Ăn có ... chơi có

Những câu tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta từ xưa đến nay truyền đời cho con cháu mình chưa bao giờ là lỗi thời, chưa bao giờ là mất đi giá trị nguyên bản. Câu tục ngữ “Ăn có chừng, chơi có độ” cũng được cha ông ta truyền lời răn dạy cho con cháu về văn hóa sống, cách cư xử cần có của mỗi người về nếp sống trong cuộc sống, rất đáng cho chúng ta học hỏi.

Ăn là nhu cầu về vật chất và chơi là nhu cầu của tinh thần. Nghĩa “Ăn” ở đây biểu thị trong cách ăn uống cũng cần có chừng mực, biết cách cư xử trong văn hóa ăn uống như biết kính trên nhường dưới, biết ăn trông nồi ngồi trông hướng, không tham ăn. Chơi thì cũng cần phải có chừng mực, biết chơi để giải trí, để giảm bớt căng thẳng mệt mỏi để giảm căng thẳng và để có năng lượng làm việc  nhưng cùngcần biết chơi đúng lúc đúng chỗ, chơi có điểm dừng, không nên quá ham chơi, coi việc chơi và giành thời gian chơi nhiều hơn thời gian học tập và làm việc. Như vậy là không có tốt, không nên.

“Ăn có chừng, chơi có độ” ở đây chỉ đến sự chừng mực theo nghĩa nói chung nhất. Trong bất kì hoạt động nào của con người cũng cần phải có sự chừng mực, có sự dung hòa, đừng để vượt quá giới hạn như vậy là không tốt, cần có ý thức kiềm chế bản thân, tự chủ được bản thân, có như vậy con người mới hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân mình

Trong ăn uống, cách người ta ăn uống ra sao cũng rất dễ rơi vào tầm ngắm so sánh, đánh giá của người khác. Nếu ăn uống tham lam, trông thấy thức ăn là không còn thiết nghĩ ngợi đến người xung quanh là một cái tật rất xấu. Trong việc chơi, nếu ham chơi đến mức quên hết mọi thứ xung quanh thì công việc sẽ tính sao. Bất kể cái gì trong cuộc sống, không chỉ trong ăn uống, vui chơi, nếu không có sự chừng mực, điều độ thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn, có khi là cả những rắc rối không đáng có.

Trong ăn uống, nếu một người bị bệnh mà không biết kiêng cữ thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào không nên ăn thì chắc chắn bệnh tình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong thời đại ngày nay, chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm được báo chí, truyền thông râm ran hàng ngày hàng giờ, nếu con người không chú ý đến vấn đề vệ sinh, cứ ăn tạp, cái gì cũng ăn thì rất dễ gây tình trạng ngộ độc thực phẩm, rấ ảnh hưởng đến sưc khỏe

Cũng nói về mặt trái của xã hội hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng, các hoạt động vui chơi giải trí ngày càng nhiều và đầy đủ phong phú thể loại thì những thú chơi như online facbook, chơi game, nghiện phim… đến mức quên ăn quên ngủ của một bộ phận giới trẻ hiện nay là rất đáng lên án. Ăn uống chừng mực giúp chúng ta có sức khỏe tốt, vui chơi có chừng mực để biết căn bằng với việc học tập, vui chơi. Ăn uống vui chơi điều độ cũng khiến cho con người có tinh thần hơn trong các hoạt động của cuộc sống.

Xem thêm:  Hướng dẫn làm văn nghị luận bàn về việc học sinh chưa thích học môn Ngữ Văn – Tập làm văn 9

Sống có chừng mực cũng là một biểu hiện của người trưởng thành, biết suy nghĩ trước sau trong ngoài. Sống có chừng mực cũng giúp cho con người ta trong việc rèn luyện nhân cách, để hoàn thiện bản thân mình sống tốt hơn. Sống có chừng mực bạn có thể hòa đồng được với tất cả mọ người, cũng có thể trở thành tấm gương tốt cho mọi người noi theo. Biết chừng mực trong ăn chơi, ngủ nghỉ lao động cũng là biểu hiện của người chủ động trong cuộc sống của chính bản thân mình, như vậy con đường thành công phía trước là rất rộng mở cho người biết tự nắm bắt cuộc sống, cơ hội sống của chính mình.

Sống chuẩn mực không phải là khả năng thiên bẩm nhưng cũng là phẩm chất có thể rèn rũa, phát triển, nhưng điều quan trọng vẫn là ở bản thân của mỗi người. Phải tự ý thức tiết chế cảm xúc của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hãy luôn nhắc nhớ mình nhớ đến câu tục ngữ giản dị: “ Ăn có chừng, chơi có độ” để cho mình bản năng ý thức về trách nhiệm phải tiết độ trong cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ: Ăn có chừng, chơi có độ – Bài làm 2

Chắc hẳn rằng trong những câu tục ngữ của cha ông ta ngày trước để lại mà nó lại không mang được những nét ý nghĩa nhất định. Và câu tục ngữ đặc “ăn có chừng, chơi có độ” cũng đã gửi gắm một trong những bài học đáng để đời và đáng lưu tâm cho chính chúng ta hiện nay.

