10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Giờ đây, chúng tôi tự hào giới thiệu kết quả của dự án so sánh các dịch vụ lưu trữ toàn diện nhất từng được tiến hành. Một số nhà lưu trữ mà chúng tôi đặt cược vào rốt cuộc lại hoạt động kém hiệu quả, trong khi những nhà lưu trữ khác vượt xa mong đợi của chúng tôi.

Show
  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Các mức giá rẻ nhất thị trường cho các gói dài hạn
    • Sử dụng công nghệ LiteSpeed cho tốc độ hàng đầu
    • Trải nghiệm người dùng đơn giản với bảng điều khiển độc quyền
    • Hỗ trợ WordPress và hàng trăm CMS khác

    Sau khi kiểm tra Hostinger kỹ lưỡng, tôi vui khi thấy rằng mặc dù công ty này có hoạt động tiếp thị hung hãn (thậm chí là thư rác), nhưng bản thân dịch vụ lưu trữ lại thực sự hiệu quả. Thành thật mà nói – với các mức giá thấp như vậy, tôi đã không hề mong đợi kết quả kiểm tra hiệu suất lại xuất sắc đến thế.

    Ý tôi là gì khi nói nó xuất sắc? Ừm, thử nghiệm của chúng tôi cho thấy ngay cả trên gói cơ bản của Hostinger, gói gần như chẳng tốn kém gì nếu bạn đăng ký dài hạn, các tốc độ tải hầu như ngang bằng với tốc độ của các dịch vụ đắt tiền hơn nhiều như Liquid Web và Kinsta.

    Nếu bạn muốn lưu trữ bất cứ thứ gì từ blog cá nhân cho đến một trang kinh doanh và đưa website của mình trực tuyến nhanh nhất và rẻ nhất có thể, bạn thực sự không thể sai đi đâu được với Hostinger. Trước khi đăng ký, hãy truy cập trang phiếu giảm giá Hostinger của chúng tôi để xem các ưu đãi tốt nhất hiện có.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Dịch vụ lưu trữ được quản lý tốt nhất cho nhiều nền tảng, từ WordPress đến Magento
    • Các bảng điều khiển được xây dựng tùy chỉnh, hợp lý để mang đến hiệu quả tối đa
    • Các tốc độ toàn cầu xuất sắc, với nhiều vị trí có sẵn
    • Tự động sao lưu toàn bộ website vào một máy chủ từ xa

    Tuy Hostinger là một giải pháp tiết kiệm chi phí tuyệt vời, nhưng bạn sẽ phải tự thực hiện các tối ưu hóa và tái cấu hình riêng để tận dụng nó tối đa. Giải pháp thay thế là lưu trữ được quản lý, và Liquid Web cung cấp chỉ dịch vụ đó. Việc có một chuyên gia thực thụ làm công việc khó khăn thay cho bạn sẽ tốn kém hơn, nhưng nó là cách dễ nhất, an toàn nhất và không phải lo lắng nhất để lưu trữ một website.

    Dịch vụ được quản lý của Liquid Web hỗ trợ nhiều nền tảng, với các cấu hình và cụm máy chủ cụ thể cho phép mỗi nền tảng đạt được hiệu suất cao nhất. Nếu bạn không rõ điều đó có nghĩa là gì, đừng lo – Liquid Web sẽ chăm sóc mọi thứ cho bạn. Với các tốc độ cao và tính ổn định gia tăng được đảm bảo, việc duy nhất bạn cần làm là xây dựng website của mình.

    Vậy tại sao nó lại là #2? Vì nó là một dịch vụ được quản lý nên nó đắt hơn nhiều so với Hostinger. Tuy nhiên, nó hiện là một trong số các tùy chọn được quản lý rẻ hơn mà bạn chắc chắn nên cân nhắc.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Lựa chọn tốt nhất về dịch vụ lưu trữ linh hoạt trên cơ sở hàng tháng
    • Các trung tâm dữ liệu trên cả hai bờ nước Mỹ cho phép bạn phục vụ nhanh chóng các đối tượng khách hàng ở Mỹ
    • Gói cơ bản duy nhất cho phép bạn xây dựng các website không giới hạn trên các miền khác nhau
    • Nhiều giao thức bảo mật được bao gồm, kể cả trình quét phần mềm độc hại

    Nếu đối tượng mục tiêu của bạn chủ yếu là ở Mỹ hoặc Canada, InterServer có thể là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Khi kiểm tra các trung tâm dữ liệu tại Hoa Kỳ của nó, chúng tôi nhận thấy các tốc độ tải trên khắp Bắc Mỹ là rất tốt. Ngay cả ở nhiều quốc gia Tây Âu, tốc độ vẫn ở mức chấp nhận được – nhưng hãy nhớ rằng khách truy cập từ những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, có thể phải đợi lâu hơn để website của bạn tải.

    Tuy nhiên, InterServer còn có những điều khác để bạn thích. Cá nhân tôi thì thích việc chỉ có một gói chia sẻ, và trên thực t, nó không giới hạn. Bạn nhận được sự phân bổ hào phóng về không gian máy chủ cũng như băng thông, và InterServer thậm chí không giới hạn số lượng miền bạn có thể kết nối tới dịch vụ. Điều này đưa nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn xây dựng nhiều website nhỏ.

    Việc các mức giá hàng tháng của InterServer thuộc hàng rẻ nhất thị trường cũng không ảnh hưởng gì. Hãy xem qua trang phiếu giảm giá InterServer của chúng tôi để tiết kiệm thêm.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Các tốc độ nhanh, nhất quán nhất trong thử nghiệm của chúng tôi
    • Bảng điều khiển dễ sử dụng, ít rắc rối nhất
    • 23 vị trí trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới được xây dựng dựa trên Google Cloud Platform
    • Được thiết kế đặc biệt cho lưu trữ WordPress

    Nếu giá cả không phải là vấn đề thì Kinsta sẽ chắc chắn đứng #1 trong danh sách này. Có quá nhiều điều để yêu thích về dịch vụ này, từ bảng điều khiển phong cách và siêu dễ sử dụng cho đến các tốc độ phi thường mà chúng tôi chứng kiến mỗi khi thử nghiệm nó.

    Nó là một dịch vụ được quản lý hoàn toàn giống như Liquid Web, nhưng có một vài điểm khác biệt chính. Nó chỉ hỗ trợ WordPress, đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của nó sẵn sàng hơn nhiều (phản hồi trong vòng chưa đầy một phút, 24/7) và hiệu suất thậm chí còn tốt hơn.

    Tôi cũng xin chia sẻ một chút bí mật nội bộ. Kinsta thực sự không quan tâm nhiều đến các giao dịch liên kết, quảng cáo hay bất cứ thứ gì mà các công ty lưu trữ như Hostinger dành rất nhiều thời gian và tiền bạc cho chúng. Rõ ràng là họ tập trung vào một thứ và chỉ duy nhất một thứ – cung cấp sản phẩm tốt nhất có thể.

    Vậy còn những điều gì tôi không thích? Đầu tiên, không có lưu trữ email. Thứ hai là giá thành. Nó thậm chí còn đắt hơn cả Liquid Web (vốn đã không hề rẻ), nhưng nếu ngân sách của bạn cho phép, Kinsta chắc chắn nên là lựa chọn của bạn.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Hỗ trợ tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy đối với lưu trữ chia sẻ
    • Các nhân viên hỗ trợ tận tâm và được đào tạo bài bản luôn vượt xa mong đợi
    • Giá hời và miền miễn phí với các gói dài hạn
    • Lưu trữ xanh, có ý thức về môi trường, đầu tư vào năng lượng tái tạo

    Bạn đã đến #5 trong danh sách của chúng tôi. Mặc dù tất cả mọi nhà lưu trữ trong danh sách này đều tuyệt vời và đáng để bạn xem xét, nhưng trong chốc lát nữa đây, tôi sẽ đề cập đến những khuyết điểm. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ đều có những thế mạnh riêng của chúng, và GreenGeeks cũng không ngoại lệ.

    Chúng tôi yêu thích GreenGeeks vì nhiều lý do, từ nhiều trung tâm dữ liệu cung cấp tốc độ nhanh đáng kinh ngạc đến các tính năng cPanel mạnh mẽ được bao gồm trong mọi gói. Chưa hết, phần tốt nhất của GreenGeeks là nằm ở trải nghiệm hỗ trợ.

    Ngay cả những nhà lưu trữ lớn như InterServer và Liquid Web cũng phải vất vả để duy trì một dịch vụ hỗ trợ trực tiếp chuyên nghiệp 24/7. Đội ngũ của GreenGeeks làm tốt hơn tất cả họ, và thật sự là một niềm vui khi được làm việc với họ. Họ rất biết mình đang làm gì, vượt xa những gì được mong đợi khi đưa ra sự trợ giúp, và đó luôn là những cuộc trò chuyện trực tiếp thoải mái.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Tùy chọn có giá thấp tốt nhất về tính năng và hiệu suất
    • Thời gian tải nhanh hơn hầu hết nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chia sẻ
    • Nhiều tùy chọn nâng cấp, từ các gói chia sẻ nâng cao đến VPS mạnh mẽ
    • Hoàn tiền theo tỷ lệ bất kỳ lúc nào cho phép bạn tận hưởng các mức giá dài hạn mà không cần cam kết

    Trong khi GreenGeeks kết hợp hỗ trợ xuất sắc, các tính năng tuyệt vời và các tốc độ đáng nể thì A2 Hosting lại mang đến sự kết hợp hơi khác: các tính năng nhìn chung tương tự nhau, nhưng tốc độ tải thậm chí còn tốt hơn. Hỗ trợ ư? Không có gì đặc biệt.

    Lịch sử lâu đời của A2 trong lĩnh vực lưu trữ web giúp việc giới thiệu nó thậm chí còn dễ dàng hơn. Với thành tích đã được chứng minh về các tốc độ nhất quán và thời gian hoạt động cao qua nhiều năm, đây là loại nhà lưu trữ mà bạn có thể chỉ việc tin tưởng.

    Nếu bạn cảm thấy tự tin mình có khả năng làm theo các hướng dẫn và giáo trình thì việc thiếu các nhân viên hỗ trợ (và/hoặc thông thạo) luôn sẵn sàng sẽ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Với việc bạn luôn có thể thoát khỏi dịch vụ và được hoàn tiền theo tỷ lệ, tôi cho rằng nó đáng để thử.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Tốt nhất để tiếp cận các đối tượng ở Châu Á và Châu Đại Dương
    • Hiệu suất và thời gian hoạt động tốt
    • Bảng quản lý tuyệt vời với các tích hợp cPanel thông minh
    • Trải nghiệm hỗ trợ tuyệt vời hầu như mọi lúc

    Trường hợp sử dụng của FastComet rất đơn giản. Nếu bạn muốn tiếp cận các đối tượng ở những vị trí như Hàn Quốc và Việt Nam, bạn có ba lựa chọn: Chọn Kinsta, dịch vụ đắt tiền. Mạo hiểm với một nhà lưu trữ địa phương, nơi bộ máy quan liêu và rào cản ngôn ngữ chắc chắn là một vấn đề. Hoặc chọn FastComet, công ty này cung cấp một dịch vụ được tổ chức hợp lý, dễ sử dụng, và vận hành các trung tâm dữ liệu ở mỗi một trong số những vị trí này.

    Việc triển khai và hiệu suất của FastComet ở Mỹ và Châu Âu cũng không có gì đáng chê, nhưng chính những vị trí bổ sung đưa nó trở thành một viên ngọc quý thực sự. Đừng cố thử phục vụ khách truy cập Nam Á từ một trung tâm dữ liệu ở Châu Âu – tốc độ tải website của bạn sẽ rất thấp.

    Một phần tuyệt vời khác của dịch vụ là các nhân viên hỗ trợ được đào tạo chuyên sâu của FastComet, tôi hầu như đã có những trải nghiệm tuyệt vời với họ. Vấn đề duy nhất là đôi khi bạn có thể bị kết hợp với một nhân viên kém nhiệt tình hơn.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Một kết hợp giữa lưu trữ chia sẻ và được quản lý, cung cấp những gì tốt nhất của cả hai giới
    • Các tính năng mạnh mẽ, được tổ chức hợp lý hơn nhiều so với các nhà lưu trữ cPanel
    • Tốc độ chậm hơn những nhà lưu trữ khác trong danh sách này
    • Hỗ trợ khó tiếp cận

    SiteGround có một câu chuyện khá thú vị. Cho đến gần đây, nó đơn giản là một nhà lưu trữ cPanel rất tốt và đáng tin cậy, nghĩa là nó đã làm được khá nhiều điều mà mọi nhà lưu trữ chia sẻ khác làm, mặc dù thường tốt hơn. Sau sự biến động của ngành công nghiệp lưu trữ do cPanel tăng giá, SiteGround trở thành một dịch vụ khác hẳn.

    Sau hàng tháng trời thử nghiệm và phát triển nghiêm túc, SiteGround đã ra mắt Site Tools, một bảng điều khiển cực kỳ dễ sử dụng. Nó cho phép bạn nhanh chóng thiết lập tất cả các khía cạnh quan trọng trong lưu trữ của bạn, rất giống như những gì mà Liquid Web và Kinsta cung cấp.

    Nhưng dịch vụ vẫn dựa trên các máy chủ chia sẻ, tức là hiệu suất gần như không nhanh bằng những nhà lưu trữ cao cấp đó. Thực sự thì, trong thử nghiệm của mình, chúng tôi phát hiện ra rằng trong số mười nhà lưu trữ trên danh sách này, SiteGround thường là chậm nhất. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn trả tiền bằng với giá lưu trữ chia sẻ nhưng nhận được nhiều đặc quyền mà dịch vụ lưu trữ được quản lý cung cấp thì SiteGround là một lựa chọn tuyệt vời.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Nhà lưu trữ Mỹ với nhiều vị trí ở Mỹ
    • Mặc cả một chút có thể mang lại cho bạn mức giá tuyệt vời
    • Một cơ sở kiến thức chi tiết, vượt trội so với hầu hết nhà lưu trữ khác
    • Giao diện hơi gây nhầm lẫn

    InMotion rất giống với InterServer theo nghĩa là cả hai công ty đều duy trì các trung tâm dữ liệu trên cả hai bờ nước Mỹ, chủ yếu nhắm đến đối tượng người Mỹ. Chúng tôi đã kiểm tra các trung tâm dữ liệu D.C. của InMotion và nhận thấy rằng mặc dù tốc độ không nhanh như InterServer nhưng chúng vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được.

    Vậy tại sao không chọn InterServer thôi? Bởi vì tuy dịch vụ của InterServer không thiếu những mặt mạnh, nhưng nó có một vấn đề lớn trong việc cung cấp hỗ trợ chất lượng. InMotion rõ ràng làm tốt hơn khi tuyển dụng những người nói tiếng Anh thực tế và đào tạo họ đúng đắn, giúp việc nhận trợ giúp bằng tiếng Anh dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được hỗ trợ bằng tiếng Việt, bạn sẽ phải sử dụng trò chuyện, mặc dù có hệ thống dịch thuật nhưng nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

    Trải nghiệm hỗ trợ không kết thúc ở đó. InMotion đã cóp nhặt những gì có thể là cơ sở kiến thức chi tiết nhất hiện nay, với vô số hướng dẫn về cách thực hiện từng tác vụ liên quan đến lưu trữ. Nói một cách đơn giản, ngay cả khi bạn là một người cực kỳ ngại công nghệ, bạn cũng sẽ ổn thôi.

  • 10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

    • Lưu trữ cPanel tuyệt vời với tài nguyên không giới hạn
    • Nhiều tiềm năng về hiệu suất
    • Bao gồm các tính năng quan trọng như lưu bộ nhớ đệm
    • Có sẵn các công cụ bảo mật và nâng cấp

    Có lý do để giải thích tại sao Hostwinds đứng cuối cùng trong danh sách của chúng tôi, và đó không phải là vì nó tệ. Ngược lại. Các gói lưu trữ chia sẻ của Hostwinds rất tuyệt, có hầu hết mọi tính năng quan trọng, và tất cả đều không giới hạn về tài nguyên.

    Nhưng bạn có thể nhận được các tính năng tốt hơn với InterServer. Còn về giao diện thì SiteGround dễ sử dụng hơn. Và mặc dù hỗ trợ nói chung là tuyệt vời, nhưng tôi cũng đã có một số trải nghiệm tồi tệ, trong đó các nhân viên đề xuất một số cách sửa lỗi khá phi lý cho các vấn đề khá đơn giản.

    Điểm vớt vát là gì? Trong các bài kiểm tra hiệu suất của mình, tôi phát hiện ra rằng vào lúc cao điểm nhất của nó, Hostwinds cung cấp một số tốc độ tải nhanh nhất trong số tất cả mọi nhà lưu trữ trên danh sách này. Tốt hơn cả tốc độ tốt nhất của Liquid Web. Nếu bạn có kinh nghiệm về lưu trữ và có thể tự mình thực hiện các tối ưu hóa và định cấu hình mọi thứ thì bạn rất có thể biến Hostwinds thành nhà vô địch về hiệu suất.

Dự án so sánh các nhà lưu trữ web toàn cầu – Cách chúng tôi thực hiện nó

Giờ, tôi cố gắng trở thành một người đàn ông đáng tin cậy. Nhưng khi mỗi và mọi nhà lưu trữ trên thị trường đều tuyên bố mình là tốt nhất, làm thế nào mọi người có thể tin tưởng vào điều đó?

Ví dụ: “Tốc độ chớp nhoáng” là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến. Một số nhà lưu trữ dường như nghĩ rằng nó áp dụng cho thời gian tải 3 giây chậm chạp đối với một trang đích cơ bản. “Dịch vụ hỗ trợ từ chuyên gia 24/7”, chỉ thỉnh thoảng có người trực và không bao giờ do chuyên gia thực hiện, cũng không tốt hơn chút nào.

Cách duy nhất để thực sự đánh giá các công ty này là thử nghiệm chúng. Và vì vậy, tôi đã bắt đầu một cuộc hành trình để tìm câu trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất:

Những dịch vụ lưu trữ web nào thực sự là những dịch vụ tốt nhất hiện nay?

Quá trình này không hề dễ dàng vì sự cạnh tranh rất khốc liệt. Tôi đã chia phân tích của mình thành ba câu hỏi nhỏ hơn:

  1. Ai là những nhà lưu trữ web phổ biến nhất và được đánh giá cao nhất hiện nay?
  2. Tôi đang tìm kiếm điều gì ở một dịch vụ lưu trữ chất lượng?
  3. Sau khi đăng ký và thử nghiệm kỹ lưỡng các đối thủ, chúng so với nhau như thế nào về mặt tính năng, hiệu suất, tính dễ sử dụng, giá thành và hỗ trợ?

Tôi rất vui khi báo cáo rằng dự án đã diễn ra tốt đẹp và bản thân tôi cũng khá ngạc nhiên về kết quả.

Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi chỉ muốn đề cập đến việc chúng tôi đã lưu trữ các website của mình trên các máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu ở Mỹ của những nhà lưu trữ đó và bạn có thể xem kết quả trên trang này. Nhưng thử nghiệm của chúng tôi không kết thúc tại đây – chúng tôi còn có hơn 30 chuyên gia Website Planet từ khắp nơi trên thế giới kiểm tra những nhà lưu trữ này ở quốc gia của họ và so sánh chúng với các nhà lưu trữ địa phương.

Ai là những nhà lưu trữ web hàng đầu hiện nay?

Để tìm ra các ứng cử viên cho vị trí được thèm muốn là nhà lưu trữ #1 thế giới, tôi đã tìm kiếm những công ty linh hoạt cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các khách hàng ở mọi quy mô – từ lưu trữ chia sẻ đơn giản và WordPress được quản lý đến các máy VPS, các máy chủ chuyên dụng và giải pháp đám mây.

Đầu tiên trong danh sách rõ ràng là Hostinger. Nó là một nhà lưu trữ không ngừng phát triển với hàng triệu khách hàng. Cá nhân tôi không nghĩ gã khổng lồ trong ngành này sẽ đạt điểm cao, vì thông thường các công ty lớn chỉ dựa vào sự công nhận tên tuổi mà quên mất việc cố gắng trở thành người giỏi nhất. Tuy nhiên, thử nghiệm thực tế đã phải được thực hiện để xác định điều này.

Tôi đã phải nghiên cứu sâu hơn để tìm các nhà lưu trữ khác của mình vì tôi không muốn chỉ chạy theo sự nổi tiếng. Tôi đã hội họp với các chuyên gia Website Planet từ khắp nơi trên thế giới trên Zoom để lấy ý kiến của họ về các dịch vụ tốt nhất hiện nay. Tôi cũng đã đi hỏi khắp các cộng đồng phát triển web, các hội nhóm, diễn đàn và các chuyên mục reddit khác nhau.

Tất cả chúng tôi đã thảo luận về những trải nghiệm trong quá khứ của mình với hàng chục nhà lưu trữ web và tranh luận xem những dịch vụ nào gây thất vọng, những dịch vụ nào liên tục vượt xa mong đợi của chúng tôi và những dịch vụ nào chỉ ở mức trung bình. Chúng tôi cũng đã so sánh phản hồi từ các khách hàng thực tế để hiểu những nhà lưu trữ nào mà họ đã chọn là đáng tin cậy nhất.

Các nhà lưu trữ xuất hiện thường xuyên nhất trong giai đoạn nghiên cứu này chiếm phần lớn danh sách của tôi.

Để tôi giới thiệu danh sách các ứng cử viên chung cuộc của Website Planet. Bạn có thể nhấp vào tên của từng nhà lưu trữ web để đọc bài đánh giá trung thực, đầy đủ.

  • A2 Hosting – Đánh giá đầy đủ
  • SiteGround – Đánh giá đầy đủ
  • Liquid Web (Nexcess) – Đánh giá đầy đủ
  • Hostwinds – Đánh giá đầy đủ
  • Kinsta – Đánh giá đầy đủ
  • GreenGeeks – Đánh giá đầy đủ
  • Hostinger – Đánh giá đầy đủ
  • InterServer – Đánh giá đầy đủ
  • InMotion Hosting – Đánh giá đầy đủ
  • FastComet – Đánh giá đầy đủ

Đội hình trong mơ của tôi đã sẵn sàng, và giờ đã đến lúc bắt đầu. Các bước tiếp theo là thử nghiệm từng dịch vụ riêng biệt, thu thập kết quả một cách ám ảnh trong quá nhiều Trang tính Google, và cuối cùng so sánh chúng.

Nếu bạn muốn thử nghiệm một nhà lưu trữ web, bạn phải xây dựng một website thực sự

Không thể đánh giá chất lượng của một nhà lưu trữ web mà không sử dụng nó thực tế, và để sử dụng nó thực tế, bạn cần phải xây dựng một website. WordPress hiển nhiên là nền tảng tôi lựa chọn, nhưng website của tôi vẫn cần chuyên về một cái gì đó. Thế nên tôi nghĩ, nếu tôi có thể có điện thoại thông minh, tại sao tôi không thể có giày thông minh? Chỉ cần tưởng tượng tiềm năng.

Chà, tôi rất hân hạnh chia sẻ với bạn về công ty khởi nghiệp hư cấu rất riêng của tôi, Giày tự hành:

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Với ý tưởng mang tính cách mạng của mình, tôi đã mua một chủ đề trang đích WordPress linh hoạt và nhanh chóng thiết kế một website. Sau đó, tôi đã tải chính xác cùng một website này lên từng trong số 10 nhà lưu trữ trên.

Các website vẫn đang trực tuyến và bạn có thể thoải mái ghé thăm:

  • Giày tự hành A – A2 Hosting
  • Giày tự hành B – SiteGround
  • Giày tự hành C – Liquid Web (Nexcess)
  • Giày tự hành D – Hostwinds
  • Giày tự hành E – Hostinger
  • Giày tự hành F – InterServer
  • Giày tự hành G – InMotion Hosting

Đối với mỗi nhà lưu trữ, tôi lặp lại cùng một quy trình:

Trước khi đăng ký, tôi đã có một cuộc trò chuyện dài với bộ phận hỗ trợ để đánh giá họ. Tôi cố tình giả vờ không biết, đặt rất nhiều câu hỏi và kiểm tra mức độ trung thực và chuyên nghiệp của các nhân viên.

Nếu họ cố gắng thúc đẩy tôi mua một gói nâng cao mà tôi không cần, kể những câu chuyện khó tin về việc hiệu suất ở Việt Nam sẽ đáng kinh ngạc như thế nào (mặc dù các máy chủ của họ được đặt tại Mỹ), hoặc cho thấy sự thiếu hiểu biết chung, tôi cho họ điểm trừ.

Sau đó, tôi đã tạo một tài khoản lưu trữ với từng dịch vụ và mua một tên miền. Tôi luôn chọn gói lưu trữ chia sẻ cơ bản nhất có sẵn và ghi lại cẩn thận quá trình. Tôi muốn tìm hiểu mức độ dễ sử dụng của từng nhà lưu trữ và muốn kiểm tra xem những nhà lưu trữ nào cố gắng lấy thêm tiền của bạn khi bạn không để ý.

Tôi đã cài đặt WordPress, tải lên chủ đề tùy chỉnh của mình và bắt đầu kiểm tra xem các gói thực sự bao gồm những gì. Bạn sẽ nhận được những tài nguyên nào và những công cụ nào bạn được tùy ý sử dụng? Những tính năng nào được cung cấp miễn phí và những tính năng nào bị khóa sau bức tường phí?

Khi tất cả các website của tôi đều đã đi vào hoạt động, tôi đã liên hệ lại với bộ phận hỗ trợ, nói với các nhân viên rằng tốc độ tải của tôi thật đáng thất vọng và yêu cầu trợ giúp để làm cho website của tôi nhanh hơn. Sau đó, tôi tiến hành các tối ưu hóa được đề xuất.

Bước cuối cùng (vẫn đang tiếp tục) là kiểm tra hiệu suất của tôi. Tôi đã đo các thời gian tải ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, đồng thời thiết lập trình theo dõi thời gian hoạt động để xem những nhà lưu trữ nào đáng tin cậy nhất. Các công cụ tôi đã sử dụng là:

  • GTmetrix PRO
  • Sucuri Load Time Tester (Trình kiểm tra thời gian tải Sucuri)
  • Gói Pro của UptimeRobot

Kết quả và phân tích – Từng nhà lưu trữ thể hiện như thế nào?

Sau nhiều tháng thử nghiệm các nhà lưu trữ và thu thập dữ liệu, cuối cùng tôi đã có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình – đó là so sánh các nhà lưu trữ và tìm ra nhà lưu trữ tốt nhất.

Tôi đã phân thứ bậc từng dịch vụ theo năm hạng mục:

  1. Tính năng
  2. Tính dễ sử dụng
  3. Hiệu suất
  4. Hỗ trợ
  5. Giá thành

Bạn sẽ tìm thấy một bảng chi tiết cho từng hạng mục, theo sau là giải thích và thảo luận chuyên sâu về tất cả các tiêu chí so sánh.

Tính năng

Tính năng là những gì mà mỗi dịch vụ mang lại cho bạn. Các tùy chọn, tài nguyên, công cụ, dịch vụ, đặc quyền và phần thưởng thêm được cung cấp như một phần của gói.

Dung lượng ổ đĩa

Mọi thứ bạn lưu trữ đều sẽ chiếm dung lượng. Từ cài đặt WordPress (hay bất kỳ nền tảng nào khác) cho đến văn bản, hình ảnh, video và tệp của bạn, tất cả đều được tính vào dung lượng ổ đĩa được phân bổ của bạn.

SiteGround, Kinsta và Hostingercung cấp dung lượng nhỏ nhất, còn Liquid WebFastCometthì nhiều hơn một chút. Những nhà lưu trữ còn lại cung cấp dung lượng không giới hạn.

Tuy nhiên, đừng vội kết luận rằng nhiều hơn luôn tốt hơn. 10GB chắc chắn là đủ cho blog, các trang kinh doanh và thậm chí là các cửa hàng thương mại điện tử với hàng nghìn bức ảnh HD. “Dung lượng không giới hạn” nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng nó luôn bị ràng buộc với một số “thỏa thuận sử dụng hợp lý” và bạn không bao giờ là người được quyền quyết định điều gì là hợp lý.

Băng thông

Khi mọi người truy cập website của bạn, nhà lưu trữ sẽ gửi cho họ trang mà họ yêu cầu. Giống như cách mà tất cả dữ liệu được lưu trữ của bạn được tính vào giới hạn dung lượng ổ đĩa, băng thông của bạn là lượng dữ liệu bạn được phép gửi một tháng. Bạn càng có nhiều khách truy cập, bạn sẽ càng cần nhiều băng thông.

SiteGround và Kinsta cung cấp dung lượng ít nhất, mặc dù chúng vẫn sẽ hoạt động tốt đối với các website vừa và nhỏ. Những nhà lưu trữ khác hoạt động tốt hơn đáng kể, giúp băng thông sẽ không bao giờ giống như nút thắt cổ chai. Liquid Web là nhà vô địch thực sự, đảm bảo cho một lượng truy cập khủng.

Bảng điều khiển

Bạn có thể sử dụng Linux không? Tôi không thể! Đó là lý do tại sao các bảng điều khiển được phát minh. Chúng cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa và cấu hình giải pháp lưu trữ của mình, từ các bản ghi DNS đến các cơ sở dữ liệu và tài khoản email.

Hầu hết nhà lưu trữ đều cung cấp cPanel, đây là tùy chọn phổ biến nhất hiện nay. Còn về quản lý lưu trữ cơ bản, bạn không bao giờ có thể mắc sai lầm với nó. Hostinger và SiteGround đã phát triển một bảng điều khiển của riêng họ, và mặc dù cả hai đều bắt chước cPanel theo một số cách, nhưng chúng không mang đến một giải pháp mạnh mẽ ngang nhau, và không giống như cPanel, cả hPanel lẫn Site Tools đều không hỗ trợ tiếng Việt.

KinstaLiquid Webđã hoàn toàn loại bỏ ý tưởng về một bảng điều khiển chính thức. Họ không cung cấp nhiều tùy chọn bằng các đối thủ, nhưng có lý do cho điều đó – cả hai dịch vụ đều được quản lý, nghĩa là họ đã lo liệu hầu hết mọi cấu hình cho bạn.

Các trình cài đặt tự động

Cài đặt các CMS (Hệ thống quản lý nội dung) như WordPress từng là một quy trình thủ công tẻ nhạt, nhưng ngày nay, hầu hết các nhà lưu trữ đều cung cấp cài đặt tự động dễ sử dụng.

Hầu hết nhà lưu trữ đều chọn Softaculous, một trình cài đặt tự động giàu năng lực cung cấp các cài đặt dễ dàng cho hàng trăm CMS. SiteGround có một giải pháp tự phát triển hoạt động rất tương tự. Kinsta và Liquid Web, giữ đúng lời hứa của họ là quản lý mọi thứ thay bạn, không cho bạn bất kỳ quyền truy cập nào vào một dịch vụ như vậy. Thay vào đó, CMS bạn chọn được cài đặt sẵn.

Hỗ trợ nền tảng

Bạn thực sự có thể cài đặt CMS nào với mỗi dịch vụ? WordPress phổ biến, nhưng nó không phải là nền tảng website duy nhất hiện nay – có sẵn hàng trăm tùy chọn, từ Joomla và Magento đến các dự án dựa trên PHP tự phát triển.

Hầu hết mọi nhà lưu trữ đều cung cấp hỗ trợ nền tảng “đầy đủ”, nghĩa là bạn có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ để chạy bất kỳ CMS nào bạn muốn. SiteGround hạn chế hơn một chút, cung cấp vài chục tùy chọn hoặc cỡ đó. Liquid Web chỉ hỗ trợ các nền tảng phổ biến nhất. Kinsta hoàn toàn là một dịch vụ WordPress, và không thể được sử dụng cho bất kỳ CMS nào khác.

Chứng chỉ SSL

Tôi không thể diễn tả đủ tầm quan trọng của một chứng chỉ SSL. Nó bảo mật và mã hóa dữ liệu khách truy cập của bạn, đảm bảo sự an toàn của họ khi duyệt trang web của bạn. Nó là thứ bắt buộc đối với các website thương mại điện tử, và cũng được biết đến là có ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng Google và SEO nói chung.

Mặc dù trước đây chứng chỉ SSL khá đắt, nhưng ngày nay có một giải pháp rẻ hơn nhiều. Chứng chỉ SSL Let’s Encrypt miễn phí sử dụng và bất kỳ nhà lưu trữ nào cũng có thể dễ dàng chọn để cung cấp chúng. Đó chính xác là những gì mà gần như tất cả các nhà lưu trữ này đã làm.

Nhà lưu trữ duy nhất không làm điều đó là Hostinger – không có chứng chỉ SSL nào được bao gồm khi tôi đăng ký. Vấn đề về Hostinger là nó thường xuyên điều chỉnh các tính năng gói của nó, và hiện tại dường như có một SSL được bao gồm. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra.

Điểm Qualys SSL

Qualys kiểm tra sức mạnh của tính năng bảo vệ SSL của website bạn, xếp hạng nó trên thang điểm từ A đến F. Bạn quan tâm đến khách truy cập của bạn, SEO của bạn và về việc trở thành một người lớn có trách nhiệm? Bất kỳ thứ gì thấp hơn hạng A đều gây lo ngại.

Việc Hostinger không có SSL rõ ràng là đã thất bại trong bài kiểm tra này. Ngoài FastComet và InMotion Hosting, tất cả các nhà lưu trữ khác đều đạt điểm A trở lên, đảm bảo bạn hoàn toàn yên tâm. Các nhà lưu trữ bị điểm B đã có thể làm tốt hơn, nhưng vì lý do không xác định, họ đã chọn bỏ qua khía cạnh này của dịch vụ.

Sao lưu

Mặc dù tất cả trình cài đặt tự động đều có thể được định cấu hình để một chạy bản sao lưu CMS vào không gian ổ đĩa của bạn, nhưng đây không phải là điều tôi đang nói đến. Tôi đang tìm kiếm các bản sao lưu toàn bộ hệ thống được tự động tạo và lưu trữ trên một máy chủ từ xa. Điều đó đồng nghĩa nếu không gian lưu trữ của bạn bị tin tặc xâm phạm thì vẫn còn đó một bản sao lưu không bị đụng đến.

Hầu hết các nhà lưu trữ chỉ cung cấp các bản sao lưu này dưới dạng tiện ích bổ sung trả phí, điều này thật đáng tiếc. Nó thực sự rất cần thiết. InterServer hoàn toàn không cung cấp một dịch vụ nào như thế cho các gói chia sẻ của nó. GreenGeeks được cho là có thực hiện sao lưu hàng đêm khả dụng trong trường hợp dịch vụ gặp trục trặc, nhưng bạn không thể tự mình truy cập chúng.

Những vị thánh duy nhất là SiteGround, Liquid Web và Kinsta. Họ cấp cho bạn quyền truy cập dễ dàng vào các bản sao lưu và cho phép bạn tự do khôi phục chúng và chạy thêm các bản sao lưu theo yêu cầu.

Số lượng miền

Điều này không kể đến các URL miền thực tế mà bạn sở hữu, mà là số lượng các website riêng biệt mà bạn có thể lưu trữ với gói của mình. Một miền rõ ràng là tối thiểu và thường là những gì mà các gói cơ bản cung cấp. Càng trả nhiều tiền cho các gói nâng cao, bạn càng nhận được nhiều miền hơn.

Điều này đúng với mọi nhà lưu trữ trong danh sách này ngoại trừ InMotion Hosting và InterServer. InMotion Hosting cho bạn 2 miền trên gói cơ bản, trong khi gói của InterServer đi kèm với các miền không giới hạn – đây chắc chắn là ưu điểm bán hàng lớn nhất của nhà lưu trữ này. Chỉ cần nhớ rằng tài nguyên máy tính hậu trường vẫn bị giới hạn, vì vậy hãy sử dụng gói này để chạy nhiều trang đích nhỏ và wesbite một trang – chứ không phải các siêu cửa hàng ngốn tài nguyên.

Số lượng tài khoản email

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ lưu trữ của mình cho email và dự định cấp địa chỉ cho hàng chục nhân viên và đối tác kinh doanh của mình, hãy nhớ kiểm tra những gì mà nhà lưu trữ của bạn cung cấp. Ví dụ: Hostinger chỉ cung cấp một tài khoản email duy nhất với gói cơ bản của nó. A2 Hosting nhiều hơn với 25 email. Tất cả những công ty khác, trừ Kinsta, cho phép bạn mở tài khoản không giới hạn.

Đáng buồn là Kinsta hoàn toàn không có dịch vụ lưu trữ email, đồng nghĩa bạn sẽ phải bỏ tiền cho một dịch vụ email riêng biệt, chẳng hạn như G Suite.

CDN

Website của bạn được lưu trữ trên một máy chủ vật lý ở đâu đó trên thế giới. Khách truy cập của bạn càng xa vị trí này thì thời gian họ tải website của bạn càng lâu. Muốn bù đắp điều này? Hãy nhập một CDN (Mạng phân phối nội dung). CDN lưu bộ nhớ đệm (tạo các bản sao) website của bạn và truyền tải chúng qua một mạng máy chủ toàn cầu, đảm bảo phân phối nội dung nhanh chóng.

Kinsta vượt trội ở chỗ này và cho bạn quyền truy cập vào dịch vụ CDN cao cấp của nó, thực sự giữ đúng lời cam kết. Hầu hết nhà lưu trữ khác cung cấp khả năng tích hợp dễ dàng chỉ bằng một cú nhấp chuột với Cloudflare của bên thứ 3. Cloudflare có dịch vụ miễn phí, nhưng nó không phải là dịch vụ nhanh nhất. Hostinger ẩn giấu khả năng tích hợp dễ dàng đó sau một bức tường phí, điều này thực sự nực cười. Liquid Web không cung cấp bất kỳ tích hợp dễ dàng nào, nghĩa là bạn sẽ phải tự cấu hình theo cách thủ công.

Lưu bộ nhớ đệm

CDN không phải là thứ duy nhất có thể lưu bộ nhớ đệm các trang của website bạn. Máy chủ lưu trữ của bạn cũng có thể làm điều đó! Tại sao lại để máy chủ của bạn “xây dựng” trang chủ của bạn mỗi khi khách truy cập đến, trong khi lúc nào nó cũng là cùng một trang chủ? Một công cụ lưu bộ nhớ đệm tạo ra các phiên bản sẵn sàng để gửi của các trang của bạn, giúp giảm tải đáng kể trên máy chủ của bạn.

Hầu như tất cả những nhà lưu trữ này đều cung cấp một số hình thức lưu bộ nhớ đệm cấp máy chủ, nghĩa là các website tĩnh được đảm bảo phân phối nhanh hơn. Đáng buồn là A2 Hosting và InMotion không cung cấp tùy chọn như vậy, chúng giới hạn bạn trong các trình cắm lưu bộ nhớ đệm cấp máy khách kém cỏi hơn rất nhiều. FastComet chỉ bao gồm lưu bộ nhớ đệm trong các gói nâng cao của nó.

Các công cụ bảo mật

Trình quét phần mềm độc hại, WAF (Tường lửa ứng dụng web) hay bất kỳ công cụ nào khác giúp bạn bảo mật lưu trữ của mình đều được đánh giá cao. Web là một thế giới nguy hiểm, vì vậy bạn nên được bảo vệ thêm.

Hầu hết nhà lưu trữ đều gây thất vọng ở mặt này khi không cung cấp một công cụ bảo mật dùng liền nào. Một trong số đó thường là trình quét phần mềm độc hại cPanel cơ bản. InterServer giành chiến thắng ở đây nhờ việc cho phép bạn truy cập đầy đủ các trình quét và bộ bảo mật, tất cả đều được cài đặt sẵn và dễ sử dụng.

Tính năng – Kết luận

InterServer và Liquid Web chia sẻ phần thắng. InterServer chiến thắng nhờ sử dụng cPanel, theo cách “không giới hạn” và bao gồm các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. Liquid Web và bảng điều khiển tùy chỉnh của nó có thể không có các công cụ bảo mật, nhưng tôi đánh giá cao các bản sao tự động lưu giữ trở về trước 30 ngày của nó.

Đăng ký InterServer ngay hôm nay >>

Người thất bại lớn nhất có lẽ là Hostinger. Mặc dù đây vẫn là một dịch vụ rất giàu năng lực, nhưng tôi thấy hầu hết các tùy chọn nâng cao đều bị thiếu hoặc bắt buộc phải mua riêng.

Tính dễ sử dụng

Không có đủ công ty dành thời gian để chăm lo trải nghiệm người dùng và làm cho nó liền mạch nhất có thể. Tuy nhiên, tính dễ sử dụng vẫn là điều quan trọng bậc nhất – việc học cách chơi đẹp với một dịch vụ được thiết kế tồi có thể khiến bạn mất hàng giờ, thậm chí vài ngày.

Đăng ký dễ dàng

Không ai muốn đăng ký một dịch vụ để cảm thấy giống như làm bài tập về nhà ở trường trung học. Tôi đã xếp hạng từng dịch vụ theo thang điểm 1-5 tùy theo mức độ dễ dàng gia nhập, quy trình mà trong một thế giới hoàn hảo sẽ bao gồm việc tôi nhập địa chỉ email, chọn mật khẩu và nhập thông tin thanh toán. Nếu họ hỏi tôi những câu hỏi gây bực bội, yêu cầu dữ liệu không liên quan hoặc theo bất kỳ cách nào làm phức tạp quy trình này – tôi sẽ cho điểm trừ.

Hầu hết các nhà lưu trữ đã làm khá tốt ở đây. Một số đã yêu cầu tôi xem qua các trang phụ và hơi khó hiểu, nhưng đó là một hành vi gây mất lòng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, Liquid WebKinstayêu cầu ít thông tin nhất, nhưng không gây cản trở tiến trình của tôi theo bất kỳ cách nào và về cơ bản, đã để tôi hoàn thành toàn bộ mọi thứ trong vòng chưa đầy một phút.

Kích hoạt tài khoản ngay lập tức

Tôi thật ngây thơ khi nghĩ rằng sau khi đăng ký và nhập thông tin thanh toán rất hợp pháp của mình, tôi sẽ ngay lập tức được kích hoạt. Tôi đã sai lầm làm sao. Nhiều nhà lưu trữ có các giao thức “chống gian lận” tại chỗ và các giao thức này rất nhanh chóng chặn giao dịch mua của tôi và đưa tôi quay lại từ đầu. Bạn có thể không bị các giao thức gắn thẻ, nhưng tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn trải nghiệm trung thực của mình – tôi đã mất bao lâu để tài khoản của mình đi vào hoạt động.

Kinsta, Hostinger và InMotion Hosting là những nhà lưu trữ duy nhất kích hoạt cho tôi ngay lập tức. SiteGround và InterServer đã tính các khoản phí nhỏ vào thẻ tín dụng của tôi, nó mất một lúc để hiện lên. Sau đó, tôi phải nhập chúng vào để được xác minh thành công. FastComet yêu cầu cung cấp ảnh chụp màn hình khoản thu phí thẻ tín dụng của tôi.

A2 Hosting, Hostwinds và GreenGeeks đều đã chặn đơn của tôi vì lý do “gian lận”. Quy trình liên hệ với đội bán hàng, cung cấp bản sao hộ chiếu của tôi và cuối cùng là chuyển sang PayPal mất hết hai ngày.

Liquid Web khó hơn nhiều vì nó đã gắn cờ tôi là trùm gian lận. Điều đó đồng nghĩa bất cứ điều gì tôi thử đều không thể giúp tôi kích hoạt tài khoản của mình. Cuối cùng, tôi đã nhờ một người bạn đăng ký hộ tôi, và tuy anh ấy cũng bị gắn cờ là gian lận, nhưng việc cung cấp giấy tờ tùy thân rốt cuộc lại đủ. Nói chung, tôi đã mất cả tuần để bắt đầu với Liquid Web.

Kết nối miền

Được xếp hạng trên thang điểm 1-5. Thực sự dễ dàng để đạt điểm cao ở đây. Tất cả những gì mà một nhà lưu trữ phải làm là đặt máy chủ tên miền hoặc IP máy chủ ở vị trí dễ nhìn thấy và kèm theo một hướng dẫn nhanh về những việc cần làm. Làm sao bạn có thể thất bại ở bước siêu cơ bản này nơi mà mọi khách hàng đều phải trải qua cơ chứ?

Kinsta và Liquid Web đã biến điều này trở nên khó khăn một cách đáng ngạc nhiên và yêu cầu tôi cấu hình các bản ghi DNS thủ công. Đây là điều mà hầu như tất cả mọi nhà lưu trữ khác đều tự động làm cho bạn, còn tôi lại bị mất một tiếng đồng hồ không bao giờ lấy lại được. Với InMotion Hosting, tôi cần thay đổi miền chính của mình. Phải mất một lúc để tôi biết rằng bước bổ sung này là bắt buộc, nhưng bản thân quy trình tương đối dễ dàng.

Cài đặt CMS

Từ 1 đến 5. Miễn có trình cài đặt tự động là việc này rất dễ. Chỉ cần nhấp vào nó, nhập thông tin website mới của bạn và bắt đầu hoạt động.

SiteGroundHostingerđã làm tốt hơn, cho phép tôi tự động cài đặt WordPress ngay sau khi đăng ký. A2 Hosting, InMotion Hosting, Liquid Web và Kinstalà tốt nhất – WordPress đã được cài đặt sẵn và đang chờ tôi.

Sử dụng khu vực tài khoản

Được xếp hạng từ 1 đến 5. Đứng giữa bảng điều khiển lưu trữ và bạn là khu vực tài khoản. Đây thường là một vùng lấp lửng kỳ lạ, nơi cho phép bạn xem các gói của mình, thanh toán hóa đơn, mua nhiều thứ hơn, hoặc thực sự, đôi khi chỉ là ở đó. Điều hướng càng phức tạp hoặc chứa nhiều dịch vụ bán thêm gây khó chịu càng làm cho tôi cảm thấy kém vui.

InterServer ghi điểm rất thấp ở đây do việc khu vực tài khoản là một mớ hỗn độn được thiết kế chưa tới, chứa dịch vụ bán thêm và liên kết đến các sản phẩm mà bạn không có. Hostinger rất bóng bẩy, nhưng các cửa sổ bán thêm bật lên liên tục thúc giục bạn nâng cấp gói của mình hoặc mua thêm tiện ích bổ sung là một nỗi đau liên tiếp. Khu vực tài khoản của InMotion Hosting trông như thể được bà của tôi thiết kế, bởi mặc dù bà là một người phi thường nhưng lại không phải là một chuyên gia về giao diện người dùng.

KinstaLiquid Webmang đến trải nghiệm người dùng hoàn hảo về cơ bản, tích hợp liền mạch khu vực tài khoản dễ sử dụng với bảng điều khiển lưu trữ. Điều đó đồng nghĩa bạn sẽ tốn ít thời gian hơn để tải trang, điều hướng các trình đơn hoặc đưa ra những phỏng đoán lung tung về cái gì nằm ở đâu.

Tính dễ sử dụng – Kết luận

Kinsta và Liquid Web vẫn giành chiến thắng trong trận đấu này, tuy gặp phải một số vấn đề ngớ ngẩn nhưng chúng có thể dễ dàng khắc phục. Các CMS được cài đặt sẵn và các khu vực tài khoản siêu dễ sử dụng đồng nghĩa bạn sẽ có thể tận hưởng toàn bộ sức mạnh từ dịch vụ lưu trữ của mình mà lại mất ít thời gian nhất khi cố gắng vọc nó.

Đăng ký Liquid Web ngay hôm nay >>

Hiệu suất

Đây là khía cạnh quan trọng nhất của một dịch vụ lưu trữ web. Website thử nghiệm của tôi rất giống với blog, trang kinh doanh hoặc hồ sơ năng lực mà bạn có thể muốn lưu trữ, vì vậy những kết quả này là một phép tính xấp xỉ rất gần với hiệu suất thực tế của bạn.

Bạn có thể đã thấy các website “thử nghiệm” khác cung cấp số liệu hiệu suất của các nhà lưu trữ web khác nhau. Tôi rất buồn khi phải nói rằng hầu hết họ đang làm sai cách – hoàn toàn. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách thực hiện nó đúng đắn, chúng tôi đã viết một bài đầy đủ về chủ đề này.

Các vị trí trung tâm dữ liệu

Các vị trí địa lý nơi đặt các máy chủ của các công ty. Hầu hết nhà lưu trữ vận hành nhiều hơn một trung tâm dữ liệu, mặc dù không có gì sai khi chỉ tập trung vào một trung tâm. Chỉ lưu ý rằng, bạn cần một trung tâm dữ liệu gần với đối tượng mục tiêu của mình. Bạn đang điều hành một blog về chính trị Việt Nam, viết bài bằng tiếng Việt, nhắm đến đối tượng công dân Việt Nam? Đừng lưu trữ nó ở Los Angeles. Hãy chọn Thành phố Hồ Chí Minh, hay ít nhất là Bangkok.

Bằng cách sử dụng Google Cloud Platform, Kinsta dễ dàng trở thành người chiến thắng khi cố gắng tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận ở các vị trí như Nhật Bản hoặc Úc. FastComet xuất hiện ở vị trí thứ hai, và hầu hết các nhà lưu trữ khác vận hành từ Amsterdam và bờ đông nước Mỹ, đôi khi cũng chạy một trung tâm dữ liệu ở Singapore. InMotion Hosting và InterServer cũng vận hành các trung tâm dữ liệu ở Los Angeles, đưa chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các đối tượng ở bờ Tây.

Máy chủ web

Công nghệ này cung cấp sức mạnh cho website của bạn. Hãy nghĩ về nó như mã (đừng nhầm với máy chủ thực, là máy vật lý chạy mã) được viết bởi một số người rất tài năng để đảm bảo khách truy cập có thể xem các trang của bạn và tương tác với website của bạn. Apache và người kế nhiệm của nó, Apache 2.x, là những công nghệ máy chủ web lâu đời nhất được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng tuyệt vời và đáng tin cậy, nhưng các máy chủ web đời mới, như Ngnix và LiteSpeed, được biết đến là hoạt động tốt hơn.

A2 Hosting, Hostwinds, InMotion Hosting và FastComet đều bị tụt hậu về khía cạnh này.

Tốc độ

Tốc độ, được đo bằng giây, dựa trên một số lượng lớn các yếu tố, một số yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn còn một số thì nằm ngoài. Khách truy cập từ các vị trí khác nhau, và đôi khi thậm chí là cùng một khách vào một thời điểm khác nhau trong ngày sẽ có các tốc độ hơi khác nhau. Tuy nhiên, thời gian tải trung bình trên 3 giây đều không hay. Bất cứ thứ gì gần 3 giây đều đơn giản là tệ. Tôi đã sử dụng GTmetrix và Sucuri Time Load Tester để đo các tốc độ tải trong một khoảng thời gian dài, và đã thu thập được một số dữ liệu thú vị cho bạn:

Các tốc độ đo bởi GTmetrix – Thời gian để máy chủ thử nghiệm GTmetrix Dallas tải website của chúng tôi, tính bằng giây. Tại sao lại là Dallas? Vì đó là máy chủ thử nghiệm duy nhất ở Mỹ, và các website của chúng tôi đều được lưu trữ tại Mỹ. Điều đó có nghĩa tốc độ tải ở Dallas là một cách tốt để đo hiệu suất tối đa của các nhà lưu trữ của chúng tôi. Tôi đã chạy các bài kiểm tra tốc độ này gần như hàng ngày, và bây giờ tôi trình bày cho bạn tốc độ trung bình và cả các tốc độ chậm nhất lẫn nhanh nhất được ghi lại đối với từng nhà lưu trữ.

Tốc độ trung bình đo bởi GTmetrix – Khi nói về tốc độ trung bình, KinstaHostinger bỏ xa tất cả những đối thủ khác. Thành công của Hostinger là rất đáng ngạc nhiên, và việc một dịch vụ lưu trữ chia sẻ có thể tiến gần đến nền tảng được quản lý của Kinsta là vô cùng kinh ngạc.

Tốc độ nhanh nhất đo bởi GTmetrix – Kịch bản trường hợp tốt nhất. GreenGeeks, Kinsta và Hostwindsghi nhận các thời điểm phi thường, với hầu hết các nhà lưu trữ đến ngay sau. SiteGround là chậm nhất trong nhóm, nhưng không nhiều.

Tốc độ chậm nhất đo bởi GTmetrix – Nó có thể tệ đến mức nào.Tốc độ kém nhất của Kinsta vẫn nhanh hơn tốc độ trung bình của hầu hết nhà lưu trữ, nhưng A2 HostingHostingercũng tỏa sáng với thời gian đáng nể, ngay cả trong giờ đen tối nhất của họ. Thời gian 5 giây của InMotion Hosting đồng nghĩa khách truy cập của bạn chắc chắn sẽ không xem website của bạn, vì đơn giản họ sẽ bỏ đi giữa chừng quanh mốc 3 giây.

Điểm GTmetrix – GTmetrix cung cấp các điểm số, từ 1-100, về mức độ tối ưu hóa của website bạn. Tôi đã yêu cầu mọi nhà lưu trữ trợ giúp tối ưu hóa để cải thiện điểm số của mình, nhưng một số nhà lưu trữ đã có các công cụ hoạt động dưới nền ảnh hưởng đến chúng. Điểm cao không nhất thiết đồng nghĩa với tốc độ tải cao, nhưng điểm càng cao thì nhà phát triển web (kể cả một người tài năng) càng ít có việc làm để nâng cao tốc độ. Hai điểm số được đưa ra, PageSpeed và YSlow, và tôi đều giới thiệu cả hai cho bạn.

Như đã nói trước đó, tôi đã triển khai mọi tối ưu hóa mà bên hỗ trợ kỹ thuật đề xuất (và nằm trong khả năng của một người dùng thông thường). Các thiết lập máy chủ khác nhau, cùng với việc mỗi nhà lưu trữ đưa ra lời khuyên khác nhau, giải thích cho sự khác biệt về điểm số.

Các tốc độ đo bởi Sucuri Load Time Tester – Sucuri sử dụng một mạng lưới máy chủ kiểm tra toàn cầu để cho bạn ý tưởng về việc một website sẽ thể hiện như thế nào ở những vị trí khác nhau. Sau khi chạy nhiều bài kiểm tra, tôi đã tính toán các mức trung bình của tốc độ nhanh nhất, tốc độ chậm nhất, tốc độ toàn cầu trung bình và điểm Sucuri chung cuộc. InMotion Hosting chặn Sucuri như một phần trong tính năng bảo vệ tường lửa của nó, khiến nó thất bại bài kiểm tra này ngay tức thì.

Tốc độ nhanh nhất toàn cầu đo bởi Sucuri – Vì tất cả các website được lưu trữ ở Bắc Mỹ nên thời gian ngắn nhất hầu như luôn được quan sát thấy ở đó. Hiệu suất yếu một cách đáng ngạc nhiên của A2 đòi hỏi thử nghiệm nhiều hơn, đặc biệt là khi các tốc độ GTmetrix của nó lại đã tốt hơn đáng kể.

Tất cả mọi tốc độ tốt nhất của những nhà lưu trữ khác đều tuyệt vời, với Hostinger và Kinsta tải đầy đủ trong thời gian kỷ lục.

Tốc độ chậm nhất toàn cầu đo bởi Sucuri – Vị trí khác nhau, nhưng đây thường là Singapore hoặc Bangalore, Ấn Độ. Các tốc độ chậm không có gì đáng ngạc nhiên, và thậm chí còn được dự kiến. Điều đáng ngạc nhiên là Liquid Web và Kinsta vẫn chạm mốc dưới 3 giây, còn Hostinger đạt kỷ lục 1,11 giây chưa từng có.

Tốc độ trung bình toàn cầu đo bởi Sucuri – Thật dễ dàng để nhận diện ba cấp bậc khác biệt: Kinsta, Liquid Web và Hostingerlà những dịch vụ thể hiện tốt hàng đầu thế giới; SiteGround, GreenGeeks và InterServer chậm hơn thấy rõ, nhưng vẫn nhanh đáng kể; A2 Hosting và Hostwinds cho thấy tiềm năng rất hạn chế trong việc phục vụ các vị trí toàn cầu. FastComet là một trường hợp thú vị, vì nhiều vị trí dường như không thể kiểm tra nó, dẫn đến điểm trung bình bị lệch. Tuy nhiên, nó cho thấy nhiều tiềm năng.

Điểm Sucuri – Như bạn có thể thấy qua các kết quả về tốc độ, những người chiến thắng toàn cầu của chúng tôi là Hostinger, Kinsta, và Liquid Web. Mặc dù được lưu trữ ở Mỹ, nhưng cả ba đều có thể phục vụ các vị trí toàn cầu một cách dễ dàng.

Thời gian hoạt động

Thời gian hoạt động được đo bằng phần trăm, và tôi đã sử dụng UptimeRobot để kiểm tra nó trong vài tháng. 100% nghĩa là website không bao giờ bị sập. 99% nghĩa là nó đã ngừng hoạt động trong 1% thời gian thử nghiệm. Đó là 1% thời gian mà không khách truy cập nào có thể xem website của bạn. Nói cách khác nó đồng nghĩa với những khách hàng đã bị đánh mất, những độc giả bị đánh mất, bất kể là gì – họ sẽ không thử và truy cập lại website của bạn. Hầu hết nhà lưu trữ đều đảm bảo (hoặc ít nhất là nhắm tới) thời gian hoạt động khoảng 99%. Tôi thích các website của mình chỉ “bị lắc chứ không khuấy”, và có ít nhất 99,99% thời gian hoạt động.

Tôi vui mừng thông báo rằng các kết quả thời gian hoạt động là tuyệt vời đối với tất cả mọi dịch vụ lưu trữ. Hãy cho nó thời gian. Khi họ chùn bước, tôi sẽ ở đây với cập nhật mới.

Đảm bảo thời gian hoạt động

Những nhà lưu trữ đáng tin cậy đảm bảo thời gian hoạt động trong SLA (Thỏa thuận cấp độ dịch vụ) của họ. Họ đứng ra đảm bảo và đề nghị hoàn tiền cho bạn nếu họ không thể thực hiện đúng lời hứa của mình.

Vấn đề là, một số công ty giống như những con quỷ lén lút. Họ sử dụng ngôn từ gây hiểu lầm để trốn tránh trách nhiệm, hoặc định nghĩa “đảm bảo thời gian hoạt động” theo những cách phù hợp với họ – chứ không phải với bạn.

