Vùng bán niêm mạc là gì

  1. Trang chủ
  2. Tìm hiểu về cơ sở vật chất và dịch vụ
  3. Centre of Excellence
  4. Sức khỏe tiêu hóa
  5. Rối loạn đường tiêu hóa trên [Thực quản và Dạ dày]

Rối loạn đường tiêu hóa trên [Thực quản và Dạ dày]

  • Các bệnh thường gặp ảnh hưởng đến thực quản và dạ dày

    Đường tiêu hóa [GI] trên bao gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non – tá tràng.

    Các bệnh thường gặp ảnh hưởng đến đường GI trên bao gồm khó tiêu, loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày, ung thư, bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] hoặc ợ nóng, và thường sẽ đòi hỏi phải được chăm sóc lâm sàng kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng. Tìm hiểu thêm về các bệnh này, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị có sẵn.

  • Khó tiêu

    Khó tiêu là cảm giác khó chịu hoặc đau ở vùng bụng trên, thường là do dạ dày và một phần của ruột non hoạt động bất thường. Nhìn chung, cứ khoảng 4 người trưởng thành thì có 1 người gặp phải tình trạng khó tiêu. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

    • Thói quen ăn uống không đúng cách như nhai không kỹ
    • Ăn thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ, trái cây họ cam quýt, dùng cafein, bia rượu hoặc thuốc lá
    • Một số rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, nhiễm khuẩn H.pylori hoặc GERD
    • Căng thẳng hoặc lo âu quá mức
    • Dùng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid [NSAID]

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các triệu chứng khó tiêu có thể xảy ra ngay sau khi ăn, và có thể thoáng qua. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

    • Ợ thường xuyên
    • Buồn nôn
    • Sưng bụng
    • Đau vùng bụng trên
    • Cảm thấy đầy bụng dù ăn rất ít
    • Chướng bụng


    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm sau đây để xác định chứng khó tiêu:

    • Xét nghiệm máu ẩn trong phân
    • Nội soi
    • Xét nghiệm máu
    • Chụp X-quang
    • Siêu âm
    • Chụp CT


    Phương pháp điều trị

    Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, có thể bao gồm thuốc kháng axít, kháng sinh, chất ức chế bơm proton [PPI] hoặc thuốc chẹn thụ thể H2. Thông thường, bạn có thể được đề nghị thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD]

    GERD, thường được gọi là ợ nóng hoặc bệnh trào ngược axít, xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới [nhóm cơ ở dưới cùng của thực quản] hoạt động kém, khiến cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Tình trạng này dần dần sẽ gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản.

    Các nguyên nhân gây GERD có thể bao gồm cơ thực quản suy yếu, thoát vị khe thực quản hoặc giãn cơ tự phát thường xuyên bất thường. Các yếu tố liên quan đến lối sinh hoạt như căng thẳng, hút thuốc, sử dụng bia rượu, ăn thức ăn cay hoặc các rối loạn tiêu hóa khác như loét dạ dày-tá tràng có thể gây GERD.

    GERD ảnh hưởng đến khoảng 15% tổng dân số, và là bệnh không nên bỏ qua vì các biến chứng bệnh lý nặng có thể phát sinh nếu không được điều trị kịp thời.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

    • Cảm giác nóng rát ở dạ dày hoặc gần vùng ngực
    • Đau ngực
    • Vị chua hoặc đắng trong miệng [chứng trào ngược axít]
    • Khó tiêu
    • Buồn nôn
    • Cảm giác vướng nghẹn ở họng
    • Đau và khó nuốt
    • Chướng bụng
    • Ho hoặc đau họng kéo dài
    • Khàn tiếng

    Nếu không được điều trị kịp thời, GERD có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa nặng hơn như

    • Bệnh Barrett thực quản do chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
    • Viêm dây thanh
    • Tổn thương phổi bao gồm xơ hóa phổi và giãn phế quản
    • Hẹp [tắc nghẽn] thực quản gây ra bởi các mô sẹo hình thành do loét tái phát nhiều lần
    • Loét thực quản gây ra bởi tình trạng nóng rát do axít dạ dày


    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Bạn có thể được khuyến nghị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như nội soi.