Câu tục ngữ “Ăn có chừng, chơi có mực” như đã nhằm dạy dỗ con cháu bao đời nay. Đó được xem chính là một nét tinh hoa văn hóa dường như cũng đã ăn sâu vào nếp sống của các bậc tiền bối ngày trước và câu tục ngữ thật rất đáng cho chúng ta học hỏi. Ta như thấy được tuy câu tục ngữ này không phải là bài học đầy đủ nhất về sự tiết độ và có sự phân chia rõ ràng hay là được phân tiết rạch ròi, Nhưng ta lại có thể khẳng định chắc nịch rằng chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa sâu xa của bài học về sự tiết độ ở trong câu tục ngữ này.

Qủa thật rằng cũng chỉ với một câu tục ngữ ngắn gọn gồm sáu chữ “ăn có chừng, chơi có độ”. Thông qua đó nó như lại đã hàm chứa hai hoạt động sống của con người. Với hai từ “ăn – chơi” nếu như chúng ta mà hiểu cách sâu rộng hơn đó chính là từ “ăn” đã được biểu thị nhu cầu “thể xác”. Còn đối với từ “chơi” biểu thị nhu cầu về “tinh thần” của con người. Tựu chung lại ta như thấy được hai từ “ăn – chơi” nếu như mỗi chúng ta mà hiểu về mối tương quan trong hoạt động sống, thì ta như thấy được chính từ “ăn” biểu thị mối “tương quan mình với chính mình”. Quan trọng hơn nữa ta như thấy được chính từ “chơi” biểu thị “tương quan mình và người khác”. Chỉ với hai cụm từ “có chừng” và “có độ” nó chính là toàn bộ ý nghĩa của từ “tiết độ” dường như cũng đã được gói ghém, được biểu thị qua câu tục ngữ. Nếu như theo từ điển tiesng Việt thì ta như hiểu được “Tiết” được có ý nghĩa là dè dặt, kiềm chế, chừng mực, không cho quá đà lên. Còn đối với từ “Độ’ thì nó lại có ý nghĩa là điều độ, cân bằng. Thông qua đây ta như hiểu được “Tiết độ” chính là một việc làm có ý thức kiềm chế, cũng như là nói về những sự dung hòa cho có chừng mực, đó cũng chính là những sự cân bằng các hoạt động sống, tránh thái quá hoặc bất cập.

Xem thêm:  Đề 18: Hãy thay lời bé Thu kể lại kỉ niệm Thu gặp cha sau tám năm xa cách – Bài văn chọn lọc lớp 9

Như vậy, con người chúng ta như thấy được chính câu tục ngữ đặc sắc trên, nếu như chúng ta  mà lại hiểu cách nôm na ra đó chính là bài học của ông cha ta gửi gắm về cả tiết độ. Nói một cách rõ hơn ta như thấy được ông bà ta dạy cho con cháu mình đó là một bài học về sự tiết độ trong cuộc sống. Con người như phải tiết độ trong các hoạt động về thể xác cũng như tinh thần. Hơn thế nữa cũng như là phải tiết độ trong hoạt động từ nơi chính bản thân mình cũng như trong tương giao xã hội. Chính với việc mượn câu tục ngữ trên chúng ta tìm hiểu thêm bài học về sự tiết độ được các bậc tiền nhân ngày trước dường như cũng đã diễn tả qua tục ngữ, ca dao, dân ca.

Qua câu tục ngữ ta như thấy được khi chúng ta cũng cần phải có sựu điều tiết và tiết chế bản thân. Cái gì thái quá thì cũng không tốt. Ăn phải có chừng nếu như ăn quá no hay quá đói cũng không được, nhất là đến những chỗ đông người thì vấn đề này lại càng được lưu tâm hơn bao giờ hết. Chắc hẳn chúng ta cũng đã thấy các bậc tiền nhân trước đây cũng có căn dặn chúng ta đó chính là “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Cho nên việc ăn uống ý tứ cũng cần thiết đối với chúng ta. Hãy ăn vừa đủ thấy người khác ăn như thế nào thì cũng phải có thái độ ăn cho đúng mực. Khi ngồi ăn với các bận già cả, người có tuổi thì phải kính trên nhường dưới. Không được ăn một cách thiếu đi ý tứ. Bởi chỉ cần nhìn thấy cách chúng ta ăn người ta cũng có thể đánh giá bạn là một người như thế nào.

Còn “Vui có mực” cũng được chúng ta ngày nay sử dụng nhiều, nó mang đúng ý nghĩa tường minh. Tất cả các cuộc vui chơi lành mạnh khi và chỉ khi nó có điểm dừng. Ví dụ về việc căn thời gian cũng đánh giá được phẩm chất của con người. Không nên chơi thâu đêm suốt sáng không có điểm dừng. Và phải biết chơi như thế nào, khi chúng ta còn hạn hẹp về kinh tế thì cần lựa chọn những điểm vui chơi phù hợp. Không được phu phí chỉ vì sĩ diện của chính mình. Đặc biệt hơn khi bạn “chơi đúng mực” thì mọi người cũng sẽ đánh giá nhân cách cũng như tiết độ của bạn cao hơn đó.

