nga kể lại mấy ngày trước khi chồng bà bị bắt cóc, bà chở ông Thanh đến “trại tị nạn” [hay Sở Ngoại Kiều] để được phỏng vấn. Đến “sáng ngày 23 Tháng Bảy, 2017, khoảng 9:30 phút sáng, chồng tôi gọi điện nói chuyện với tôi vài phút. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau.”

Bà kể tiếp là con gái bà 5 tuổi nói chuyện với bố. Bà “đứng ở gần đó nhưng không nghe chồng tôi nói chuyện gì với con tôi cả.”

Đó là lần cuối cùng bà và con gái nói chuyện điện thoại với ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày hôm sau, 24 Tháng Bảy, 2017, lời bà Nga khai tại tòa trên BBC: “Luật sư và phiên dịch đến giờ hẹn [phỏng vấn xin định cư tị nạn] rồi mà không thấy chồng tôi đến. Chúng tôi [gồm cả luật sư, phiên dịch và tôi] đều không biết là anh ấy đang ở đâu, chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại nhưng không thấy trả lời. Điện thoại của chồng tôi có đổ chuông nhưng mà không có người bốc máy. Tới 5 giờ chiều tôi sốt ruột thì đến gặp luật sư là bà Schalagenhauf. Và đến khoảng chiều Thứ Ba ngày 25 Tháng Bảy, 2017, thì đó là lần đầu tiên tôi được biết tin về chồng tôi bị mất tích.”

Cũng xuất hiện tại phiên tòa ngày 7 Tháng Năm, 2018, theo tờ thoibao.de, người ta thấy ông Vũ Đình Duy. Ông Duy khai đã trốn đến Đức từ Tháng Mười, năm 2017, tức sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn và cá nhân ông cũng có thể sắp bị bắt. Ông khai là em họ của Trịnh Xuân Thanh và cả hai “biết nhau từ bé.” Sau khi trốn tới nước Đức, ông Duy khai ông gặp lại Trịnh Xuân Thanh tại đây.

Tại tòa, ông Duy khai đã cùng với bạn gái từng sang Praha gặp “bạn thân” là Đào Quốc Oai, một nhân vật là cậu của Nguyễn Hải Long và cũng dính líu trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông kể rằng ông Oai đã hỏi dò về thông tin của Trịnh Xuân Thanh và ông nói thác rằng Trịnh Xuân Thanh “không sống ở Đức mà là ở Anh và thông báo cũng chưa gặp Thanh tại Châu Âu.”

“Sau khi từ Praha về lại Berlin, tôi có gặp Thanh và tường thuật lại những điều anh Oai hỏi, tôi thấy anh ấy luôn bất an, vì đang trong tâm thế của người trốn chạy.” Lời ông Duy tại phiên xử Nguyễn Hải Long được thuật lại trên thoibao.de.

Cá nhân ông Vũ Đình Duy có “bất an” hay không, ông có ở trong “tâm thế của người trốn chạy” hay không, chắc nhiều người muốn biết. [TN]

Năng suất lao động của người Việt thấp hơn cả Cambodia

Video liên quan

Chủ Đề