Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến môi trường nước

Trước đây, đồng bào Vân Kiều và Pa Cô ở miền núi tỉnh Quảng Trị ít sử dụng thuốc BVTV trong canh tác cây trồng. Nhưng vài năm trở lại đây, khi các loại thuốc BVTV được bày bán tràn lan với giá rẻ và cho hiệu quả thấy rõ đối với cây trồng, cho nên người dân đua nhau mua về sử dụng. Theo chị Hồ Thị Tương, ở xã Thuận [Hướng Hóa]: Ngày trước, để phát sạch cỏ trên diện tích 1 ha nương rẫy phải mất từ 15 đến 20 ngày công lao động, nay sử dụng một gói thuốc diệt cỏ có giá khoảng 70.000 đồng, một người bơm phun trong khoảng một giờ sẽ làm sạch các loại cỏ trên diện tích tương tự. Nhanh và giảm bớt công sức, đó là lợi ích trước mắt nhưng ít người ở địa bàn miền núi này biết rằng, việc dùng thuốc diệt cỏ để canh tác một cách tràn lan đã gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước.

Thuốc diệt cỏ sau khi đưa vào sử dụng, một phần thẩm thấu qua đất, phần lớn theo mưa trôi xuống các con sông, suối và ao, hồ, làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của người dân... Ðiều đáng lo ngại là hiện nay, phần lớn người dân miền núi đang dùng loại thuốc diệt cỏ Paraquat có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho động vật và con người. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đưa loại thuốc này vào danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.

Ði dọc theo các khe, suối trên địa bàn các xã vùng Lìa [Hướng Hóa], chúng tôi thấy người dân vứt vỏ, chai thuốc BVTV rất nhiều, trong khi hầu hết nguồn nước sinh hoạt của bà con ở đây được lấy từ nước suối. Suối Pa Ráp, ở xã Pa Tầng [Hướng Hóa] là nơi đầu nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân các bản làng ở thung lũng phía dưới. Suối chảy từ một ngọn núi cao vòng quanh các quả đồi đổ về xuôi, chung quanh đồi là các rẫy sắn của người dân địa phương. Nước ở con suối này gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng bởi sự ô nhiễm của nó, nhưng họ vẫn phải sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này cho thấy một số người dân còn thiếu hiểu biết và thiếu ý thức về hậu quả nghiêm trọng của việc bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV bị vứt bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

Anh Hồ Văn Hơ, ở xã A Túc [Hướng Hóa] cho biết: "Mỗi vụ sắn, tôi bơm thuốc hai lần để diệt cỏ, vào lúc mới trồng và lúc cây sắn cao khoảng 0,5 m. Ngoài ra, lúc nào cây có dấu hiệu sâu bệnh thì phun thuốc trừ sâu, phun xong thì ra suối rửa bình cho sạch sẽ. Ở đây ai cũng làm vậy cả”. Anh Hơ hoàn toàn không biết thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu bệnh đó có hại cho sức khỏe con người, bởi con suối đó cũng là nơi gia đình anh lấy nước về để dùng hằng ngày.

Anh Hồ Văn Ðình, ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp [Ða Krông] lại lo lắng cho biết: "Công trình nước sạch trên địa bàn bị hỏng cho nên hơn 5 năm nay, người dân ở thôn Xa Vi phải dùng nguồn nước từ các khe, suối. Biết là nguồn nước bị ô nhiễm thuốc diệt cỏ do người dân phun tại các nương sắn bên suối và súc rửa bình bơm nhưng chúng tôi vẫn phải lấy để tắm rửa, sinh hoạt chứ cũng không biết lấy nước ở đâu ra nữa".

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 190 cơ sở bán các loại thuốc BVTV, nhưng mới chỉ có 90 cơ sở được cấp phép. Hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc diệt cỏ, trừ sâu không có giấy phép đều không bảo đảm các tiêu chuẩn về kinh doanh thuốc BVTV. Việc kiểm tra, xử phạt những cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trái quy định cũng rất khó khăn, vì một số điểm kinh doanh thuốc không được bày bán công khai. Khi có cơ quan chức năng kiểm tra, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đã giấu hết các loại thuốc không có nhãn mác rõ ràng...

Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương cho biết: Người dân ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ. Việc lạm dụng các loại thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng lẫn người sinh sống chung quanh, tồn dư các loại thuốc BVTV sẽ tích lũy trong cơ thể người và gây nên một số loại bệnh. Việc quản lý, thu gom bao bì thuốc BVTV của người dân cũng chưa được quan tâm; vỏ bao, chai đựng thuốc vứt bừa bãi trên nương rẫy, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Qua tìm hiểu, tại các xã vùng Lìa [Hướng Hóa] có nhiều trường hợp phụ nữ sinh non do thường xuyên tiếp xúc, sinh sống ở vùng đất sử dụng thuốc diệt cỏ. Nhiều y sĩ, bác sĩ làm việc tại các trạm y tế ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông cũng cho biết, thời gian gần đây, một số người dân đến khám bệnh cho biết, họ bị choáng sau khi bơm thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại thuốc BVTV mà không mang đồ bảo hộ…

Từ thực tế nêu trên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Trị cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân miền núi về tác dụng và tác hại của thuốc BVTV. Khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thuốc BVTV mà tích cực sử dụng biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch để phòng, trừ dịch hại, giảm sự lệ thuộc vào thuốc hóa học. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những người buôn bán các loại thuốc cực độc có chứa hoạt chất 2.4D và thuốc diệt cỏ Paraquat.

Các cơ quan chức năng và địa phương cần đầu tư xây các bể xử lý vỏ thuốc BVTV tập trung ở nương rẫy để thu gom, xử lý vỏ thuốc, qua đó tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân sử dụng đúng thuốc BVTV, không chỉ bảo vệ tốt mùa màng mà còn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và
cộng đồng.

Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN HAI

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚCTrường: CĐSP Hà NamLớp: Sp Sinh-KTNN k16Người thực hiện: Nguyễn Thị ThanhNguyễn Hồng NhungPhần lớn người trồng cây nông nghiệp đều phải tiếp xúc với thuốc Bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng, nông sản… Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây độc hại đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi trường sống và hệ sinh thái.1. Dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật- Dư lượng của thuốc BVTV là phần còn lại của hoạt chất, chất mang, các chất phụ trợ khác cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp chất; có khả năng gây độc; còn lưu trữ một thời gian trên bề mặt của vật phun, trong môi trường, dưới tác động của hệ sống và yếu tố ngoại cảnh.Thuốc BVTV- Dư lượng của thuốc BVTV có thể tồn tại trên và trong các bộ phận khác nhau của cây, của nông sản, trên lớp đất mặt, lớp đất sâu và mach nước ngầm.- Thời gian tồn tại của thuốc tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và điều kiện ngoại cảnh.- Nghiên cứu dư lượng thuốc sẽ giúp ta xây dựng hệ thống biện pháp để có thể hạn chế tác hại của thuốc BVTV đến hệ sinh thái và đời sống con người.2. Tác động của thuốc BVTV Các dạng thuốc BVTV phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần, còn một phần được giữ lại trong đất, nước và phân giải dần dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thuốc bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các loài động vật sống dưới nước. Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển, cất giữ, sử dụng, do việc tiêu hủy, xử lý các chất thải thuốc BVTV không đảm bảo an toàn; do việc rửa các thiết bị, dụng cụ có dính thuốc bừa bãi ở mọi nơi; do sử dụng thuốc quá liều và phun thuốc trong khi có gió to hoặc dùng thuốc ở sát ngay những khu vực nhạy cảm như nguồn nước sinh hoạt, nơi đông dân cư.2.1. Thuốc BVTV và đất đai trồng trọt- Đất là nơi tàng trữ dư lượng thuốc BVTV sau khi sử dụng.- Hợp chất Asen là một trong những hợp chất được sử dụng nhiều để trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, sử dụng hợp chất này mặc dù rất hiệu quả trong việc trừ sâu nhưng asen đã tồn tại trong đất với lượng rất lớn làm cây trông cằn cỗi, năng suất giảm sút, cây bị chết, dư lượng tồn tại trong nông sản, gây độc, không sử dụng được…V thu c BVTV v t b a bãi ra ỏ ố ứ ừmôi tr ng nh h ng đ n môi ườ ả ưở ếtr ng đ tườ ấĐể đánh giá khả năng tồn tại của thuốc BVTV ở trong đất, người ta thường dùng hệ số thời gian bán phân huỷ, ký hiệu là DT50Thời gian bán phân hủy là thời gian được tính bằng ngày, tháng hoặc năm kể từ khi thuốc được đưa vào đất, đến khi một nửa số lượng thuốc đó được phân hủy.Các thuốc BVTV khác nhau có thời gian bán phân hủy khác nhau.Trị số DT50 chỉ phản ánh đúng trong những điều kiện thí nghiệm rất hạn hẹp và cuối cùng dễ làm cho người ta ngộ nhận thuốc BVTV không tồn tại quá lâu trong môi trường.2.2. Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật sống trong đất-Sinh vật sống trong đất có nhiều loài, có vai trò rất quan trọng trong quá trình tái tạo vật chất, cải tạo đất, duy trì độ màu mỡ của đất-Các thuốc trừ sâu và một số thuốc trừ nấm có thể làm giảm số lượng cá thể trong một loài trong quần thể bét, giun đất ngay trong nồng độ thông dụng. Ảnh hưởng dài ngắn, nặng nhẹ có thể rất khác nhau tùy thuộc loại thuốc, liều lượng xử lý và điều kiện ngoại cảnh cũng như thành phần hệ sinh thái.+ Một số thuốc trừ sâu, ở nồng độ bình thường chẳng những không gây hại mà còn làm tăng số lượng động vật không xương sống có ích sống trong đất.+ Các thuốc trừ nấm ảnh hưởng mạnh đến các vi sinh vật có ích như vi khuẩn nitrat và nitrat hóa… Những VSV kháng nấm lại chống chịu được các thuốc trừ nấm và vi khuẩn.-Các thuốc trừ cỏ tác động đến hệ sinh vật sống trong đất tùy theo loại thuốc, nhóm sinh vật, liều lượng diệt cỏ và điều kiện ngoại cảnh.2.3. Tác động của thuốc BVTV đến động vật sống trong nước và trên cạnKhi phun thuốc trên ruộng, một phần không nhỏ thuốc BVTV bị gió cuốn đi xa, gây ô nhiễm môi trường ở khu vực xử lý và các vùng phụ cận, tác động rất mạnh đến quần thể sinh vật ở nơi đó.- Tùy theo khả năng biểu thi sự độc mà người ta chia ra làm hai nhóm: + Trúng độc cấp tính: là kết quả của sự ngộ độc trầm trọng khi chất độc xâm nhập với lượng lớn vào cơ thể sinh vật, phá hủy mạnh các cơ quan và chức năng sống của sinh vật và thể hiện các triệu chứng trúng độc rõ rệt và sinh vật có thể bị chết. Sự ngộ độc cấp tính thường được thấy rõ ở người chuyên sản xuất, gia công, phân phối và sử dụng thuốc BVTV; gây độc và chết cho ong, thiên địch, cá và các sinh vật khác ở khu vực xử lý thuốc.+ Trúng độc mãn tính: là kết quả của sự tích lũy các chất độc trong cơ thể sinh vật khi sinh vật tiếp xúc với các chất độc nhiều lần, ở liều nhỏ, trong thời gian dài, dẫn đến cá thể đó bị yếu đi, thậm chí có thể chết.Qua thức ăn, nước uống và nhiều con đường khác, thuốc BVTV được tích lũy trong cơ thể tôm cá, trong mỡ, thịt, sữa của gia cầm gia súc, trong cơ thể người, gây ngộ độc mãn tính.- Trên đồng ruộng sự khan hiếm dần các động vật thủy sinh cũng một phần do việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi.Tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề