Xã văn khê huyện mê linh hà nội

Theo Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê Đặng Văn Cường, để người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, cả hệ thống chính trị xã Văn Khê đã và đang vào cuộc quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

Với tinh thần gần dân, sát dân, các đồng chí Thường trực Đảng ủy xã thường xuyên xuống cơ sở, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Những ý kiến vượt thẩm quyền, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) xã phối với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh tổng hợp báo cáo Huyện ủy, UBND huyện Mê Linh xin ý kiến Thành phố, trên tinh thần đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân theo quy định của pháp luật.

Xã văn khê huyện mê linh hà nội
Đồng chí Đặng Văn Cường - Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê trao đổi, động viên người dân thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND xã thường xuyên gặp gỡ các đảng viên cao niên, người cao tuổi, người có uy tín ở Chi bộ, khu dân cư (nhất là các nguyên cán bộ công an, quân đội, nguyên lãnh đạo xã đã nghỉ hưu) để lắng nghe, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời tranh thủ ý kiến tâm huyết, quý báu trong quá triển khai thực hiện Dự án.

Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tham mưu UBND huyện triển khai xây dựng khu tái định cư đảm bảo đồng bộ, hiện đại, theo đúng phương châm chỉ đạo của Trung ương và Thành phố "nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ". Theo đó, hàng chục cuộc họp, đối thoại giữa người đứng đầu huyện, xã và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan với cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được triển khai để thống nhất vị trí khu tái định cư.

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức cho biết: Khi triển khai, huyện đã giới thiệu tất cả các vị trí có thể tái định cư trên địa bàn xã để người dân biết và bỏ phiếu lựa chọn, tinh thần rất dân chủ, minh bạch. Huyện đầu tư hạ tầng đồng bộ, khang trang, hiện đại để các hộ chuyển về khu tái định cư được sớm an cư. Sau khi thống nhất được vị trí, huyện bắt tay lập quy hoạch, tổ chức trình chiếu phối cảnh 3D mô hình Dự án khu tái định cư công khai đến bà con.

"Không chỉ dừng lại ở khu tái định cư mà như một khu đô thị thu nhỏ, khu tái định cư thôn Khê Ngoại được kết nối với các tuyến đường chính như: Đê Trung ương, đường 48m, đường Mê Linh, công viên văn hóa thể thao huyện Mê Linh... Các tuyến đường quy hoạch rộng 13 - 15m; hạ tầng điện, nước, công viên cây xanh, bãi đỗ xe, cáp ngầm, hệ thống xử lý nước thải tập trung... rất đồng bộ và hiện đại" - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức thông tin.

Lan tỏa sự đồng thuận

Toàn thôn Khê Ngoại 2, xã Văn Khê có đến 199 hộ dân có đất ở, nhà và tài sản gắn liền với đất rơi vào chỉ giới đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với diện tích 3,67ha. Trong đó có 140 hộ đủ điều kiện tái định cư với diện tích 2,14ha.

Bí thư Chi bộ thôn Khê Ngoại 2 Nguyễn Văn Thanh cho biết, lúc đầu khi nhận được thông tin phải di dời, tái định cư ở nơi khác, nhiều hộ dân tâm tư bởi đã gắn bó, sinh sống nhiều đời ở khu vực này. Tuy nhiên, sau khi được lãnh đạo huyện, xã về gặp gỡ, tuyên truyền; cùng với sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nên người dân cơ bản đồng thuận. Bên cạnh đó, huyện bố trí khu tái định cư ở vị trí đẹp cũng giúp cho người dân phấn khởi, tin tưởng.

Xã văn khê huyện mê linh hà nội
Phối cảnh Dự án khu tái định cư thôn Khê Ngoại 2, xã Văn Khê.

Gia đình ông Đinh Bá Độ (thôn Khê Ngoại 2) có 248m2 đất ở vào chỉ giới tuyến đường đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Sinh sống nhiều đời trên mảnh đất này nên ông và người thân không khỏi luyến tiếc. Song được các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động và thấy được ý nghĩa đặc biệt của Dự án, đồng thời được Nhà nước quan tâm đền bủ thỏa đáng nên tất cả thành viên trong gia đình ông đều rất đồng thuận, sẵn sàng di dời, bàn giao mặt bằng cho Nhà nước.

Gia đình cụ Đinh Thị Tùy (sinh năm 1930, thôn Khê Ngoại 3, xã Văn Khê) có 360m2 đất ruộng thu hồi thực hiện Dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4. Bà Đinh Thị Thắm (con gái của cụ Tùy) cho biết: Ruộng của gia đình trước đây chuyên trồng hoa hồng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Mất đất gia đình cũng rất tiếc, song, ủng hộ chủ trương chung, vì lợi ích quốc gia, gia đình vẫn đồng thuận nhận tiền, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Còn gia đình ông Nguyễn Ngọc Dương (thôn Khê Ngoại 4, xã Văn Khê) có gần 300m2 đất ruộng nằm trong diện hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Sớm biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án nên khi địa phương triển khai giải phóng mặt bằng, tất cả các thành viên trong gia đình ông đều đồng thuận. Lần chi trả đợt 3 vừa qua, gia đình ông Dương đã bàn giao mặt bằng, vui vẻ nhận số tiền 240 triệu đồng do Nhà nước đền bù, hỗ trợ.

"Chủ trương của Thành phố, của huyện chúng tôi đồng tình, ủng hộ và mong muốn Dự án được triển khai nhanh chóng, thuận lợi, đúng tiến độ để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương" - ông Dương chia sẻ.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn qua huyện Mê Linh có chiều dài 11,2 km. Trong đó, riêng tại xã Văn Khê có chiều dài gần 5km, đi qua các thôn Khê Ngoại 1, 2, 3, 4, thực hiện giải phóng mặt bằng diện tích khoảng 50ha.

Dự án hoàn thành không chỉ giúp Hà Nội hoàn thiện hệ thống giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trong nội thành, mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, Vùng Thủ đô và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển hạ tầng, kết nối giao thông giữa huyện Mê Linh với các quận, huyện, thị xã của Hà Nội và các tỉnh như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân của huyện Mê Linh nói chung và xã Văn Khê nói riêng.

Mê Linh thuộc Hà Nội khi nào?

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Như vậy, huyện Mê Linh có 2 thị trấn và 16 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Huyện Mê Linh thành phố Hà Nội có bao nhiêu xã?

Mê Linh có có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 16 xã: Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Vạn Yên, Tam Đồng, Mê Linh, Văn Khê, Tráng Việt, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Liên Mạc, Tiền Phong, Tự Lập và thị trấn Quang Minh, thị trấn Chi Đông.

Huyện Mê Linh rộng bao nhiêu?

Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm cho biết, huyện nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên trên 14 nghìn ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã (16 xã, 2 thị trấn),dân số của huyện trên 25 vạn người.

Mê Linh gần đâu?

Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp huyện Đan Phương, thành phố Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Huyện Mê Linh có diện tích tự nhiên 14.246 ha, dân số xấp xỉ 226.800 người, có 18 đơn vị hành chính (16 xã và 2 thị trấn).