Qua lời dạy của ông cha ta, ta như thấy được câu tục ngữ đúng đắn cho đến tận bây giờ “Ăn có chừng, chơi có mực” như là một cách thể hiện tiết độ, nhân phẩm của con người. Đồng thời cho thấy được họ là người như thế nào trong cách giữ gìn những tiết độ đó.

Giải thích câu tục ngữ: Ăn có chừng, chơi có độ – Bài làm 3

Kho tàng ca dao tục ngữ như một túi khôn để đời cho chúng ta những bài học sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc sống. Với câu tục ngữ “Ăn có chừng, nói có mực”cũng vậy.

Như chúng ta đã nói trong nhiều bài ca dao thì “ăn” và “chơi” là hai vấn đề trong nhu cầu hưởng thụ của mỗi con người. Trong đó “ăn” là nhu cầu đáp ứng về thể xác mà “chơi” là hoạt động đáp ứng về tinh thần, nhằm vui chơi giải trí. Xét trong mối quan hệ tương quan thì ăn có mối quan hệ mật thiết đến chính bản thân nhiều hơn còn chơi là trong mối tương quan với người khác. “Ăn có chừng” tức là ăn uống có chừng mực nhất định, có giới hạn và “Chơi có mực” cúng tương tự như vậy. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là nhằm nó về hoạt động có chừng mực, sự cân bằng giữa các hoạt động trong cuộc sống.

Xem thêm:  Bình luận về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Trong cuộc sống cái nào vừa đủ cũng tốt hơn là thừa hoặc thiếu. Chúng ta cần phải biết điều tiết, tiết chế tất cả những nhu cầu, ham muốn của bản thân bởi cái gì thái quá cũng không tốt đẹp. Đơn cử như khi chúng ta ăn uống hằng ngày thì chỉ cần no vừa đủ, không nên để đói hay ăn cố cho hết. Nhất là khi chúng ta làm khách, hay có mặt ở nơi đông người thì phong thái, cách ăn uống càng phải chú trọng. Chúng ta chắc hẳn đều đã được ông bà, cha mẹ dặn dò rằng phải  “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” rồi. Khi ăn uống phải có chừng mực, có sự quan sát, lưu tâm đến những người xung quanh, không nên ăn hùng hục, “Ăn như rồng leo”. Khi ăn uống có người già hay trẻ con thì cũng phải lưu ý kính trên nhường dưới, mời mọi người trước khi ăn, không nên cười đùa, để bát đũa phát ra tiếng động lớn trên bàn ăn… Có thể thấy ăn uống có rất nhiều những quy tắc nên “chừng” ở đây không chỉ mỗi lượng thức ăn mà còn thể hiện cái chuẩn mực, việc thực hiện quy tắc. Đây là điều rất quan trọng vì người ta thường đánh giá người khác qua cách ăn uống, nói chuyện.

Bên cạnh “Ăn có chừng” thì vui chơi cũng phải có “mực” nhất định. Vẫn biết rằng trong cuộc sống có những áp lực về công việc, học tập, gia đình mà chúng ta cần vui chơi, giải trí để xua tan những ưu phiền, lo âu. Tuy nhiên vui chơi cũng phải có chuẩn mực nhất định. Tất cả những cuộc vui chơi được xem là lành mạnh khi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe, không trái với luân thường, đạo lý và trái pháp luật và hơn nữa là phải có điểm dừng, có thời gian cụ thể. Việc chọn thời điểm để kết thục cuộc chơi cũng thể hiện một phần bản chất con người. Vui chơi để giải trí chứ không phải lấy đi cả thời gian ngủ nghỉ chính vì thế chơi thâu đêm, suốt sáng là một điều không nên. Chơi có mực còn là vui chơi nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Giới trẻ ngày nay thường đua đòi, a dua theo những trào lưu, trò chơi mà cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Hay trong quá trình giao thoa văn hóa Đông – Tây thì có rất nhiều trào lưu từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thậm chí là biến đổi theo chiều hướng xấu trở thành mối nguy hại cho lớp trẻ nếu chúng ta bị dụ dỗ sa đà vào để hưởng thụ. Đứng trước những nguy cơ đó chúng ta cần phải có tri thức, tỉnh táo để phán đoán và học cách từ chối trước những lời mời gọi, dụ dỗ từ những người khác. Qua đó thể hiện lập trường riêng của bản thân, không để những điều này ảnh hưởng đến học tập và công việc thường ngày.

Như vậy chúng ta thấy được những ý nghĩa nằm trong câu tục ngữ mà ông cha ta gửi gắm. Đó là một bài học về sự điều tiết giữa công việc, nhu cầu tất yếu và vui chơi giải trí của con người. Con người cần phải điều tiết, thực hiện có tiết độ cả về hoạt động thể xác lẫn tinh thần. “Ăn” với “chơi” đúng mực như một cách để thể hiện nhân cách, phẩm chất của chúng ta.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Ăn có chừng, chơi có độ" hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé.