Hiện tượng sét đánh xảy ra khi nào năm 2024

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống. Những trận mưa dông, những đám mây đen u ám trên bầu trời kéo theo những luồng điện cực đại phóng các tia chớp giữa các đám mây luôn chờ nơi phù hợp để tạo bệ phóng xuống mặt đất mà con người đang sinh sống. Đó chính là sấm sét.

Sấm sét là gì?

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.

Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.

Khi tia chớp lóe lên, theo sau 1 khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.

Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

Hiện tượng sét đánh xảy ra khi nào năm 2024
Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét?

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Khi gặp mưa giông, sấm sét, việc xử lý kịp thời và đúng cách có thể tránh được rủi ro không đáng có, giảm thiểu mất mát về người cũng như thiệt hại về vật chất.

Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á

Khi trời mưa giông, thường hay xảy ra hiện tượng sấm chớp và sét. Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.

Hơn thế, khi phóng điện, tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h và ảnh hưởng trong vòng 8km với nhiệt độ lên đến 27.700 độ C (nóng hơn 5 lần bề mặt của Mặt Trời), gây chết người hoặc bị thương hay hư hại tài sản... Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 250.000 người bị sét đánh và hàng chục nghìn người trong số đó thiệt mạng. Những người sống sót cũng bị tổn thương sức khỏe nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn giông mùa hè. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm.

Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng núi, tuy sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.

Hằng năm, gần như tỉnh nào ở Việt Nam cũng có nhiều người thiệt mạng vì bị sét đánh. Gần đây nhất, ngày 22/5/2019, một phụ nữ ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã bị sét đánh thiệt mạng.

Sét có thể gây thương tích cho con người theo các cách đánh thẳng vào vị trí nạn nhân từ trên đám mây xuống; khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật (gọi là sét đánh tạt ngang), khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh, khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm (sét lan truyền trên mặt đất)…

Sét đánh thường gây tổn thương rất nặng cho các cơ quan trong cơ thể như tim, da và cơ gân, hệ thần kinh. Những người bị sét đánh thường bị các tổn thương vĩnh viễn ở não, điếc hay mù nếu chậm được phát hiện và cấp cứu tại chỗ, trường hợp nặng có thể tử vong. Có khoảng 30% nạn nhân sét đánh bị tử vong do tim ngừng đập.

Cách phòng, tránh

Sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên nên không có vị trí an toàn tuyệt đối để tránh sét. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khuyến cáo, việc chủ động tìm nơi an toàn, đề phòng tránh sét khi gặp trời mưa giông, nhất là trong mùa mưa bão, có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh và tránh được những tổn thương về sức khỏe.

- Điều đầu tiên để phòng chống bị sét đánh, tất cả người dân cần chủ động nắm rõ thông tin thời tiết.

- Khi trời sắp xảy ra giông (mây đen, không khí lạnh, gió) cần vào nhà trú mưa. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Bởi vậy nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là một mét.

- Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; cũng không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên rất nguy hiểm.

Trong trường hợp đang ở vùng đất trống nên chụm hai chân, cúi người sát mặt đất (nhưng không chạm hay nằm xuống đất) với hai tay bịt tai… Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh. Không đứng thành nhóm người gần nhau.

Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hỏa, ôtô... nếu không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ôtô, tàu thủy để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

- Đối với nhà ở cao tầng, khi thiết kế xây dựng phải có cột thu lôi.

- Ở những vùng nông thôn, đồi núi, biện pháp phòng chống sét lâu dài là trồng nhiều cây xanh. Thực tế cho thấy khi trồng nhiều cây xanh phủ trên diện tích rộng, số lần sét đánh giảm hẳn. Tuy nhiên, không được trồng cây quá cao sát nhà...

Cách sơ cứu nạn nhân bị sét đánh

Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở, cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.

- Đặt nạn nhân nằm ngửa.

- Tiến hành hồi sức hô hấp miệng-miệng: Lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu. Sau đó ngậm kín miệng của nạn nhân, thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Xác định 1/3 dưới xương ức. Đặt hai tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.

- Luân phiên thổi ngạt-ép tim như vậy với tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.

- Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ.

Khí nào sinh ra khí có sấm sét?

Khi phóng điện, cường độ dòng điện của tia chớp, sét lên đến 300.000 ampe, điện thế 126 triệu vôn nên không khí nơi luồng điện này đi qua bị đốt nóng cực nhanh đến trên 15.000 o C khiến chúng giãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ, đó là sấm.

Khí đang ở nhà mà xảy ra giông sét em nên làm gì?

- Khi có hiện tượng xảy ra dông sét nên về nhà ngay. - Nơi tránh sét an toàn là toà nhà, công sở có lắp đặt hệ thống chống sét. Nhưng cần đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện. Tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước.

Nếu đang đi trên đường bất ngờ dông sét xảy ra em nên làm thế nào?

Khi đi đường gặp dông sét cần tìm ngay chỗ tránh mưa an toàn, khô ráo. Tốt nhất là tòa nhà lớn (có hệ thống dây điện, ống nước… trực tiếp hấp thụ điện tích của sét). - Khi nguy cấp (cảm thấy mái tóc dựng đứng là rất dễ bị sét đánh.

Sấm và sét cái gì xảy ra trước?

Bởi vì tia sét là sự di chuyển của các hạt mang điện (electron và ion) dưới dạng dòng plasma phát sáng nhưng hình ảnh của sét truyền đi bằng ánh sáng hay photon nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng sấm, vì tiếng động chỉ truyền đi được 343 m/s trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng thì đi được ...