    Phương pháp điều trị

    Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, có thể bao gồm thuốc kháng axít, chất ức chế bơm proton [PPI] hoặc thuốc chẹn thụ thể H2. Bạn có thể được đề nghị thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.

  • Viêm dạ dày

    Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể là bệnh cấp tính, với những cơn đau nặng kéo dài trong một vài ngày, hoặc có thể là bệnh mạn tính, đi kèm với các triệu chứng buồn nôn và chán ăn trong thời gian dài. Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nặng.

    Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm dạ dày, bao gồm:

    • Sau phẫu thuật, nóng rát hoặc tổn thương do chấn thương
    • Dùng quá nhiều bia rượu
    • Nhiễm trùng do Helicobacter pylori [H. pylori], một loại vi khuẩn được tìm thấy trên niêm mạc dạ dày, có khả năng làm suy yếu lớp màng bảo vệ và do đó dẫn đến tình trạng dịch tiêu hóa tiếp xúc với niêm mạc dạ dày

    • Dùng thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAID] như aspirin và ibuprofen trong thời gian dài
    • Căng thẳng và nôn mạn tính [quan sát thấy trong các trường hợp mắc chứng ăn - ói]


    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Trong phần lớn các trường hợp, viêm dạ dày có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm dạ dày bao gồm:

    • Phân đen do lẫn máu
    • Cảm giác nóng rát ở bụng trên
    • Nấc cụt
    • Chán ăn
    • Buồn nôn và khó tiêu
    • Đau bụng trên
    • Nôn
    • Sụt cân


    Phương pháp điều trị

    Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, có thể bao gồm thuốc kháng axít, chất ức chế bơm proton [PPI] hoặc thuốc chẹn thụ thể H2. Thông thường, bạn có thể được đề nghị thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.

  • Ung thư dạ dày

    Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các mô trong dạ dày. Ung thư dạ dày thường bắt đầu từ các tế bào nằm trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Ung thư có thể tạo thành u hoặc vết loét trong dạ dày hoặc lan rộng qua thành dạ dày.

    Những người mắc ung thư dạ dày thường bị nhiễm H. pylori [một loại vi khuẩn], nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn này trong dạ dày cũng sẽ bị ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày phổ biến ở khu vực Đông Á hơn ở các nước phương Tây.

    Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn:

    • Trên 50 tuổi

    • Tiêu thụ nhiều thực phẩm hun khói, cá thịt muối và thực phẩm muối chua — ăn trái cây và rau quả giàu vitamin A và C làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày
    • Có thành viên trong gia đình mắc ung thư dạ dày
    • Mắc một loại bệnh thiếu máu đồng nghĩa với việc bạn không thể hấp thụ đủ vitamin B12 [thiếu máu ác tính]
    • Bị viêm dạ dày trong một thời gian dài [viêm dạ dày mạn tính]
    • Hút thuốc lá


    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng. Khi ung thư phát triển, các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

    • Đau bụng mạn tính
    • Chán ăn
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân

    Các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đau dạ dày [khó tiêu], bao gồm trào ngược axít hoặc viêm dạ dày. Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư dạ dày bao gồm:

    • Thiếu máu
    • Đại tiện phân đen, là dấu hiệu của xuất huyết
    • Nôn


    Phương pháp điều trị

    Phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

    • Phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, hoặc để giảm các biến chứng từ u nếu bệnh ở giai đoạn cuối
    • Hóa trị, đôi khi được kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật, hoặc để giảm triệu chứng nếu bạn không thể phẫu thuật
    • Xạ trị [tia X năng lượng cao], đôi khi được kết hợp với hóa trị, để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật
    • Liệu pháp nhắm đích để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư

    • Tham khảo:
    • //www.bmj.com/content/334/7583/41
    • //aboutgimotility.org/disorders-of-the-stomach/functional-dyspepsia.html
    • Locke GR. "The epidemiology of functional gastrointestinal disorders in North America." Gastroenterol Clin North Am 1996;25[1]:1-19.

  • Find
    a Doctor
  • Make an
    Appointment
  • Search
    Conditions
  • Locations
  • Contact

Chủ Đề