Ví dụ, Hostwinds hứa hẹn rằng mạng và nguồn điện sẽ rất ok. Điều gì xảy ra nếu máy móc thực tế bị trục trặc? Chà, điều đó không xảy đến với họ. Hostinger đảm bảo thời gian hoạt động trong các điều kiện rất mơ hồ và sẽ chỉ hoàn trả cho bạn 5% phí đã đóng như “theo quyết định của riêng họ”. Tôi không thể coi đây là những đảm bảo thực tế.

InMotion quảng cáo “đảm bảo thời gian hoạt động 99,9%”, nhưng không có lời nào về điều đó trong SLA. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên nhất với Liquid Web (Nexcess) cao cấp, vì lý do nào đó, họ không cảm thấy cần có đảm bảo thời gian hoạt động. Thật đáng thất vọng.

Hiệu suất – Kết luận

Những người chiến thắng rõ ràng: Kinsta, Liquid Web và Hostinger. Việc Hostinger giá rẻ có thể nhanh và đáng tin cậy như hai dịch vụ đắt tiền nhất trong danh sách này vượt quá mong đợi của tôi. Các nhân viên của Hostinger đã cung cấp cho tôi một hướng dẫn tối ưu hóa dài và hữu ích, nhưng tôi chưa bao giờ ngờ hiệu suất lại tuyệt vời đến như vậy.

Đăng ký Liquid Web ngay hôm nay >>

Những kẻ thua cuộc? Hostwinds và InMotion Hosting. Chúng hoạt động tương đối ổn khi ở gần nhà, nhưng nếu tốc độ là yêu cầu của bạn – hãy tìm nơi khác. Việc thiếu đảm bảo thời gian hoạt động cũng không chính xác mang lại “hiệu suất hàng đầu”.

Hỗ trợ

Khi bạn có câu hỏi, hoặc đơn giản là cần trợ giúp, bạn sẽ phải dựa vào nhân viên hỗ trợ, các hướng dẫn và cơ sở kiến thức của nhà lưu trữ đó. Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc có ít hiểu biết hơn về công nghệ, bạn phải chắc chắn rằng những người này sẽ ở đó vì bạn.

Hỗ trợ trước bán hàng

Được xếp hạng từ 1 đến 5. Nếu bạn đang muốn đăng ký, bạn có thể có thắc mắc. Đó là lý do tại sao việc có một nhân viên chuyên nghiệp là rất quan trọng. Một người hiểu biết chuyên môn của mình và sẽ không cố tìm cách bán cho bạn những gói hoặc sản phẩm bạn không cần. Tôi đã cố gắng nói chuyện với tất cả các nhà lưu trữ trước khi đăng ký. Thật ngạc nhiên, nó không phải lúc nào cũng là một lựa chọn. Trò chuyện trực tiếp hiển nhiên là cách thức ưa thích của tôi, nhưng các phản hồi nhanh qua email cũng được đánh giá cao. Điều tôi không thích là gọi điện cho họ.

Nhân viên chuyên nghiệp của Liquid Web rất trung thực, phản hồi nhanh và khiến tôi muốn đăng ký ngay. FastComet cũng rất tuyệt, họ trả lời nhanh các câu hỏi của tôi với kiến thức vững chắc về dịch vụ và không bán vượt. A2 Hosting, Hostwinds và GreenGeeks vấp váp chỗ này chỗ nọ, nhưng nói chung cũng đáng tin cậy. Điều tốt nhất về tất cả những nhà lưu trữ này? Họ có sẵn qua trò chuyện trực tiếp.

Hostinger đã yêu cầu tôi sử dụng email. Tôi đã nhận được các câu trả lời hữu ích trong vòng chưa đầy một giờ, nhưng tôi vẫn không mấy ấn tượng. Kinsta cũng yêu cầu tôi sử dụng email, điều này thật gây ngạc nhiên đối với số tiền mà dịch vụ này thu. Tôi không nhận được câu trả lời cho các thắc mắc của mình, nhưng có tùy chọn gọi điện thoại.

Nhân viên của InterServer thật đáng thất vọng. Anh ta nắm bắt tiếng Anh yếu và dường như không hiểu các tốc độ tải bị ảnh hưởng như thế nào bởi khoảng cách thực tế từ trung tâm dữ liệu.

SiteGround đạt điểm tối thiểu ở đây vì đơn giản không có bất kỳ cách nào để liên hệ với công ty trước khi đăng ký – ngoại trừ dịch vụ bưu chính thông thường và tôi không nghĩ bạn muốn sử dụng phương pháp này.

Các kênh hỗ trợ

Tôi có thể tha thứ cho các công ty vì đã bỏ qua hỗ trợ trước bán hàng, nhưng với tư cách là một khách hàng trả tiền, nhu cầu của tôi tăng lên. Tôi muốn có trò chuyện trực tiếp và cả tùy chọn nhận hỗ trợ qua điện thoại, email, vé, fax và thần giao cách cảm. Tôi sẽ không sử dụng những tùy chọn đó, nhưng tôi muốn biết chúng ở đó.

Mặc dù có trò chuyện trước bán hàng xuất sắc, nhưng Liquid Web không có bất kỳ hỗ trợ qua trò chuyện nào sau khi đăng ký. Bạn bị mắc kẹt với vé, và chúng rất chậm. Tôi đã gắn nhãn vé của mình là “Urgent” (“Khẩn cấp”), nhưng nhiều khi phải đợi hàng giờ trước khi nhận được bất kỳ phản hồi nào. Rõ ràng, nó khiến cho việc có một cuộc hội thoại gần như không thể xảy ra.

Các nhà lưu trữ còn lại cung cấp kết hợp tiêu chuẩn gồm trò chuyện, vé và hỗ trợ qua điện thoại.

Hỗ trợ nội bộ

Để cung cấp hỗ trợ đáng tin cậy nhất, đội ngũ cần phải thuộc nội bộ. Hy vọng rằng điều đó nghĩa là các kỹ thuật viên, nhân viên bán hàng và tất cả các nhân sự khác của công ty đều ở trong cùng một tòa nhà. Việc thuê ngoài hỗ trợ từ các công ty nhân lực hạng hai và hạng ba ở Ấn Độ làm cho mọi thứ rẻ hơn rất nhiều đối với bản thân nhà lưu trữ, nhưng nó lại gieo rắc tai họa cho bạn. Khi nói chuyện với các nhân viên đại diện như vậy, hãy liệu trước những chuyện như tiếng Anh hỏng, thiếu kiến thức chung và đôi khi hoàn toàn không có khả năng hỗ trợ.

Tám trong số mười dịch vụ đã làm tốt, nhưng không phải là A2 Hosting và InterServer. Tình hình với InterServer ngày càng trở nên tồi tệ khi cuộc thử nghiệm tiến triển. Các nhân viên đại diện thì vật lộn với tiếng Anh cơ bản và các tương tác rốt cuộc lại mất nhiều thời gian hơn mong đợi. Bộ phận hỗ trợ được thuê ngoài của A2 Hosting không tệ đến thế, mặc dù bạn vẫn phải sử dụng “tiếng ngọng ngịu” với họ, ít nhất là trong hầu hết thời gian.

Tính khả dụng

Khi tôi quyết định liên hệ với bộ phận hỗ trợ, tôi muốn một nhân viên luôn sẵn sàng để giúp đỡ tôi 24/7. Và để trả lời tin nhắn của tôi kịp lúc, trong sổ điểm của tôi là khoảng 30 giây. Tôi đã thu thập dữ liệu về thời gian mà tôi thực sự tiêu tốn để nhận được hỗ trợ và giờ giấc làm việc là khi nào.

Tất cả các nhà lưu trữ đều quảng cáo dịch vụ hỗ trợ 24/7, nhưng với một số nhà lưu trữ, thực tế không phải vậy. A2 Hosting, InMotion Hosting và Hostinger đã mất rất nhiều thời gian để trả lời các thắc mắc trên trò chuyện trực tiếp, đôi khi bắt tôi phải đợi đến cả tiếng đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn. Liquid Web có thể có một nhân viên túc trực ở đó 24/7, nhưng anh ta chắc chắn không thiết tha trả lời vé của bạn ngay lập tức.

Tính chuyên nghiệp

Việc một nhân viên hỗ trợ trả lời ngay lập tức nhưng lại mù tịt về cách kết nối miền với tài khoản lưu trữ hoặc về thiết lập chứng chỉ SSL có tốt không? Không tốt. Tôi đã xếp hạng chúng từ 1 đến 5 dựa trên trải nghiệm của mình. Tôi đã có nhiều lần tương tác với bộ phận hỗ trợ của từng nhà lưu trữ và biết rõ điều gì đang diễn ra.

Nói một cách đơn giản: Bạn không thể trông chờ vào sự trợ giúp qua trò chuyện trực tiếp từ InterServer. Các nhân viên không được đào tạo cho công việc này và chỉ ở đó để cho bạn ảo tưởng về dịch vụ hỗ trợ. InterServer có các nhân viên thực tế sẵn sàng qua vé, và cuối cùng tôi đã hoàn toàn ngừng thử hỗ trợ qua trò chuyện.

SiteGround, Liquid Web, KinstaGreenGeekslại hoàn toàn trái ngược. Những người này biết về lưu trữ. Họ có kinh nghiệm với nó. Họ có thể xử lý mọi vấn đề mà tôi gặp phải, một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Những dịch vụ còn lại thì sao? Hên xui. Ví dụ: với FastComet, một nhân viên đã cố gắng cài đặt lại website của tôi trong nỗ lực giải quyết một vấn đề không liên quan. Một nhân viên khác hóa ra lại là một cỗ máy tối ưu hóa, người này đã dành nửa tiếng để cải thiện tốc độ website của tôi và đạt điểm A trong sổ điểm của tôi.

Vượt xa mong đợi

Đôi khi bạn sẽ cần sự giúp đỡ, nhưng vấn đề cụ thể mà bạn đang đối mặt không được bao gồm trong thỏa thuận cấp độ dịch vụ. Nhiều khi, các nhân viên biết chính xác những gì cần phải làm. Việc khiến bạn trở thành một khách hàng hài lòng hay bám vào các quy tắc và quy định rồi nói “Xin lỗi! Đó không phải là một phần của dịch vụ!” là tùy thuộc ở họ. Bạn có thể làm điều ở vế sau, nhưng nếu bạn muốn có một vị trí trong trái tim tôi, bạn phải đi xa hơn.

InterServer thất bại thảm hại vì nó chỉ đi được dặm đầu tiên. Đừng làm phiền nó với những thứ phụ thêm khác. Liquid Web và Hostwinds đã rất cởi mở để giúp cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn – Một nhân viên của Liquid Web đã đề nghị cài đặt một chủ đề WordPress cho tôi (bất kỳ nhà lưu trữ nào khác sẽ bảo bạn tra Google để biết cách làm), còn nhân viên của Hostwinds đã tự mình thực hiện nhiều tối ưu hóa. FastComet cũng đạt điểm cao ở đây, mặc dù nó thực sự phụ thuộc vào người nhân viên và vận may của bạn.

Nhưng ai là người chiến thắng tuyệt đối ở đây? GreenGeeks. Tôi không phóng đại – những người này thực sự muốn giúp đỡ. Họ sẽ ngồi với bạn cả tiếng và hướng dẫn bạn cách sử dụng WordPress vào lần đầu. Họ sẽ tối ưu hóa website cho bạn, chăm sóc chu đáo mọi vấn đề và cung cấp đầy đủ thông tin từng bước một. Họ là tuyệt nhất.

Hỗ trợ – Kết luận

GreenGeeks, rất tuyệt vời. Như tôi đã nói, đây là cách mà hỗ trợ nên thế. Liquid Web, Hostwinds, FastComet và Kinsta đều tốt, nhưng tất cả họ đều mắc phải một số vấn đề – hệ thống vé gây khó chịu, những lỗi nhỏ hoặc quá tuân thủ không làm bất cứ điều gì mà họ không bắt buộc phải làm.

 >>

InterServer gây thất vọng lớn với dịch vụ trò chuyện trực tiếp được thuê ngoài của nó, nhưng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn sẵn lòng chọn hỗ trợ qua vé và chờ đợi lâu hơn.

Những dịch vụ này thực sự tốn bao nhiêu chi phí và bạn nhận được bao nhiêu giá trị cho số tiền của mình? Ngoài ra – những tùy chọn thanh toán nào hiện có, các nhà lưu trữ không nói cho bạn biết điều gì và liệu bạn có thể rời đi nếu không hài lòng không?

Đôi khi không có gói hàng tháng và trong những trường hợp đó, tôi đã tính giá hàng tháng bằng giá gói chia cho số tháng.

Tự hỏi Kinsta và Liquid Web sẽ đưa bạn đến đâu? Nó ở ngay đây. Giá cơ bản hàng tháng cao hơn rất nhiều so với mọi nhà lưu trữ còn lại trong danh sách này. Kinsta thực sự đắt hơn InterServer gấp sáu lần, đây là người chiến thắng hiển nhiên. Ngay cả khi thanh toán hàng tháng, giá thành vẫn vào khoảng 115k hợp lý đến kinh ngạc.

Mẹo với hầu hết công ty lưu trữ là để có được các mức giá tốt nhất có thể, bạn cần đăng ký thời hạn dài nhất có thể.

Hostinger tuyệt đối trở thành lựa chọn rẻ nhất trong lịch sử lưu trữ webkhi bạn đăng ký bốn năm. Nó thực sự là một mức giá đáng kinh ngạc, nhưng nó tùy thuộc vào bạn cân nhắc nhu cầu của mình sẽ thay đổi như thế nào trong bốn năm – gói sẽ giữ y nguyên.

Một số người muốn đăng ký một dịch vụ và bắt đầu công việc kinh doanh mà họ biết là sẽ tồn tại trong nhiều năm. Bạn có thể ổn khi đăng ký trước trong nhiều năm. Nhưng một số người muốn có sự linh hoạt. Đó là thanh toán hàng tháng: khả năng thay đổi ý định của bạn và hoàn tất gói vào tháng tiếp theo.

Đáng buồn thay, bạn không có được điều đó với InMotion Hosting, gói đăng ký tối thiểu của nó là một năm. SiteGround thậm chí còn tệ hơn, nó cho phép bạn chọn gói “dùng thử” hàng tháng, nhưng sau một tháng, nó lại thông báo rằng thời gian dùng thử đã kết thúc và bây giờ nó trở thành gói đăng ký hàng năm hoặc không gì cả.

Tôi thích thanh toán bằng PayPal hơn, nhưng thẻ tín dụng cũng được. Và tôi đánh giá cao việc có các tùy chọn khác chẳng hạn như bitcoin.

Kinsta và Liquid Web không cho tôi PayPal mà thay vào đó là thẻ tín dụng. GreenGeeks cho phép tôi thanh toán bằng PayPal, nhưng không định kỳ. Tôi phải thanh toán hóa đơn hàng tháng của mình theo cách thủ công mỗi lần. Đó là một sự thất vọng lớn đối với cả ba dịch vụ.

Khi đăng ký dịch vụ, một số nhà lưu trữ tự động thêm các dịch vụ bổ sung mà bạn chưa bao giờ yêu cầu bởi vì họ muốn bạn trả thêm tiền. Thường thì các nhà lưu trữ này đã tính phí nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Nó là một cách thực hành kinh doanh lén lút.

Những kẻ vi phạm chính ở đây là SiteGround, Hostwinds và InMotion Hosting. Tất cả họ dường như nghĩ rằng họ biết rõ hơn bạn và thêm một dịch vụ sao lưu hoặc một số dịch vụ bổ sung khác làm tăng chi phí hàng tháng vượt qua mức giá bạn sẽ trả cho Kinsta. Tôi khuyên bạn nên hết sức cẩn thận với họ.

Chi phí ẩn gây khó chịu gần như dịch vụ bán thêm. Chúng là những khoản phí xuất hiện một cách đáng ngạc nhiên, thường là khi bạn đã sẵn sàng mua sản phẩm. Các điều khoản được dựng lên như “Phí thiết lập” (tất cả đều tự động – không ai “thiết lập” tài khoản mới của bạn cả) đi kèm thẻ giá 350k là một con số không to tướng trong sổ điểm của tôi.

SiteGround thất bại hoàn toàn trong hạng mục này và trên nhiều cấp độ. Nó tính phí thiết lập ngay cả khi bạn chỉ đăng ký bản dùng thử hàng tháng và không hoàn tiền ngay cả khi bạn đăng ký hàng năm sau khi tháng đó kết thúc. GreenGeeks cũng có một khoản phí thiết lập, nhưng nhân viên đã tử tế loại bỏ nó theo yêu cầu của tôi.

Nếu việc lưu trữ với một công ty không thành công, bạn sẽ muốn rời bỏ họ và lấy lại tiền của mình. Với đảm bảo hoàn tiền, điều đó là khả thi và được tất cả những nhà lưu trữ trong danh sách này áp dụng, ngoại trừ Hostwinds.

Trong số chín dịch vụ tử tế còn lại, đáng kể đến là InMotion Hosting cho bạn hẳn ba tháng để bạn quyết định, và A2 Hosting sẽ hoàn tiền cho bạn theo tỷ lệ, ngay cả sau một năm của gói đăng ký hai năm.

Tôi không khuyến khích bạn lưu trữ website và mua miền của bạn từ cùng một công ty, nhưng đôi khi một giao dịch quá tốt thì cũng nên xem xét.

Hostwinds, GreenGeeks và InMotion Hostingsẽ bao gồm một miền miễn phí nếu bạn đăng ký một năm hoặc lâu hơn. InterServer cho phép bạn mua một miền được chiết khấu cao, còn Hostinger thường xuyên thay đổi gói dịch vụ của nó. Tôi nhận được một miền miễn phí khi đăng ký, nhưng nó không phải lúc nào cũng vậy.

Ngay cả khi bạn được nhận một miền miễn phí, nó cũng chỉ miễn phí trong một năm. Năm thứ hai, bạn sẽ phải trả nguyên giá. FastComet Hostingercó các mức giá rẻ nhất trong số 10 dịch vụ này (đối với miền .com), và tất cả những dịch vụ khác đều đắt một cách đáng kinh ngạc. Nhưng nghiêm túc mà nói, các bạn, đừng mua miền nơi bạn lưu trữ. Cứ sử dụng Namecheaphoặc Namesilo. Chúng rẻ hơn, đáng tin cậy hơn và bao gồm bảo vệ Whois miễn phí (tất cả các nhà lưu trữ trong danh sách này đều tính phí nó).

InterServer là tốt nhất về mặt giữ cho mọi thứ linh hoạt và giá cả phải chăng. Mức giá hàng tháng rất hợp lý, đưa InterServer trở thành sự lựa chọn hiển nhiên cho những khách hàng am hiểu công nghệ muốn nhận được nhiều hơn và trả ít hơn mà không phải cam kết trong nhiều năm tới.

Bạn đang tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất? Trang web hoặc ứng dụng của bạn đã vượt qua những gì chia sẻ, đám mây và VPS lưu trữ phải cung cấp?

Trong bài đăng này, chúng tôi đã liệt kê bảy trong số các công ty lưu trữ tốt nhất cung cấp ít nhất một hình thức lưu trữ máy chủ chuyên dụng. Chúng tôi sẽ đi qua các loại lưu trữ máy chủ chuyên dụng mà họ cung cấp (không được quản lý, quản lý đầy đủ và bán được quản lý) và giá cả.

Chúng tôi sẽ bắt đầu với các lựa chọn hàng đầu của chúng tôi, sau đó bao gồm từng máy chủ web chi tiết hơn.

Trước khi chúng tôi so sánh từng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, ở đây, một bản tóm tắt nhanh chóng nếu bạn đang vội vàng:

  1. Liquid Web-Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất toàn diện. Hỗ trợ tuyệt vời và các tính năng tuyệt vời. Sao lưu bao gồm. – All-round best dedicated server hosting provider. Great support and great features. Backups included.
  2. Dreamhost-Lưu trữ máy chủ chuyên dụng giàu tính năng với sự hỗ trợ vững chắc. Giám sát và bảo vệ DDOS bao gồm. – Feature-rich dedicated server hosting with solid support. Monitoring and DDoS protection included.
  3. Lưu trữ A2 - Lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất cho các nhà phát triển. Điều chỉnh kế hoạch của bạn để phù hợp với nhu cầu của bạn và chọn từ quản lý, không được quản lý hoặc được quản lý với quyền truy cập gốc. – Best dedicated server hosting for developers. Tailor your plan to suit your needs and choose from managed, unmanaged or managed with root access.
  4. Lưu trữ Inmotion-Lưu trữ máy chủ chuyên dụng toàn diện vững chắc. Cho phép bạn tùy chỉnh thông số kỹ thuật của máy chủ. – Solid all-round dedicated server hosting. Allows you to customize server specs.
  5. Hostwithlove - đắt hơn một chút so với những người khác nhưng cung cấp nhiều giá trị. Bao gồm CPanel, Cloudlinux, JetPackBackup, KernelCare và Softacious Premium. – Slightly more expensive than others but offers plenty of value. Includes cPanel, CloudLinux, JetpackBackup, KernelCare and Softaculous Premium.
  6. Hostgator - Cân bằng tuyệt vời của khả năng chi trả, tính năng và hiệu suất. – Great balance of affordability, features and performance.
  7. Bluehost - Cung cấp tốt và giá cả phải chăng nhưng bạn nhận được nhiều tiền hơn với Hostgator. – Good offering and affordable but you get more for your money with HostGator.

1. Web Liquid

Liquid Web là một máy chủ đa dịch vụ hỗ trợ các nền tảng như WordPress, Magento, Joomla và Drupal. Nó cung cấp lưu trữ đám mây, lưu trữ VPS, lưu trữ doanh nghiệp và tất nhiên, lưu trữ chuyên dụng. is a multi-service host that supports such platforms as WordPress, Magento, Joomla and Drupal. It offers cloud hosting, VPS hosting, enterprise hosting and, of course, dedicated hosting.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Nó cung cấp hai dịch vụ lưu trữ chuyên dụng chính: lưu trữ chuyên dụng truyền thống và dịch vụ lưu trữ đám mây được cung cấp bởi cơ sở hạ tầng chuyên dụng truyền thống. Cái sau cho phép bạn kết hợp công suất tính toán của một máy chủ chuyên dụng với khả năng mở rộng của máy chủ đám mây.

Mặc dù có bản chất khác nhau, hai dịch vụ lưu trữ chuyên dụng này chia sẻ một bộ tính năng và khả năng tùy chỉnh tương tự trong các tầng họ cung cấp. Bắt đầu với bảo mật, bạn đã cung cấp bảo vệ DDOS cho hiệu suất thời gian hoạt động tối ưu cũng như các dịch vụ CDN thông qua tích hợp với CloudFlare. Điều này cung cấp tốc độ trang tăng và bảo vệ DDoS bổ sung.

Bạn cũng được bảo vệ bởi serversecure Advanced Security, bao gồm chống vi -rút, quét thông thường, loại bỏ phần mềm độc hại và cấu hình máy chủ cứng. Thêm vào đó, tất cả các máy chủ chuyên dụng truyền thống đều có tới 2TB lưu trữ SATA để sao lưu dữ liệu quan trọng.

Bạn cũng có thể chọn ứng dụng bảng điều khiển cụ thể mà bạn muốn sử dụng: Interworx, Plesk hoặc CPanel, cho phép bạn chọn hệ thống quản lý nội dung và công cụ lưu trữ mà bạn có quyền truy cập.

Truy cập cấp độ gốc cũng giúp đảm bảo bạn duy trì kiểm soát hoàn toàn máy chủ và cài đặt cấu hình cụ thể nhất của nó.

Đối với phần cứng, bạn có thể chọn giữa một CPU Intel hoặc CPU kép có tổng cộng lên tới 32 lõi (28 với lưu trữ đám mây). Lên tới 128GB RAM có sẵn khi có tới 20 GB băng thông.

Ngoài ổ đĩa sao lưu, bạn đã cung cấp nhiều SSD SSD 240GB hoặc 480GB để lưu trữ chính. Một ổ đĩa SATA 1TB cũng được bao gồm trong máy chủ của bạn trong các gói cấp cao.

Các tính năng chính

  • Được quản lý đầy đủ, quản lý cốt lõi và không được quản lý.
  • Ubuntu, Windows, Centos và Cloudlinux có sẵn.
  • CPanel, Interworx và PLESK có sẵn dưới dạng ứng dụng bảng điều khiển.
  • Vị trí máy chủ ở Michigan (Trung tâm Hoa Kỳ), Arizona (Hoa Kỳ) và Amsterdam (EU).
  • 4-32 lõi CPU với tốc độ tối đa 3,9 GHz.
  • 16-128GB RAM.
  • 2 x 240GB SSD-4 x 480GB Bộ lưu trữ SSD (dung lượng SSD khác nhau để lưu trữ đám mây).
  • 5-20TB băng thông.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Kế hoạch lưu trữ truyền thống bắt đầu từ $ 199/tháng. Lưu trữ đám mây chuyên dụng bắt đầu từ $ 169/tháng. Cần lưu ý rằng giá này có thể sẽ tăng khi bạn định cấu hình kế hoạch của mình. Chẳng hạn, các bảng điều khiển có giá thêm 20 đô la/tháng.


2. Dreamhost

Dreamhost là một máy chủ được chia sẻ đa dịch vụ cung cấp nhiều dịch vụ lưu trữ khác nhau cho nhiều nền tảng. Các máy chủ chuyên dụng của nó được quản lý đầy đủ nhưng vẫn cung cấp một vài trụ cột linh hoạt cho các nhà phát triển. is a multi-service shared host that offers a variety of different hosting services for multiple platforms. Its dedicated servers are fully managed yet still offer a few pillars of flexibility for developers.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Mặc dù bạn có thể chọn hệ điều hành của mình, bạn được cấp quyền truy cập gốc để bạn có nhiều quyền kiểm soát đối với cấu hình máy chủ của mình nhất có thể. Bạn cũng có thể khởi động lại hoặc cung cấp năng lượng cho toàn bộ máy chủ của mình từ bảng điều khiển tùy chỉnh Dreamhost, bất cứ khi nào bạn cần. Các phiên bản mới nhất của PHP có sẵn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng Perl, Python và Ruby. Trình quản lý phiên bản Ruby cũng được bao gồm.

Máy chủ cung cấp hỗ trợ và giám sát máy chủ 24/7. Bảo trì máy chủ cũng được xử lý bởi họ là bảo vệ DDOS và các biện pháp bảo mật khác.

Bạn có thể định cấu hình một vài thông số kỹ thuật cho máy chủ của mình trước khi đăng ký lưu trữ, mặc dù có một số hạn chế. Chẳng hạn, nhiều kế hoạch sử dụng ổ cứng để lưu trữ chính theo mặc định. Bạn chỉ có thể nâng cấp lên SSD nếu bạn chọn CPU 12 lõi trong 4 lõi mặc định. Điều tương tự cũng đúng với việc chọn RAM 32 và 64GB.

Như vậy, lõi CPU, RAM tối đa và loại ổ lưu trữ là thông số kỹ thuật duy nhất bạn có thể định cấu hình. Bạn không thể chọn số lượng lưu trữ bạn nhận được. Số tiền được cấu hình tự động dựa trên số lượng lõi CPU bạn chọn.

Các tính năng chính

  • Được quản lý đầy đủ với truy cập gốc.
  • Hệ điều hành Ubuntu.
  • Bảng điều khiển tùy chỉnh.
  • Máy chủ nằm ở Mỹ.
  • 4 hoặc 12 lõi CPU.
  • 4-64GB RAM.
  • Lên đến 2TB lưu trữ ổ cứng. Lên đến 240GB dung lượng lưu trữ SSD.
  • Băng thông không giới hạn.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Kế hoạch lưu trữ chuyên dụng của Dreamhost, bắt đầu từ $ 169/tháng hoặc $ 1,788/năm.


3. Lưu trữ A2

Lưu trữ A2 là một máy chủ đa dịch vụ khác chủ yếu phục vụ các trang web WordPress, mặc dù nó cũng cung cấp hỗ trợ cho các nền tảng như Joomla và Drupal. Lưu trữ được chia sẻ, lưu trữ WordPress được quản lý và lưu trữ VPS có sẵn bên ngoài lưu trữ chuyên dụng. is another multi-service host that mainly caters to WordPress sites, though it also offers support for platforms like Joomla and Drupal. Shared hosting, managed WordPress hosting and VPS hosting are available outside of dedicated hosting.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Lưu trữ A2 có ba dịch vụ lưu trữ chuyên dụng: không được quản lý, cốt lõi và được quản lý. Các thông số kỹ thuật cho mỗi thông số kỹ thuật ít nhiều giống nhau, nhưng chúng khác nhau trong các tính năng mà chúng cung cấp.

Không được quản lý là lựa chọn tốt nhất cho các nhà phát triển có kinh nghiệm muốn cài đặt các tập lệnh và ứng dụng tùy chỉnh được hỗ trợ bởi các bảng điều khiển được cung cấp trong môi trường lưu trữ lõi và quản lý. Tuy nhiên, CPanel có sẵn cho dịch vụ này. Bạn sẽ nhận được quyền truy cập gốc và khả năng chọn hệ điều hành Linux mà máy chủ của bạn sử dụng.

Với quản lý cốt lõi, bạn vẫn sẽ có quyền truy cập gốc, nhưng bạn cũng sẽ nhận được cấu hình máy chủ được quản lý hạn chế và hỗ trợ hạn chế từ nhóm công nghệ lưu trữ A2. CPanel được bao gồm miễn phí và bạn đã giành chiến thắng có thể chọn hệ điều hành nào bạn sử dụng. Bạn cũng sẽ nhận được bảo mật và bảo trì máy chủ được quản lý.

Trong lưu trữ chuyên dụng được quản lý, truy cập root được loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được quản lý cấp người dùng. Cấu hình máy chủ của bạn cũng được duy trì hoàn toàn bằng cách lưu trữ A2 và bạn sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào nhóm hỗ trợ máy chủ.

A2 Hosting Phần cứng phần cứng hoàn toàn có thể tùy chỉnh. Bạn có quyền truy cập vào tối đa 12 lõi CPU, lưu trữ 512GB RAM, SSD và SATA và lên đến 20TB băng thông.

Các tính năng chính

  • Được quản lý đầy đủ với truy cập gốc.
  • Hệ điều hành Ubuntu.
  • Bảng điều khiển tùy chỉnh.
  • Máy chủ nằm ở Mỹ.
  • 4 hoặc 12 lõi CPU.
  • 4-64GB RAM.
  • Lên đến 2TB lưu trữ ổ cứng. Lên đến 240GB dung lượng lưu trữ SSD.
  • Băng thông không giới hạn.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Kế hoạch lưu trữ chuyên dụng của Dreamhost, bắt đầu từ $ 169/tháng hoặc $ 1,788/năm.


3. Lưu trữ A2

Lưu trữ A2 là một máy chủ đa dịch vụ khác chủ yếu phục vụ các trang web WordPress, mặc dù nó cũng cung cấp hỗ trợ cho các nền tảng như Joomla và Drupal. Lưu trữ được chia sẻ, lưu trữ WordPress được quản lý và lưu trữ VPS có sẵn bên ngoài lưu trữ chuyên dụng. is another multi-service host that offers hosting solutions for a variety of different platforms, namely WordPress. One of these services is dedicated hosting, which is broken down into two separate solutions: unmanaged and fully-managed.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Lưu trữ A2 có ba dịch vụ lưu trữ chuyên dụng: không được quản lý, cốt lõi và được quản lý. Các thông số kỹ thuật cho mỗi thông số kỹ thuật ít nhiều giống nhau, nhưng chúng khác nhau trong các tính năng mà chúng cung cấp.

Không được quản lý là lựa chọn tốt nhất cho các nhà phát triển có kinh nghiệm muốn cài đặt các tập lệnh và ứng dụng tùy chỉnh được hỗ trợ bởi các bảng điều khiển được cung cấp trong môi trường lưu trữ lõi và quản lý. Tuy nhiên, CPanel có sẵn cho dịch vụ này. Bạn sẽ nhận được quyền truy cập gốc và khả năng chọn hệ điều hành Linux mà máy chủ của bạn sử dụng.

Với quản lý cốt lõi, bạn vẫn sẽ có quyền truy cập gốc, nhưng bạn cũng sẽ nhận được cấu hình máy chủ được quản lý hạn chế và hỗ trợ hạn chế từ nhóm công nghệ lưu trữ A2. CPanel được bao gồm miễn phí và bạn đã giành chiến thắng có thể chọn hệ điều hành nào bạn sử dụng. Bạn cũng sẽ nhận được bảo mật và bảo trì máy chủ được quản lý.

Trong lưu trữ chuyên dụng được quản lý, truy cập root được loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được quản lý cấp người dùng. Cấu hình máy chủ của bạn cũng được duy trì hoàn toàn bằng cách lưu trữ A2 và bạn sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào nhóm hỗ trợ máy chủ.

A2 Hosting Phần cứng phần cứng hoàn toàn có thể tùy chỉnh. Bạn có quyền truy cập vào tối đa 12 lõi CPU, lưu trữ 512GB RAM, SSD và SATA và lên đến 20TB băng thông.

Các tính năng chính

  • Máy chủ không được quản lý và được quản lý đầy đủ có sẵn.
  • Ubuntu, Centos và Debian có sẵn. Bạn cũng có thể cài đặt hệ điều hành của riêng bạn.
  • CPanel được cài đặt trên các máy chủ được quản lý.
  • Máy chủ nằm ở Mỹ.
  • 4-24 lõi CPU với tốc độ cao tới 3,5 GHz.
  • 16-384GB RAM.
  • Lên đến 8TB bộ nhớ SSD chính với bộ nhớ thứ cấp cũng có sẵn.
  • Lên đến 25TB băng thông.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Các kế hoạch lưu trữ của Inmotion bắt đầu từ $ 119/tháng hoặc $ 1,199,88/năm.


5. Hostwithlove

Hostwithlove là một máy chủ chung cung cấp hai dịch vụ lưu trữ chuyên dụng được quản lý đầy đủ: bán chuyên dụng và truyền thống. Trong lưu trữ bán chuyên dụng, bạn chia sẻ một máy chủ với một số ít các trang web khác. Điều này được so sánh với các máy chủ lưu trữ được chia sẻ, thường được chia sẻ bởi hàng trăm trang web. is a shared host that offers two fully-managed dedicated hosting services: semi-dedicated and traditional dedicated. In semi-dedicated hosting, you share a server with a small handful of other websites. This is compared to shared hosting servers, which are often shared by hundreds of websites.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Các máy chủ bán chuyên dụng của Hostwithlove, mạnh hơn nhiều so với các máy chủ lưu trữ được chia sẻ nhưng ít mạnh hơn các máy chủ chuyên dụng truyền thống. Kết quả cuối cùng là một giải pháp lưu trữ mạnh mẽ hơn so với lưu trữ được chia sẻ với tốc độ rẻ hơn nhiều so với lưu trữ chuyên dụng truyền thống.

Lưu trữ tối đa ở mức 120GB cho bán chuyên dụng trong khi nó lên tới 4TB cho truyền thống chuyên dụng. Băng thông trong các tối đa bán chuyên dụng tại 1TB trong khi mọi kế hoạch lưu trữ truyền thống đều có 10TB băng thông. Thêm vào đó, lưu trữ bán chuyên dụng và lõi CPU tối đa với 6GB và hai tương ứng.

Sự khác biệt lớn khác là cách bạn mua mỗi dịch vụ. Máy chủ lưu trữ bán chuyên dụng được cung cấp như là. Bạn có thể định cấu hình hầu hết mọi phần của máy chủ chuyên dụng truyền thống mà bạn mua.

Mọi thứ khác về cách các máy chủ cho mỗi dịch vụ được cấu hình là nhiều hơn hoặc ít giống nhau. Các máy chủ sử dụng hệ điều hành Cloudlinux và CPanel. Jetbackup cũng được sử dụng để sao lưu dữ liệu của bạn.

Hostwithlove xử lý cập nhật và bảo trì máy chủ. Bạn cũng có quyền truy cập đầy đủ để hỗ trợ.

Các tính năng chính

  • Chỉ có sẵn được quản lý đầy đủ.
  • Chỉ có sẵn Cloudlinux.
  • CPanel được cài đặt trên tất cả các máy chủ.
  • Máy chủ nằm trên khắp thế giới.
  • 2-12 lõi CPU.
  • 2-64GB RAM có sẵn.
  • Lên đến 4TB dung lượng lưu trữ SSD có sẵn. Các máy chủ chuyên dụng truyền thống có thể có tới 4TB lưu trữ ổ cứng bổ sung.
  • Lên đến 10TB băng thông.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Các kế hoạch lưu trữ của Inmotion bắt đầu từ $ 119/tháng hoặc $ 1,199,88/năm.


5. Hostwithlove

Hostwithlove là một máy chủ chung cung cấp hai dịch vụ lưu trữ chuyên dụng được quản lý đầy đủ: bán chuyên dụng và truyền thống. Trong lưu trữ bán chuyên dụng, bạn chia sẻ một máy chủ với một số ít các trang web khác. Điều này được so sánh với các máy chủ lưu trữ được chia sẻ, thường được chia sẻ bởi hàng trăm trang web. is mostly known for the shared hosting plans they offer for WordPress, but they actually offer a variety of different hosting services for numerous platforms. Among these is dedicated hosting, which it offers in semi-managed and fully-managed variants.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Các máy chủ bán chuyên dụng của Hostwithlove, mạnh hơn nhiều so với các máy chủ lưu trữ được chia sẻ nhưng ít mạnh hơn các máy chủ chuyên dụng truyền thống. Kết quả cuối cùng là một giải pháp lưu trữ mạnh mẽ hơn so với lưu trữ được chia sẻ với tốc độ rẻ hơn nhiều so với lưu trữ chuyên dụng truyền thống.

Lưu trữ tối đa ở mức 120GB cho bán chuyên dụng trong khi nó lên tới 4TB cho truyền thống chuyên dụng. Băng thông trong các tối đa bán chuyên dụng tại 1TB trong khi mọi kế hoạch lưu trữ truyền thống đều có 10TB băng thông. Thêm vào đó, lưu trữ bán chuyên dụng và lõi CPU tối đa với 6GB và hai tương ứng.

Sự khác biệt lớn khác là cách bạn mua mỗi dịch vụ. Máy chủ lưu trữ bán chuyên dụng được cung cấp như là. Bạn có thể định cấu hình hầu hết mọi phần của máy chủ chuyên dụng truyền thống mà bạn mua.

Mọi thứ khác về cách các máy chủ cho mỗi dịch vụ được cấu hình là nhiều hơn hoặc ít giống nhau. Các máy chủ sử dụng hệ điều hành Cloudlinux và CPanel. Jetbackup cũng được sử dụng để sao lưu dữ liệu của bạn.

Hostwithlove xử lý cập nhật và bảo trì máy chủ. Bạn cũng có quyền truy cập đầy đủ để hỗ trợ.

Chỉ có sẵn được quản lý đầy đủ.

Các tính năng chính

  • Chỉ có sẵn Cloudlinux.
  • CPanel được cài đặt trên tất cả các máy chủ.
  • Máy chủ nằm trên khắp thế giới.
  • Máy chủ nằm ở Mỹ.
  • 4-24 lõi CPU với tốc độ cao tới 3,5 GHz.
  • 16-384GB RAM.
  • Lên đến 8TB bộ nhớ SSD chính với bộ nhớ thứ cấp cũng có sẵn.
  • Lên đến 25TB băng thông.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Các kế hoạch lưu trữ của Inmotion bắt đầu từ $ 119/tháng hoặc $ 1,199,88/năm.


5. Hostwithlove

Hostwithlove là một máy chủ chung cung cấp hai dịch vụ lưu trữ chuyên dụng được quản lý đầy đủ: bán chuyên dụng và truyền thống. Trong lưu trữ bán chuyên dụng, bạn chia sẻ một máy chủ với một số ít các trang web khác. Điều này được so sánh với các máy chủ lưu trữ được chia sẻ, thường được chia sẻ bởi hàng trăm trang web. is one of the most prolific WordPress hosts available in the hosting industry, though they do support other CMSs as well. They offer shared hosting, managed WordPress hosting and VPS hosting.

10 máy chủ lưu trữ chuyên dụng hàng đầu năm 2022

Khi nói đến việc lưu trữ chuyên dụng, Bluehost chỉ cung cấp một loại dịch vụ. Nó hầu hết không được quản lý, mặc dù chủ nhà không cung cấp mức độ linh hoạt như các máy chủ không được quản lý khác. Mỗi trong số ba gói có sẵn cho bạn được cung cấp, có nghĩa là bạn có thể định cấu hình thông số kỹ thuật của mình cho phù hợp với nhu cầu của bạn hoặc thay đổi hệ điều hành mà máy chủ của bạn sử dụng.

Tuy nhiên, bạn có quyền truy cập gốc. Bạn cũng có thể tự do quản lý Apache. Ngoài ra, trong khi bạn không thể định cấu hình số lượng lưu trữ cơ sở mà trang web của bạn sử dụng trong quá trình thanh toán, bạn có thể thêm lưu trữ bổ sung theo ý muốn mà không cần tham khảo hỗ trợ công nghệ.

Bluehost xử lý bảo mật và bảo trì máy chủ. Hỗ trợ cũng được cấp tốc cho khách hàng lưu trữ chuyên dụng. Bạn thậm chí có quyền được một vài tính năng bổ sung được cung cấp trong các dịch vụ lưu trữ khác của Bluehost, chẳng hạn như chứng chỉ SSL miễn phí từ Let Let Encrypt.

Các thông số kỹ thuật Bluehost cung cấp trong các máy chủ của nó khá bảo thủ. Chỉ có bốn lõi CPU có sẵn bất kể bạn chọn kế hoạch nào và bạn không được nói liệu ổ đĩa lưu trữ mà trang web của bạn được cài đặt có phải là ổ SSD hay ổ cứng tiêu chuẩn hay không.

Các tính năng chính

  • Lưu trữ bán được quản lý với quyền truy cập gốc.
  • Hệ điều hành Centos.
  • CPANEL tùy chỉnh được cài đặt làm bảng điều khiển.
  • 4 lõi CPU.
  • 4-16GB RAM.
  • 500GB-1TB lưu trữ.
  • Lên đến 15TB băng thông.
  • Địa chỉ IP chuyên dụng.

Giá cả

Giá cho dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng của Bluehost, bắt đầu từ $ 149,99/tháng hoặc $ 1,199,88/năm. Giảm giá nhiều hơn có sẵn nếu bạn trả tiền hơn một năm.


Câu hỏi thường gặp về máy chủ chuyên dụng

Lưu trữ chuyên dụng là gì?

Lưu trữ chuyên dụng (đôi khi được gọi là lưu trữ máy chủ chuyên dụng) là một loại gói lưu trữ trong đó khách hàng cho thuê toàn bộ máy chủ và không phải chia sẻ tài nguyên hoặc kiểm soát với bất kỳ ai khác. Nó thường nói về việc lưu trữ được chia sẻ, trong đó nhiều máy khách lưu trữ web chia sẻ tài nguyên từ cùng một máy chủ.

Các kế hoạch lưu trữ web chuyên dụng là phổ biến trong các doanh nghiệp lớn hơn và blog giao thông cao đòi hỏi phân bổ nguồn lực lớn hơn và kiểm soát hoàn toàn đối với máy chủ của riêng họ.

Những ưu và nhược điểm của lưu trữ chuyên dụng là gì?

Lưu trữ chuyên dụng là giải pháp lưu trữ phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn cần phải cân nhắc các ưu và nhược điểm để tìm ra nếu đó là lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn.

Với ý nghĩ đó, đây là một số chuyên gia chính:

  • Hiệu suất lớn hơn. Với các máy chủ chuyên dụng, bạn không phải lo lắng về việc chia sẻ tài nguyên máy chủ với người dùng khác và có thể phân bổ nhiều hơn cho trang web của bạn. Điều này thường dẫn đến độ tin cậy của trang web lớn hơn, tốc độ tải trang nhanh hơn và nói chung là hiệu suất tốt hơn. With dedicated servers, you don’t have to worry about sharing server resources with other users and can allocate more to your website. This often leads to greater website reliability, faster page loading speeds, and generally better performance.
  • Cải thiện SEO. Một trong những cú đánh bắt đầu của hiệu suất trang web tốt hơn là nó có thể giúp SEO. Kể từ khi Google triển khai cập nhật trải nghiệm trang, tốc độ tải trang web và độ tin cậy đã trở thành các yếu tố xếp hạng ngày càng quan trọng. Do đó, nâng cấp lên một kế hoạch lưu trữ chuyên dụng có thể giúp cải thiện hiệu suất của bạn và làm như vậy, hãy tăng lưu lượng tìm kiếm hữu cơ của bạn.One of the upshots of having better website performance is that it can help with SEO. Since Google rolled out the page experience update, website loading speeds and reliability have become increasingly important ranking factors. Therefore, upgrading to a dedicated hosting plan can help improve your performance and in doing so, boost your organic search traffic.
  • Hoàn toàn kiểm soát. Với lưu trữ chuyên dụng, bạn có toàn quyền kiểm soát và có thể định cấu hình máy chủ của mình cho các yêu cầu cụ thể của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh các tính năng hiệu suất và bảo mật để đáp ứng nhu cầu của bạn, cài đặt phần mềm bổ sung, v.v.With dedicated hosting, you have full control and can configure your server for your specific requirements. You can completely customize performance and security features to meet your needs, install additional software, etc.
  • Tăng cường an ninh. Nếu bạn mua lưu trữ chuyên dụng, sẽ không ai có quyền truy cập vào máy chủ của bạn ngoài bạn và nhóm của bạn. Do đó, bạn không phải lo lắng về người dùng bên thứ ba khác giới thiệu phần mềm độc hại hoặc các mối đe dọa bảo mật khác trên máy chủ. Điều này làm cho nó an toàn hơn nhiều so với các kế hoạch lưu trữ được chia sẻ. If you purchase dedicated hosting, no one will have access to your servers other than you and your team. As such, you don’t have to worry about other third-party users introducing malware or other security threats onto the server. This makes it much more secure than shared hosting plans.

Tất nhiên, có một số nhược điểm quá. Dưới đây là nhược điểm chính của lưu trữ chuyên dụng:

  • Nó đắt tiền. Các kế hoạch lưu trữ chuyên dụng thường có giá cao hơn nhiều so với các kế hoạch lưu trữ được chia sẻ khi bạn trả tiền cho toàn bộ máy chủ và có thể chia chi phí với các doanh nghiệp khác. Như vậy, nó có thể không phải là lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp thiếu tiền mặt. Dedicated hosting plans typically cost much more than shared hosting plans as you’re paying for the whole server and can’t split costs with other businesses. As such, it might not be the right choice for small businesses and cash-strapped startups.
  • Yêu cầu bảo trì cao. Các kế hoạch lưu trữ chuyên dụng không phải là ’thực tế như các kế hoạch lưu trữ được chia sẻ, trong đó nhà cung cấp dịch vụ thường chăm sóc các nhiệm vụ quản lý và quản lý máy chủ cần thiết cho bạn. Bạn cần phải thuê một quản trị viên máy chủ hoặc có một lượng kiến ​​thức kỹ thuật tốt để tự mình chăm sóc các nhiệm vụ kỹ thuật này. Ngoài ra, bạn có thể chọn một kế hoạch lưu trữ chuyên dụng được quản lý thay thế, nhưng điều này sẽ có giá cao hơn.Dedicated hosting plans aren’t as ‘hands-off’ as shared hosting plans, in which the service provider usually takes care of necessary server admin and management tasks for you. You’ll need to hire a server administrator or have a good amount of technical knowledge to take care of these technical tasks yourself. Alternatively, you can opt for a managed dedicated hosting plan instead, but this will come at a higher price.

Những gì cần tìm trong một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chuyên dụng

Dưới đây là một số tính năng chính để tìm kiếm trong một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chuyên dụng:

  • Quản lý các kế hoạch không được quản lý. Một số nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ cung cấp cả các gói lưu trữ chuyên dụng được quản lý và không được quản lý. Với các kế hoạch không được quản lý, bạn có trách nhiệm điều hành máy chủ của mình và sẽ phải tự mình chăm sóc những thứ như bảo mật và cập nhật. Với các kế hoạch được quản lý, nhà cung cấp dịch vụ làm điều này cho bạn.Some hosting providers will offer both managed and unmanaged dedicated hosting packages. With unmanaged plans, you’re responsible for running your server and will have to take care of things like security and updates yourself. With managed plans, the service provider does this for you.
  • Bộ xử lý & bộ nhớ. Các nhà cung cấp lưu trữ web thường cung cấp các loại cấu hình máy chủ chuyên dụng khác nhau cho các ngân sách khác nhau. Các kế hoạch đi kèm với CPU mạnh hơn và một lượng lớn lưu trữ và băng thông thường sẽ có giá cao hơn.. Web hosting providers typically offer different types of dedicated server configurations for different budgets. Plans that come with more powerful CPUs and a great amount of storage and bandwidth will usually cost more.
  • Hệ điều hành. Có hai lựa chọn chính cho hệ điều hành máy chủ chuyên dụng của bạn: Windows và Linux. Điều quan trọng là phải cân nhắc các lựa chọn của bạn và chọn hệ điều hành phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.. There are two main choices for your dedicated server operating system: Windows and Linux. It’s important to weigh up your options and choose the right OS for your business.
  • Vị trí máy chủ. Nó cũng rất quan trọng để suy nghĩ về vị trí của các trung tâm dữ liệu của công ty lưu trữ, vì điều này có thể có tác động lớn đến tốc độ của máy chủ chuyên dụng của bạn. Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn chọn một nhà cung cấp lưu trữ web với các trung tâm dữ liệu gần với khách truy cập trang web của bạn để có hiệu suất tối đa.. It’s also important to think about where the hosting company’s data centers are located, as this can have a big impact on the speed of your dedicated server. Ideally, you’ll want to choose a web hosting provider with data centers that are geographically close to your website visitors for maximum performance.
  • Thời gian hoạt động. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chuyên dụng hứa hẹn không ngừng thời gian chết, nhưng rất ít người thực hiện lời hứa đó. Khi bạn so sánh các tùy chọn của mình, hãy chắc chắn rằng bạn nhìn vào công ty lưu trữ bảo đảm thời gian hoạt động và lịch sử thời gian hoạt động. Cố gắng chọn một máy chủ đảm bảo ít nhất 99,9% thời gian hoạt động.. Many dedicated hosting providers promise zero downtime, but few deliver on that promise. When you’re comparing your options, make sure you look at the hosting company’s uptime guarantee and uptime history. Try to choose a host that guarantees at least 99.9% uptime.
  • Giá bán. Tất nhiên, giá trị cho vấn đề tiền bạc quá. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ khác nhau sẽ cung cấp các gói lưu trữ chuyên dụng khác nhau để đáp ứng các ngân sách khác nhau. Cân nhắc tất cả các lựa chọn của bạn và tìm kiếm các giao dịch để đảm bảo bạn nhận được giá trị tốt nhất có thể.. Of course, value for money matters too. Different hosting providers will offer different dedicated hosting packages to meet different budgets. Weigh up all your options and look for deals to make sure you get the best value for money possible.

Tôi có cần một nhà cung cấp máy chủ chuyên dụng không?

Các máy chủ chuyên dụng là lý tưởng cho các trang web có lưu lượng truy cập cao và các công ty từ giữa đến lớn quản lý nhiều dữ liệu. Họ không có giá rẻ, nhưng họ cung cấp hiệu suất và kiểm soát vô song, điều này khiến họ trở thành một khoản đầu tư đáng giá nếu bạn có ngân sách.

Nếu bạn đang điều hành một blog nhỏ hoặc trang web kinh doanh có lượng lưu lượng truy cập hàng tháng hạn chế và bạn không cần sự linh hoạt hoàn toàn và kiểm soát máy chủ của riêng mình, bạn có thể nên sử dụng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chung.

Nếu bạn không có ngân sách cho một máy chủ chuyên dụng nhưng bạn đã vượt qua lưu trữ chia sẻ, VPS là một trung bình tuyệt vời giữa hai người.

Với các gói VPS, bạn sẽ vẫn chia sẻ tài nguyên với các trang web khác. Tuy nhiên, không giống như lưu trữ được chia sẻ, bạn sẽ có máy chủ riêng ảo của riêng mình, đây là một đơn vị hoàn toàn khép kín trong máy chủ vật lý.

Điều này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn, tăng cường bảo mật và thường hiệu suất tốt hơn, trong khi vẫn tốn một phần nhỏ giá của một máy chủ chuyên dụng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa VPS và lưu trữ chuyên dụng ở đây.

Nếu không có điều nào ở trên là phù hợp, bạn cũng có thể muốn xem xét lưu trữ đám mây. Đây là một loại kế hoạch lưu trữ tương đối mới rất linh hoạt và có thể mở rộng. Nó trở thành một lựa chọn lưu trữ ngày càng phổ biến và dự kiến ​​sẽ tăng hơn 18% mỗi năm.

Tôi nên chi bao nhiêu cho việc lưu trữ chuyên dụng?

Chi phí lưu trữ chuyên dụng có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào gói bạn đăng ký. Bạn nên chi tiêu ít nhất 50 đô la ở cuối thị trường hoặc 300 đô la+ ở đầu thị trường.

Điều chính ảnh hưởng đến giá thường là tài nguyên máy chủ. Điều này bao gồm các yếu tố như:

  • ĐẬP. Lượng RAM bao gồm trong kế hoạch lưu trữ chuyên dụng của bạn sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Nó có thể chỉ bằng 4 GB RAM đến 64GB RAM, hoặc nhiều hơn.. The amount of RAM included in your dedicated hosting plan will impact the price. It can be as little as 4 GB of RAM to 64GB of RAM, or more.
  • Băng thông. Điều này cho bạn biết bao nhiêu dữ liệu mà trang web của bạn có thể chuyển đến khách truy cập trang web của bạn. Nó thường được đo bằng lao và có thể chỉ từ 5 TB đến 100 TB/tháng. Các kế hoạch lưu trữ chuyên dụng tốt nhất sẽ cung cấp băng thông không có không có mũ cứng.. This tells you how much data your website can transfer to your website visitors. It’s typically measured in TB and can be as little as 5 TB to 100 TB/month. The best dedicated hosting plans will offer unmetered bandwidth with no hard caps.
  • Kho. Lưu trữ dữ liệu là một yếu tố khác sẽ tác động đến giá cả. Càng nhiều dữ liệu bạn cần lưu trữ trên tài khoản lưu trữ của mình, bạn càng cần chi tiêu.. Data storage is another factor that will impact the price. The more data you need to store on your hosting account, the more you’ll need to spend.

Suy nghĩ cuối cùng

Tìm nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất là khó khăn vì trước tiên bạn cần quyết định loại dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng mà bạn cần.

Được quản lý đầy đủ là một lựa chọn tuyệt vời cho các chủ sở hữu trang web cần sức mạnh của một máy chủ chuyên dụng nhưng không phải là sự linh hoạt. Điều này có thể là do thiếu kiến ​​thức kỹ thuật hoặc thiếu thời gian đơn giản. is a fantastic option for site owners who need the power of a dedicated server but not the flexibility. This could be due to a lack of technical knowledge or a simple lack of time.

Được quản lý bán là tuyệt vời vì những lý do tương tự, ngoại trừ loại lưu trữ này mang lại cho bạn hoặc nhà phát triển web của bạn linh hoạt hơn một chút khi cấu hình máy chủ đi. is great for the same reasons, except this type of hosting gives you or your web developer a little more flexibility as far as server configuration goes.

Không được quản lý là lựa chọn lý tưởng cho các nhà phát triển cần sử dụng các hệ điều hành và cấu hình máy chủ mà họ chọn khi họ xây dựng các trang web và ứng dụng từ đầu và tối ưu hóa chúng. is the ideal choice for developers who need to use the operating systems and server configurations of their choosing as they build websites and applications from the ground up and optimize them.

Xem xét thông số kỹ thuật sau đó. Một số máy chủ có năng lực thấp cho thông số kỹ thuật, có thể là một vấn đề nếu bạn hoặc khách hàng của bạn dự đoán cần phải duy trì hàng triệu người dùng đồng thời hoặc chạy các thiết lập ứng dụng phức tạp.

Bạn chắc chắn có thể xem xét ngân sách, đặc biệt nếu bạn cần thu hẹp các lựa chọn của mình. Tuy nhiên, vì bạn rất có thể đang xem xét loại lưu trữ này để cung cấp năng lượng cho các trang web và ứng dụng lưu trữ tài nguyên cao, bạn nên dựa trên các lựa chọn của bạn trên các máy chủ có thể duy trì nhu cầu cụ thể của bạn.

Xem xét nhu cầu của doanh nghiệp của bạn và tìm nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất sẽ dễ dàng hơn.


Tiết lộ: Nếu bạn mua thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi, chúng tôi có thể làm hoa hồng.If you buy through links on our site, we may make a commission.

Lyn là nhà văn kỹ thuật thường trú của chúng tôi, dựa vào nhiều năm kinh nghiệm tạo ra nội dung có tác động cao cho các doanh nghiệp. Lyn là một nhà văn tự do cho thuê. Liên lạc với cô ấy tại Lynwildwood.com.

Những người lưu trữ chuyên dụng nào là tốt nhất?

Dịch vụ lưu trữ chuyên dụng tốt nhất năm 2022.

Công ty lưu trữ máy chủ tốt nhất là gì?

Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng tốt nhất..
Bluehost - Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chuyên dụng tổng thể tốt nhất ..
Ionos - Tốt nhất cho khả năng chi trả ..
Hostgator - Tốt nhất cho các trang web lớn hơn ..
Inmotion - Tốt nhất cho phạm vi tính năng ..
Lưu trữ A2 - Tốt nhất để lưu trữ ..
Dreamhost - plugin miễn phí cho WordPress ..

Những công ty sử dụng máy chủ chuyên dụng?

Cách quyết định nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ chuyên dụng nào là tốt nhất cho bạn.

Tôi có thể mua một máy chủ chuyên dụng không?

Khi bạn mua một máy chủ chuyên dụng để lưu trữ, bạn sẽ nhận được một máy chủ vật lý với mức độ truy cập cao nhất cũng như tự do hoàn toàn đối với việc sử dụng của nó.Không giống như VPS đám mây, không có lớp ảo hóa với các máy chủ lưu trữ chuyên dụng để tất cả các tài nguyên vật lý của nó có sẵn cho bạn.. Unlike a Cloud VPS, there is no virtualization layer with Dedicated Hosting Servers so all its physical resources are available to you.